Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Con sẽ trở về

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 vneshop
 member

 ID 80732
 09/08/2015



Con sẽ trở về
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Năm 16 tuổi, khi c̣n sống xa mẹ ở Hà Nội, cứ mỗi buổi tối tới giờ cơm là có chương tŕnh quảng cáo hạt nêm. H́nh ảnh người mẹ đi gửi một tấm bưu thiếp qua bưu điện cho một cậu con trai đang đi du học, với lời nhắn “Về nhà đi con”, trong tấm bưu thiếp là ảnh nồi canh nóng mà người mẹ vừa nấu. Thế rồi cậu con trai đáp chuyến máy bay trở về đón Tết cùng gia đ́nh.

Tôi thường nghĩ về đoạn quảng cáo đó vào mỗi năm khi Tết đến: “Về nhà đi con”, xuân đang tới rồi, nhà nhà sum vầy, mẹ nấu canh ngon… Những năm tháng đó Tết luôn là điều làm tôi mong mỏi nhất, và cả cho đến nhiều tháng năm sau này Tết vẫn luôn là một thứ thiêng liêng lắm - Tết là để về nhà.

Nhà trong tôi là những sáng tinh mơ mùa đông, mẹ sẽ đun một ấm nước nóng cho chúng tôi rửa mặt khỏi bị lạnh, rồi rang cơm nguội cho mấy anh em ăn kịp tới trường, sau đó mẹ lai vội vàng bước thấp bước cao ra ngoài đồng. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mẹ nuôi chúng tôi lớn lên, không chỉ bởi những thứ vật chất b́nh thường mà c̣n là t́nh yêu trọn vẹn dành cho 3 anh em.

Chúng tôi lớn lên cùng mẹ qua bao nhọc nhằn mưa nắng, rồi lần lượt dần xa mẹ. Tôi rời quê ra Hà Nội khi mới chỉ 13,5 tuổi, người ta bảo tôi đi làm Osin, c̣n tôi cứ đi theo chứ cũng chẳng biết để làm ǵ. Buổi chiều tháng 4 hôm đấy, tôi đă bước lên ôtô, ḷng đầy thổn thức mà không nói được lời nào với mẹ. Một con bé 13,5 tuổi, cao 1m30 và nặng 27kg, bắt đầu hành tŕnh làm người lớn của ḿnh như vậy.

Đến Hà Nội, tôi được xếp vào ở pḥng tập thể trên tầng 5 của một bà môi giới người giúp việc. Trời mưa rả rích, ḷng tôi đầy xốn xang khi nghĩ về nhà. Hà Nội trong tôi nhiều người quá, nhưng không có mẹ, không có làng quê nghèo… sau này tôi hiểu xa mẹ là hành tŕnh xa nhất của mỗi người.

Tôi thường hay nghĩ cách làm thế nào để trở về nhà, đến nỗi có hôm ngủ mơ, sáng tỉnh dậy thấy mặt ḿnh dàn dụa nước mắt. Sau nhiều lần t́m cách, tôi nhờ được một cô ở nhà gọi điện bảo rằng bố cháu bị ốm nặng phải về gấp. Và thế là… chuyến đi của tôi cũng có ngày trở về.

Đó là một chiều mùa thu, mưa lâm râm, sau khi đi làm 6 tháng, mẹ xuống lấy tiền về mua xe đạp cho anh đi học, số tiền c̣n lại chỉ có 300.000 đồng, chủ nhà giữ lại 100 làm tin, tôi mang về nhà 200.000 đồng. Trên đường ra bến xe, tôi cứ lo lắng làm thế nào để không bị mất cắp lại vừa sợ ḿnh bị say xe. Xe vừa chuyển bánh, người tôi đă mềm nhũn ra, rồi cứ thế mà khóc. Nhưng trong đầu vẫn nghĩ tới cái túi quần áo đang nằm dươí gầm ghế với 200.000 đồng được gói bọc kỹ càng.

Một người cửu vạn chắc thương t́nh quá liền hỏi tôi: "Cháu gái, cháu đi đâu mà đi một ḿnh, người th́ như cái kẹo, say mềm cả ra, nhà ở đâu, bố mẹ đâu?"

Tôi nói dối: “Bố mẹ cháu ở quê làm ruộng, cháu là sinh viên đại học, đi học dưới Hà Nội, cuối tháng hết sạch tiền nên phải về xin tiền bố mẹ c̣n đóng tiền nhà và tiền ăn”.

Tôi cứ nghĩ ḿnh nói thế người ta sẽ thương t́nh mà không lấy tiền của ḿnh.

Rồi xe dừng bánh ở cổng cầu Gạo, mẹ đă đứng chờ sẵn tự lúc nào. Trên chiếc xe đạp lọc cọc, mẹ hỏi tôi rất nhiều về cuộc sống ở Hà Nội, ḷng đầy thổn thức ngồi sau lưng mẹ, nhưng tôi lại lấy cớ say xe mệt không nói chuyện được. Thật ra th́ tôi sợ mẹ biết những chuyện ở Hà Nội, sợ mẹ đau ḷng.

Tôi đă ngồi sau lưng mẹ trên chiếc xe đạp trong suốt cả tuổi thơ của ḿnh, mỗi lần như thế, tôi đều muốn con đê đó dài ra măi để tôi không phải nghĩ về việc 3 ngày hay 5 ngày sau ḿnh đang ở đâu, chỉ để nghĩ tôi đang ở cạnh mẹ ngay lúc đấy thôi.

Có thể nói rằng hành trang lớn nhất tôi có trong những tháng năm xa nhà là t́nh yêu của mẹ, là h́nh ảnh mẹ đợi tôi ở cuối cây cầu Gạo với chiếc xe đạp cọc cạch, những con đê dài hun hút và hơn cả là nhà. Nếu không có những điều b́nh dị đó hằn sâu trong từng tiềm thức và trái tim ḿnh, có thể sự tự do của tuổi trẻ sẽ làm tôi quên mất đường về. Mỗi khi nghĩ về những ngày đă xa, tôi lại ước ao mẹ c̣n trẻ như ngày xưa và chở tôi trên chiếc xe đạp, rồi tôi lại được áp vào lưng mