Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thơ sưu tầm >> Lá Diêu Bông

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 42950
 06/21/2008



Lá Diêu Bông
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien









Lá Diêu Bông


Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Đâu phải Lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn

o0o

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!

-- Rét 1959
Hoàng Cầm






Lá Diêu bông-chuyện tình của Hoàng Cầm và người gái quê Kinh bắc


Photobucket
Hoàng Cầm


Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Tuất (tứ ngày 22/2/1922) tại Bắc Giang, nhưng quê gốc của ông ở Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh, quê hương nổi tiếng cuả Quan họ Kinh Bắc. Yêu thơ văn từ thuở học trò, lớn lên Hoàng Cầm không thích nghề giáo viên nên dấn thân vào con đường kịch nghệ và thi cạ
Từ trước 1945, Hoàng Cầm đã đóng góp không nhỏ cho kịch thơ Việt Nam với hai vỡ Hận Nam Quan và Kiều Loan. Diễn viên Tuyết Khanh đóng vai Kiều Loan, và mối tình thơ mộng đó đã cho ra tác phẩm bằng xương bằng thịt: Kiều Loan. Năm 1954, Tuyết Khanh và Kiều Loan di cư vào nam.
Người bạn đời thứ hai là Lê Hoàng Yến được nối kết sau vài năm xa cách Tuyết Khanh, sau khi thọ bản án Nhân Văn Giai Phẩm, Hoàng Cầm về chung sống cùng người phối ngẫu, mở quán nước ở 43 Lý Quốc Sư, Hà nội, chung sống độ nhật qua ngàỵ
Thơ kháng chiến của ông có bài “Giữ lấy tuổi trẻ”. Nhạc sĩ Hồ Bắc, người đã phổ nhạc bài thơ thật bất ngờ khi nghe nhà thơ Hoàng Hưng hát lại bài hát xưa đầy âm vang ngọt ngào và tình tứ hơn ba mươi năm sau trường ca “Tiếng hát quan họ” (1956) nhà thơ đã tạo ra sự đột khởi lạ lùng trong nghiệp thơ của ông bằng tập “Về Kinh Bắc” và nhiều tập thơ lẽ khác như “Men đá vàng”, “Mưa Thuận Thành”. Cho đến năm 75 tuổi, chọn lọc khoảng 300 bài thơ liên quan đến hình ảnh 13 người đẹp đi vào trái tim với “Thơ Hoàng Cầm - 99 tình khúc”. Theo nhà thơ: “Tôi biết ơn tất cả những người con gái đã đi qua đời tôi, đã gieo gió bão trên cánh đồng thi ca cuả riêng tôi”. Ngay cả khi các tác phẩm này chưa được công bố, nhiều bài thơ đã thành “ngôn truyền” trong công chúng với những “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Mưa Thuận Thành”…
Theo Hoàng Cầm tâm sự thì “Về kinh bắc chính là tập thơ cột sống” của đời ông. Nó là sự chưng cất, kết đọng tinh túy của văn hóa quan họ - kinh bắc, cũng là tinh túy của “văn hóa gốc Việt”. Nhưng chính tập thơ này còn gắn liền với những thăng trầm trong đời thơ tác giả. Tập bản thảo cùng với những minh họa của họa sĩ Bùi Xuân Phái và mẫu bìa của Văn Cao đã “lưu lạc” từ năm 1982 đến nay vẫn chưa tìm lại được. Tập thơ đã được in ra nhờ trí nhớ của tác giả và những người ái mộ thơ ông. Tiến sĩ ngữ văn Trần Ngọc Vương đã tiết lộ là anh vẫn còn giữ được một bản “Về kinh bắc” do chính tác giả chép tay hơn 20 năm trước mà có những chữ khác với những bản in. Câu chuyện “Về kinh bắc” bỗng trở nên cảm động hơn khi nghệ sĩ Lưu Nga đã trình bày một “chùm thơ” trong tập “Về kinh bắc” với một giọng ngâm vàng nhà văn hóa hữu ngọc 84 tuổi tặng nhà thơ Hoàng Cầm tập “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều vừa tái bản và tự hào rằng huyện Thuận Thành của ông đã đóng góp cho đất nước hai nhà thơ lớn là Nguyễn Gia Thiều và Hoàng Cầm. Nhiều văn nghệ sĩ, nhà khoa học và độc giả đã nói lên sự khâm phục và yêu thích thơ Hoàng Cầm cùng với sự kiện định đối với con đường thơ văn vì dân tộc của ông. Nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết anh đã học được văn hóa kinh bắc qua nhà thơ Hoàng Cầm và hát tặng ông bài hát “Tình Trương Chi” mới vừa sáng tác để sưng tụng tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp của người nghệ sĩ.
Nhà thơ Hoàng Cầm cảm động nói: “Nếu không có bạn hữu, không có một công chúng trân trọng thơ ca như ở ta, chắc tôi đã chết lâu rồị Tôi còn sống, còn làm thơ, còn viết văn được là nhờ ơn của tất cả các bạn.

VÀI NÉT VỀ “LÁ DIÊU BÔNG”

Trước kia Hoàng Cầm gắn liền với hình ảnh Kiều Loan. Ngày nay bài thơ Lá Diêu Bông, rất ngắn nhưng làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm, ngay cả hải ngoạị
Lá Diêu Bông là lá tưởng tượng để bày tỏ ẩn tình bi thương, chất ngất. Ân tình đó được phổ biến qua tiếng hát với cung đàn. Làng Đình Bảng, Bắc Ninh tuy là miền quê nhưng cũng là “nơi đàn bà con gái đa tình, sóng sánh mắt lá răm” trông mòn con mắt. Trong bài thơ Lá Diêu Bông, mở đầu, Hoàng Cầm đã viết “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng” để phác hoạ hình ảnh điạ phương với bóng dáng trang phục diễm kiều cuả người gái quệ Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh ở trọ học, trở về thăm nhà gặp người con gái 16 tuổi - tên Vinh - yêu kiều trong chiếc váy bước vào hàng xén cuả thân mẫu Hoàng Cầm. Cậu bé 8 tuổi quá lãng mạn đã bị “tiếng sét ái tình” (coupđe-foudre) (amour subit & violent) ngay tức khắc. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau Hoàng Cầm tâm sự: “Trước mắt tôi, Chị hiện ra rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi như bị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ điù hiu, tỉnh nhỏ… Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng”. Người con gái đó biết được mối tình si cuả cậu bé học trò. Thế nhưng “Chị vẫn dứt áo ra đị Đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi tìm, không thấỵ Biền biệt tăm cá bóng chim…”. Theo Hoàng Cầm, Lá Diêu Bông “là chiếc lá huyền thoại, chiếc lá ngây thơ về một tình yêu đầy mộng mị thời thơ ấu”. Chiếc lá ấy mang theo hình ảnh có thật với Hoàng Cầm: “Tôi còn nhớ mồn một một buổi chiều muà đông… Chị đi về phiá cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ Những dãy nuí xanh xanh mờ xa in hình như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ tìm đồng chiềụ Cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một mình, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng…”.
Mang hình ảnh đó những 25 năm sau, bài thơ Lá Diêu Bông cuả Hoàng Cầm mới ra đờị :


“Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thờ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo:
Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em tìm thấy lá
Chị chau mày: Đâu phải Lá Diêu Bông.
Muà đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãng bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xoe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xoè tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọị
Diêu bông hời … ới Diêu Bông!”.


Bài thơ gọi chị & em vì vậy có nhiều người cứ nhầm tưởng hình ảnh hai chị em gái; thật ra, giữa tác giả với “người tình” nơi cố quận. Lá Diêu Bông ra đời từ năm 1959, bí ẩn đó kéo dài gần 4 thập niên, tác giả mới tâm sự nổi niềm.
Nhạc sĩ cảm tác, rung rộng với hồn thơ để sáng tác. Và, “thiên tình sử” Lá Diêu Bông được nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc Lá Diêu Bông ở hải ngoại vào giữa thập niên 1980 trong tuyển tập “Thấm thoát mười năm” xuất bản năm 1985. Phạm Duy dùng nguyên văn bài thơ để viết nhạc, chỉ bỏ vài câu đầu từ “Váỵ..” đến “Chị bảo”. “Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông… Diêu Bông hời, hời hỡi Diêu Bông” và thêm vào hai câu cuối vào bài hát: “Em đi trăm núi nghìn sông! Nào tìm thấy Lá Diêu Bông bao giờ…”. Nhạc phẩm Lá Diêu Bông này mang âm hưởng sắc thái mới lạ, khó hát nên ít được phổ biến. Đầu thập niên 1990, nhạc sĩ Trần Tiến phổ biến bài này mang âm điệu dân ca, bình dân được nhiều ca sĩ trình bày; vì vậy, đã có nhiều sự nhầm lẫn về tác giả khi nghe bài hát Lá Diêu Bông. Trần Tiến không hiểu được hồn cuả bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:
Trở lại hình ảnh Lá Diêu Bông với tơ lòng nhà thơ đắm say trong trường tình. Với hình ảnh người bạn đời Tuyết Khanh, Hoàng Yến; với cả mười người tình đi qua đời, qua trái tim; hình ảnh người con gái quê Đình Bảng vẫn là “đẹp nhất trần gian” ghê thật. Hoàng Cầm, nghệ sĩ sống thật với cõi lòng. Qua bao nhiêu đau thương, biến động dồn dập trong cuộc sống, Hoàng Cầm vẫn mang nặng tâm hồn nhgệ sĩ, chấp nhận tất cả mọi hệ lụy để sống còn và sáng tác. Trôi nổi giữa cuộc sống phong ba, bão táp, nhà thơ Sông Đuống có lẽ bị hai cú “shock” mạnh nhất là ngày chị Vinh đi lấy chồng lúc 12 tuổi và ngày Bùi Thị Hoàng Yến - đứa con thân yêu nhất - vĩnh viễn ra đi khi 63 tuổi đã làm Hoàng Cầm “hoàn toàn sụp đổ, hàng tháng sau chỉ là cái xác vật vờ, lờ lững mà thôi”!. Đọc Lá Diêu Bông, nghe Lá Diêu Bông … một mối tình đơn phương đầy lãng mạn, một huyền thoại về chiếc lá biểu tượng cho tình yêu chất ngất, rướm máu … chỉ có Hoàng Cầm đam mê, nóng bỏng, lãng mạn cuả kiếp đời nghệ sĩ.
Nếu so sánh Hán Quang Võ đa tình, đa cảm… mẫn mê với thuở Lệ Quyên “thơm như hoa lan”, giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm khúc…) và Dục Đức (Tự Đức) (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, luận ngữ Diễn cạ..) cách nhau một thế kỷ còn mập mờ tranh nhau hình ảnh Thị Bằng - “Đập cổ kính ra tìm bóng cũ. Xếp tàn y lại để dành hơi” - thì Lá Diêu Bông có lẽ tha thiết, nặng tình, bi thương hơn bội phần. Nếu so với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ. Một loại dược thảo, lá dài và nhỏ có tên là Hoàng Cầm; còn lá “Diêu Bông” được vẽ vời theo trí tưởng, theo hình ảnh nào đó đi vào trái tim. Lá Diêu Bông trữ tình, lãng mạn và cũng là định mệnh tình yêu với chân dung nghệ sĩ được tâm tình qua ngôn ngữ và âm thanh. Với “thiên tình sử” Lá Diêu Bông, với Hoàng Cầm, người nghệ sĩ bị chôn vùi tâm hồn lãng mạn qua thời gian lâu dài trong vùng đất ngục tù, cay đắng … Nhưng vẫn giữ được trái tim rực lửa như thuở học trò với người gái quê Kinh Bắc.



Truyện ngắnLÁ DIÊU BÔNG

Gã ngồi tần ngần nghĩ về Vân, cô bạn học cạnh lớp gã. Gã chẳng biết mình bắt đầu rung rinh khi nào, chỉ biết, mỗi lần gặp nhỏ, gã lại thấy tim mình đập loạn xị xì ngầu. Người gì mà dễ thương thế không biết! Hai đứa học chung với nhau hồi cấp hai, lúc đó nhỏ và gã là hai tình địch. Như nước với lửa.

Thế mà giờ đây, khi gặp lại nhỏ, gã hết hồn khi thấy con nhỏ Vân hung dữ như chằn tinh, hay xách guốc rượt gã ầm ầm giờ lại hiền dịu đến vậy. Gặp lại gã, nhỏ Vân đã cười tươi và chào gã, làm gã muốn rụng tim, xém quên cả chào lại. Trời phật thương hay sao mà nhỏ lại dời về gần nhà gã. Nhỏ có thói quen tập thể dục mỗi sáng sớm. Gã là một kẻ lười biếng và ham ngủ. (Dù vậy thân hình của gã không bao giờ bị tăng cân, bọn con gái mà biết thì chắc bái gã làm sư phụ quá!). Nhưng lại bắt đầu đi tập thể dục mỗi buổi sáng, khiến mẹ của gã ngạc nhiên hết sức!Lí do lại vì một đứa con gái.

Hôm nọ, gã quyết định phải thổ lộ tâm tình. Tính của gã rất bộc trực, gã đã nói huỵch toẹt ra. Và nhỏ Vân đã tròn mắt nhìn gã, thằng con trai lùn lùn hồi xưa hay chọc nhỏ. Nhỏ cười lên rồi bảo:

- Đố Nguyên tìm được lá diêu bông đi! Lúc đó Vân mới cho Nguyên câu trả lời!

- Tưởng gì! Dễ ẹc! - Gã đã công bố một câu xanh rờn như thế.

Nhỏ chỉ cười, và nói:

- Vậy thì Vân sẽ đợi đến lúc Nguyên tìm được đã!

Tự nhiên gã lại ghét cái ông nhạc sĩ hồi xưa quá, khi không lại viết: “Em đố ai tìm được lá diêu bông...” làm gì để bây giờ, nhỏ lại cười cười với gã - một nụ cười thoải mái và ngây thơ... vô số tội, và bảo: “Đố Nguyên tìm được lá diêu bông!”. Mà thật sự trên đời này làm gì có lá diêu bông.

Đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, đi ra từ lời hát của ông nhạc sĩ đó. Vậy mà nhỏ lại bảo hắn tìm, thế có khổ không chứ. Cho dù biết là không có loại lá ấy, nhưng gã vẫn phải đi tìm. Gã có kêu trời, trời cũng không thấu, kêu đất, đất cũng không thèm nghe, mà nếu có nghe, thế nào trời đất cũng sẽ đáp trả: “Xì, ai biểu dính vô mấy chuyện tình củm làm chi, giờ thì ráng mà chịu, có tiên nữ giáng trần cũng không giúp được gì ngươi đâu, không lẽ hô biến ra loài cây mang tên diêu bông? Để rồi việc tìm diêu bông sẽ dễ như trở bàn tay, còn gì là hay nữa”. Đó cũng là lời của nhỏ bạn thân của gã, cũng là một đứa con gái đỏng đảnh và xí xọn. Nhỏ Thư đã nguýt gã một cái thật dài, và chu chu cái mỏ lên, ra chiều như gã làm điều gì nghiêm trọng lắm:

- Học không lo học, còn nhỏ mà bày đặt yêu đương nhăng nhít hả?.

Gã nhăn mặt như khỉ ăn ớt, bắt đầu tỏ vẻ bực bội:

- Bà nói thì hay lắm! Chừng nào bà dính vào đi thì biết! Tui có muốn đâu, chỉ tại con tim của tui nó rung động... Ôi chao... Mà cái chuyện quan trọng bây giờ là tui muốn bà giúp tui, khi có một đứa con gái đòi tìm lá diêu bông như vậy, thì con trai phải làm sao mới vừa lòng con gái hả?

Gã gần như nài nỉ và cầu khẩn, không dám bực bội và cau có. Vì nếu cau có với nhỏ, chắc chắn nhỏ sẽ giận dỗi và không thèm giúp gã. Mà nhỏ mà không giúp thì gã biết phải làm sao? Gã chỉ có thể kể tuốt tuồn tuột mọi chuyện của gã cho một đứa con gái duy nhất là nhỏ. Rất nhiều chuyện khác, trên trời dưới đất nhưng đây là lần đầu tiên gã “théc méc” về chuyện tình cảm! Nhỏ là con gái, tất nhiên phải biết rõ cái điều mà con gái muốn, con gái nghĩ rồi. Dù sao gã cũng chỉ là một thằng con trai mê toán khù khờ và mới bắt đầu biết rung rinh thôi mà.

Nhỏ bạn cười rung cả bàn ghế. Gã giận:

- Không giúp thì thôi chứ cười cái gì?

Nhỏ quẹt nước mắt chảy ra hai khóe mi (cười quá chảy nước mắt chứ không phải khóc) vừa trả lời gã:

- Thôi thôi được rồi ông tướng!

Nói rồi nhỏ lấy ngón tay trỏ chỉ vào ngực trái và cái đầu. Xong, nhỏ nói:

- Vậy đó! Ông là người thông minh, tự hiểu đi!

Gã nhíu đôi mày rậm rì như hai con sâu róm để suy nghĩ. Khối óc và con tim. Nhưng nó có liên quan gì đến lá diêu bông?

Gã tự hỏi: “Sao con gái khó hiểu và cầu kì đến thế nhỉ? Việc gì phải bắt người khác tìm này tìm nọ”. Rồi gã lại thở dài, Vân ơi, đường vào tim nàng sao chỉ cần bước qua lá diêu bông thôi sao mà khó quá! Chẳng biết sau lá diêu bông, nàng có bắt gã đi tìm lá diêu... hoa không nhỉ? Gã lại phì cười với cái ý nghĩ đó của mình.

Suốt mấy ngày liền, gã hay nằm suy tư trong phòng, hoặc vác xe đi vòng vòng đến gặp mấy ông già chuyên làm nghề hoa kiểng hỏi về lá diêu bông. Ai cũng cười gã, làm gã quê quá, không thèm hỏi nữa. Mẹ của gã, tất nhiên, nhận ra sự khác thường của thằng con trai yêu của mình. Có khi nào nó chịu ở nhà như vậy đâu. Bữa cơm trưa, gã đột nhiên hỏi ba:

- Ba ơi, ba biết lá diêu bông không ba?

Ba gã tròn mắt nhìn gã:

- Sao con lại hỏi thế?

- À không...

Gã nhanh chóng chối biến. Khuôn mặt của gã đỏ lên một cách bất thường, gã không thích ai biết cái chuyện gã “mên mến” một đứa con gái đâu. Vì gã đã từng thề là “Sẽ không bao giờ yêu ai, không bao giờ lấy vợ! Vì thấy tụi bạn có bạn gái sao mà mệt quá”. Ái chà, thế nào bọn bạn cũng sẽ cười vào mặt gã, khuyên gã nhổ nước bọt để thề lại là: “Dạ cho con thề lại là con rất khoái yêu, và đang yêu hết mình”. Rồi sau đó nữa sẽ là một chầu kem, chầu sinh tố... Và cháy túi.

Ba gã cười phá lên:

- Chắc có đứa con gái nào bắt tìm lá diêu bông rồi đây!

Gã hết hồn vì bị nói trúng tim đen.

- Ngày xưa, má mày từng bắt ba đi tìm cơ đấy!

- Rồi sao ba? - gã hồi hộp.

Cả ba và mẹ gã đều cười. Ba gã nói:

- Thì cố tìm chứ sao con!

Rồi ông chỉ vào ngực trái, y chang nhỏ Thư bạn thân gã. Gã thở dài. Thế là sao nhỉ?

Gã vẫn gặp Vân đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng, khi hai đứa đi tập thể dục. Lần nào gã cũng hỏi:

- Vân ơi, lá diêu bông tìm đâu ra? Thôi Vân đổi cho Nguyên lá khác đi!

Nhỏ Vân mỉm cười lắc đầu, kiên quyết:

- Không! Nếu không tìm được thì tui không trả lời Nguyên đâu!

Gã đành im re. Hơn nữa, gã là con trai, chẳng lẽ có cái việc đi tìm cái lá mà phải xuống nước sao. Còn khuya nhé! Nên gã đã quả quyết mà sau đó thì rầu rĩ:

- Nói đùa với Vân thôi chứ tuần sau, Nguyên nhất định sẽ tặng cho Vân lá diêu bông cho xem!

Nhỏ Vân thích thú:

- Có mới nói nha! Rồi, Vân sẽ đợi cho coi! Hứa lèo thì mai mốt không nói chuyện luôn!

Gã cười tươi, khoe hàm răng đều như bắp:

- Quân tử nhất ngôn mà!

Rồi hai đứa ai về nhà nấy, gã lại bắt đầu đánh lô tô trong bụng. Thời hạn bảy ngày, gã có tìm ra được lá diêu bông không? Gã không thể nhờ nhỏ bạn thân, cũng không thể nhờ ba được, chẳng lẽ với cái đầu thông minh như gã lại không nghĩ ra được cách sao? Với lại, gã thiệt tình vô cùng tự ái khi nhớ lại câu nói của nhỏ bạn: “Tình cảm phải tự mình tìm lấy chứ!”. Vậy thì hãy đợi đấy, gã nhất định sẽ làm được cho xem.

Kể từ cái bữa “lên mặt anh hùng” hôm đó, ruột gan gã gần như lửa đốt. Bình thường, gã mong thời gian trôi qua nhanh nhanh một chút, còn bây giờ gã sợ thời gian đến thế. Còn có mấy ngày nữa là tới ngày đó, gã biết đào đâu cái lá diêu bông?

Gã cứ nằm lì trong phòng và suy nghĩ, vì gã nhớ một nhà văn hay nhà... gì thì gã cũng không nhớ đã từng nói: “Khi bạn bế tắc chuyện gì, hãy yên lặng và suy nghĩ”. Nên gã phải nằm, phải suy nghĩ. Mà cái con người của gã hơi lười, thành ra, khi nằm xuống nghĩ không ra thì ngủ. Còn có hai ngày nữa. Gã chột dạ: “Hay là bữa đó xin lỗi nhỏ? Không được! Thế còn gì là đấng nam nhi?”. Gã cứ đi tới đi lui, lặp đi lặp lại câu nói đó trong đầu.

- Nguyên ơi! Xuống ăn cơm con!

- Dạ!

Thông thường, người ta vì tình mà quên ăn, quên uống, ca dao còn có câu: “Uống nước cầm chừng để dạ thương em” kia mà. Nhưng gã thì phải ăn, thậm chí ăn cho nhiều vào. Bởi vì gã nghĩ “có thực mới vực được đạo”. Hơn nữa, gã không muốn mình bị đau dạ dày sau cái hồi “chuyện tình lá diêu bông”.

Gã “buộc” phải ăn năm chén cơm, khiến mẹ gã phải tròn mắt.

Cho đến cái ngày cuối cùng, nghe tiếng gã “A” lên một tiếng. Và gã bắt đầu khoe với ba gã: “Con đã tìm được lá diêu bông rồi”, sau đó là nhỏ Thư. Gã hì hục trong phòng cả ngày để chuẩn bị cho món quà “lá diêu bông” thật đẹp cho nhỏ Vân. Gã nhấp nháy mắt nghĩ về hành động của nhỏ Thư. Trái tim và khối óc. Sau hôm nay, gã chắc phải khao nhỏ Thư một chầu rồi.

Đúng hẹn, gã gặp Vân và chìa ra món quà được gói rất cẩn thận.

- Lá diêu bông trong đó đó!

- Thiệt không?

- Thiệt chớ! Nguyên có bao giờ xạo với Vân đâu!

Nhỏ Vân cũng không ngờ là gã lại tìm được. Nhỏ hồi hộp lắm khi từ từ mở cái hộp ra. Cái lá ấy thế nào, tròn méo ra sao? Cho đến khi chiếc hộp được mở ra. Trong đó, một chiếc lá bằng giấy hình trái tim, màu hồng, được ép nhựa cẩn thận và có dòng chữ nắn nót: “Lá diêu bông”. Nhỏ Vân mỉm cười:

- Nguyên kiếm đâu ra chiếc lá diêu bông đẹp thế?

HÀ THANH PHÚC




Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm



Lá diêu bông chỉ là một sản phẩm tưởng tượng của Hoàng Cầm. Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh năm 1921, Bắc Ninh, nổi danh vào thập niên 1940, với các tác phẩm kịch nghệ như Lên Đường, Kiều Loan, Viễn Khách, Hận Nam Quan... Lá Diêu Bông là bài thơ đã làm sống lại tên tuổi Hoàng Cầm tại hải ngoại.

Năm Hoàng Cầm lên 8 tuổi, từ tỉnh lỵ trọ học về thăm nhà bị "tiếng sét ái tình" khi gặp người con gái 16 tuổi tên Vinh. Tiếng sét ấy đã đi sâu vào trái tim, gần 70 năm sau, Hoàng Cầm tâm sự: "Trước mắt tôi, chị hiện ra sáng rực rỡ như một thiên thần. Ngay lập tức, hồn tôi bị chị chiếm đoạt đến đau điếng. Kể từ giây phút định mệnh ấy, tôi mê man chị chẳng còn biết trời đất, ất giáp, quên hết học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường số 1, xê xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần của tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đìu hiu, tỉnh nhỏ... Tôi phải lòng chị, cứ thế giăng mắc tơ tình quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi thì chị đi lấy chồng".

Một buổi chiều mùa đông... Chị Vinh đi về phía cánh đồng chiều còn trơ cuống rạ. Hoàng Cầm bí mật, lặng lẽ lần theo, thấy chị thẩn thơ tìm đồng chiều, lẩm bẩm một mình: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông, từ nay ta gọi là chồng...

25 năm sau, năm 1959, bài thơ Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm mới ra đời.

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ cắm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!.

Lá Diêu Bông được Phạm Duy viết thành ca khúc vào giữa thập niên 1980. Đầu thập niên 1990, ở trong nước, Trần Tiến phổ biến bài nầy mang âm điệu dân ca, bình dân. Trần Tiến không hiểu được hồn của bài thơ, ngộ nhận nhân vật, nhưng làm nổi tiếng tên tuổi Lá Diêu Bông:

Lời ru buồn nghe mênh mông, mênh mông, sau lũy tre làng khiến lòng tôi xôn xao.
Ngày lấy chồng em đi qua con đê, con đê mòn lối cỏ về, có chú bướm vàng bay theo em.

Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi, lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn.

Ru em, thời thiếu nữ xa xôi; còn đâu bao đêm trăng thanh, tát gàu sòng vui bên anh.

Ru em, thời con gái kiêu sa, em đố ai tìm dược lá diêu bông, em xin lấy làm chồng...

ÂU DU 40

Bài hát :Chuyện tình Lá Diêu Bông



Lời bài hát :Lá Diêu Bông ( Sao em nỡ vội lấy chồng ) của Trần Tiến

Lời ru buồn nghe mênh mang mênh mang
Sau lũy tre làng khiến lòng tôi xôn xao
Ngày lấy chồng em đi qua con đê
Con đê mọc lối cỏ về
Có chú bướm vàng bay theo em
Bướm vàng đã đậu cây mù u rồi
Lấy chồng sớm làm gì, để lời ru thêm buồn
Ru em thời thiếu nữ xa xôi
Còn đâu bao đêm trăng thanh
Tát gàu sòng, vui bên anh



Ru em thời con gái kiêu sa
Em đố ai tìm được lá diêu bông
Em xin lấy làm chồng



Ru em, thời thiếu nữ xa xôi
Mình tôi lang thang muôn nơi đi tìm lá cho em tôi
Ru em thời con gái hay quên
Thương em tôi tìm được lá diêu bông
Sao em nỡ vội đi lấy chồng ?
(2)
Diêu bông hỡi, diêu bông!
Sao em nỡ vội đi lấy chồng ?







Lời bài hát :Lá Diêu Bông của Phạm Duy

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay tao sẽ gọi là chồng
Tao sẽ gọi là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...
Vài ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày : đâu phải lá diêu bông!
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu nhìn nắng vãn bên sông.

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay tao sẽ nhận là chồng
Tao sẽ nhận là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...

Ngày cưới Chị, em tìm thấy lá
Chị mỉm cười, se chỉ, cắm trôn kim
Chị đã ba con, em tìm thấy lá
Xoè tay, phủ mặt, Chị không nhìn...

Đứa nào tìm được lá diêu bông
Thì từ nay tao sẽ gọi là chồng
Tao sẽ gọi là chồng
Đứa nào tìm được lá diêu bông...
. . . . . .
Từ thuở đó, em cầm chiếc lá
Nơi đầu non cuối bể, em đi
Lời vi vút gió quê lắng gọi
Diêu bông hời hỡi diêu bông
Em đi trăm núi nghìn sông
Nào tìm thấy lá diêu bông bao giờ...




Vọng cổ :Đừng trách Lá Diêu Bông









Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 ladieubongg
 member

 REF: 362533
 06/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Anh Goldsnow ơi,
Bài sưu tầm về Lá Diêu Bông của anh rất đầy đủ và hay lắm!
Nhất là truyện ngắn dễ thương "LDB" của Hà Thanh Phúc.

Theo như bài trên thì Lá Diêu Bông là một chiếc lá chỉ có trong tưởng tượng của Hoàng Cầm (?).
Nếu quả thật như vậy, sao lại có người biết được cả màu của nó(?)...




MÀU LÁ DIÊU BÔNG


Anh mơ màng vẽ cặp lá diêu bông
Bằng ký ức vào khoảng không mơ ước
Trời xanh trong gió reo vang làn nước
Lăn tăn dài hình bóng ngược đơn côi

Vẽ làm sao dáng dấp diêu bông ơi
Trách người dựng cho đời thêm chiếc lá
Thật thân thương thật đơn sơ nhiều qúa
Để khổ người hoài tìm lá diêu bông

Anh ngỡ ngàng mong đợi lá diêu bông
Như mong đợi một tiếng "chồng" yêu mến
Biết nơi nao? nơi nào anh cần đến?
Để hái cho mình chiếc lá diêu bông

Vẽ sao đây cho được lá diêu bông
Là nét điệu của hai vòng tim nóng
Hai lá tim một tình yêu nồng ấm
Anh vẽ lên rồi màu thẫm yêu thương

Thấy không em hoàng hôn tím khôn nhường
Diêu bông vẫn sao xa lường qúa đỗi
Lá tim xưa chẳng bao giờ biến đổi
Màu đỏ chung tình - Màu lá diêu bông



-Đàm Việt Tuyến-


 

 goldsnow142
 member

 REF: 362572
 06/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chào Lá Diêu Bông .


Có lẽ mãi mãi Lá Diêu Bông dù không có thực trên đời vẫn được nhiều chàng trai đi tìm để tặng người yêu .Nó đã trở thành biểu tượng mà chỉ cần nghe nói đến Lá Diêu Bông người ta đã thấy xao xuyến .

Tặng LDB bài hát khaáccũng về Lá Diêu Bông





 

 cafekho
 member

 REF: 362575
 06/21/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Và 1 bài thơ Lá Diêu Bông cũng rất ... hêy..


LÁ DIÊU BÔNG
Váy xếp li bung từng sợi chỉ
"Chị" thẩn thơ đi tìm
Gầm giường
Góc chợ

Chị bảo:
-Thèng nèo mò đặng cái "lá diêu bông"
Từ nay chị sẽ gọi bằng chồng

Hai ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải " lá diêu bông"

Tiện tay em chỉ vào quần
"Vừa lông vừa lá chị lấy không???"

(copy)
---


 

 goldsnow142
 member

 REF: 450578
 05/22/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nhà thơ Hoàng Cầm và những "chiếc lá diêu bông"

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giờ, ông cũng không đếm được đã có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đã "bay" qua đời mình" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi là người rất quý trọng tình yêu"...

Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi giời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.

“Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi lồng, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…”, những “Đêm Thổ”, “Đêm Kim”, Đêm Mộc”…, những chiếc “Lá diêu bông”, cỗ xe hồng và “Cây tam cúc”… dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi…

Hoàng Cầm - vị thuốc đắng

Thưở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Mẹ của cậu, một cô “hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng”, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.

Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.

Tuy nhiên, cái “máu” mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì “kiêm” luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội…

Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là “sự kiện” 1958, khi Hoàng Cầm “uống” phải “vị thuốc đắng” của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.

Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.

Si tình như thuở mới mười hai!

Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những “cố sự” đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, “mê” cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.

“…Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành “Lá diêu bông”.

Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng”. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).

Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...”. Bài thơ “Lá diêu bông” ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép”…

Cùng với “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Quả vườn ổi”… tập thơ “Về Kinh Bắc” được viết trong những năm 1959 -1960 ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.

Sau này, những mối tình Chị-Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của ông như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một “dòng” thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những “mối tình diêu bông”, “mối tình tam cúc” vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài “Namô Xuân” cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế, si tình ngay cả lúc… namô: “Địa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm”…

Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.

Cái huyền thoại về Sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. “Bên kia sông Đuống”, “Đêm liên hoan”, kịch thơ “Kiều Loan”… chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.

Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: “hồng nhan bạc mệnh”. Một người Chị khác, với mối tình “Cây tam cúc” nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng “gọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em”.

Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai “Kiều Loan”, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là “mối tình si” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.

Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay…

Cánh phượng hoàng Kinh Bắc

Ba mươi năm lặng lẽ ngồi nhà như một vị thiền sư, kỳ thực, hồn thơ Hoàng Cầm đã lặng lẽ hướng về Kinh Bắc, đi tìm một mối giao cảm mà chính ông mới là người hiểu rõ. Những bài thơ hay nhất trong đời thơ của ông ra đời, tuy không được phát hành nhưng vẫn được chuyền tay.

Sau cao trào đổi mới, được khôi phục quyền công bố, đăng tải tác phẩm, liên tiếp những tập thơ “Về Kinh Bắc”, “Lá diêu bông”, “Mưa Thuận Thành”, “99 tình khúc” của Hoàng Cầm ra mắt đã khiến độc giả sửng sốt. Một giọng thơ đầy sức quyến rũ bởi cái nội tâm sâu thẳm và chiều sâu văn hoá của một địa danh rờ rỡ hiện lên.

Thơ Hoàng Cầm mượt mà như một điệu dân ca, lại có sự tha thiết, quyến rũ, bồng bềnh và cũng lắm lúc hồn nhiên, dân dã của hát xoan, hát ghẹo, lại có cả sự khó cắt nghĩa rõ ràng của một tâm thức luôn hướng về những gì tưởng như là mộng ảo. Nên đọc thơ ông, thường, người ta thấy cảm nhiều hơn là dễ phân tích. “Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm, Em đừng lớn nữa Chị đừng đi, Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa, ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì”…(Cây tam cúc), “Ngày cưới chị, em tìm thấy lá, Chị cười xe chỉ ấm trôn kim, Chị ba con em nhìn thấy lá, Xoè tay phủ mặt chị không nhìn” ( Lá diêu bông)…

Những câu thơ này, với tôi, luôn chất chứa một nỗi buồn kiêu sa, trong vắt, nỗi buồn của một người từ thuở bước chân sẻ đồng nhảy chim chim trên bờ nghiêng sông Đuống, ngây thơ lắm, hồn nhiên lắm, nhưng đã biết những gì mộng ảo của mình sẽ chẳng bao giờ thành sự thật, mà vẫn tin và yêu tất cả những gì mộng ảo, để một ngày nào đó, con sẻ đồng kia sẽ hoá thành phượng hoàng bay đi tìm những câu truyện do mình từng mong ước dệt nên. Con chim sẻ ấy, cánh phượng hoàng ấy, đều là một Người Thơ cả, đều là câu thơ do chính ông viết ra “ Đợi sau khi Em qua đời, sẻ đồng thành phượng núi” (Đếm giờ), và cũng đều là vị thuốc đắng -giấc mơ ngọt cho Hoàng Cầm vượt lên những thử thách nhân gian.

- 30 năm sống trong “án kỷ luật”, mặc dù đã có lúc nó tưởng chừng được cởi bỏ, ông đã sống như thế nào?
- Sống nội tâm quá nhiều. Chỉ có cuộc sống bình thường với chính mình, chứ không thuộc Hội nào, không đi thực tế sáng tác ở đâu, quanh quẩn ở nhà. Ở cơ quan thú thực cũng chẳng có việc gì cho tôi làm, ngoài một số việc lặt vặt. Cứ thế, mãi đến năm 1970, khi tôi 48 tuổi, chưa đủ tuổi về hưu, các vị lãnh đạo thấy sốt ruột quá thì cho tôi về hưu.

- Giả dụ thế này, không có cái thời lặng lẽ ấy, chắc đâu đã có một Hoàng Cầm của chiều sâu tâm hồn Kinh Bắc?
- Cũng chưa biết thế nào. Chuyện gì đến thì biết là nó đã đến, chứ lúc đó làm sao mà biết trước được. Nhưng cũng phải nói là do kỷ luật mà mình phải “chìm” đi. Các sáng tác thì viết ra đút vào ngăn kéo, không phổ biến ở đâu ngoài đưa cho mấy người bạn đọc.

- Ở tuổi “xưa nay hiếm, ông có thể tự hào mà “tổng kết” bao nhiêu “lá diêu bông” đã bay qua đời mình?
- Không đếm được. Nếu đếm và kể ra thì liên quan đến đời tư của rất nhiều người. Trong đời tư, tôi yêu nhiều người và cũng có nhiều người yêu tôi. Nhưng không phải mối tình nào cũng suôn sẻ, trọn vẹn. Có rất nhiều thất vọng và thất bại. Tôi là một người rất quý trọng tình yêu, không yêu đương bừa bãi để thoả mãn nhu cầu. Đã gọi là tình yêu thì người đàn bà mình yêu phải hướng thiện với những gì đẹp đẽ nhất. Khi thực tế ngược lại với mơ ước, tôi thất vọng và thành ra tan vỡ. Mà càng như thế, càng yêu nhiều, tình yêu càng được nhân lên.

- Sau “Về Kinh Bắc”, hình như “tinh hoa phát tiết ra ngoài” ở ông không còn nữa?
- Tôi vẫn viết đấy. Cũng có thêm “99 Tình khúc”, “Thơ tình Hoàng Cầm”...Nhưng độ vài năm gần đây thì sức khoẻ sút kém hẳn, chỉ viết được mấy bài chứ không nhiều.

Tuy nói thế, nhưng trên chiếc bàn con đặt cạnh giường ông, tôi vẫn thấy ngổn ngang giấy trắng. Giấy trắng đắp hờ qua chiếc chăn con những vần thơ mới trầm tư, hướng về một cõi không nào đó. Những vần thơ ấy, năm nào, gần đến Tết, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán lại tạt qua, làm một túi bản thảo, mang đi gửi cho các toà báo, rồi sau Tết, lại đi một vòng, lấy nhuận bút về đặt bên bàn cho nhà thơ xe điếu.

Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ biết Hoàng Cầm vẫn còn say sưa với mộng thơ nhiều lắm. Sau này, nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cười đầy vẻ… bí mật, tôi sẽ có một số lượng bản thảo viết tay của nhà thơ rất độc đáo mà không ai có… Âu đấy cũng là cái tình của một người trót yêu nghệ thuật, trót yêu bạn bè văn.

Bây giờ, sau chuyến trở về quê hương, chuyến đi không ai mong sẽ là cuộc tuần du cuối cùng của nhà thơ qua những trang sử đời, Hoàng Cầm dường như đã thanh thản hơn. Ông cười vui hơn khi thấy chúng tôi đến. Mắt cũng mơ màng rưng rưng hơn khi thấy nhà điêu khắc Lê Liên khệ nệ mang một… cái hộp gỗ, trên đó, có mấy trăm chiếc phong bì và dòng chữ “anh em, con cháu bè bạn góp một giọt đồng, dựng tượng thi nhân Hoàng Cầm”.

Ước mong làm một pho tượng đồng chân dung Hoàng Cầm, như đã từng dựng tượng Văn Cao của nhà điêu khắc khiến chúng tôi ai nấy đều xúc động. Riêng tôi, (bắt chước nhà thơ một chút), đã nghe trong mình một tiếng nói văng vẳng bên tai: Hoàng Cầm, cánh chim sẻ đồng đang trên hành trình nâng bước phượng hoàng đi vào cổ tích ấy, đã được dựng một bức tượng vĩnh hằng - bức tượng Thơ trong lòng độc giả rồi. Và ngoài một đời thơ đáng nâng niu ấy ra, có lẽ, nếu ai cũng như tôi, lúc nào cũng thấy ông như cậu bé trai thưở mười hai tuổi, đang thẫn thờ “đồng chiều cuống rạ”, “Em đứng nhìn theo Em gọi đôi”, hẳn, ông sẽ thấy mình hạnh phúc lắm!

Hà Nội, một ngày cuối năm

Lê Mỹ Ý



 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network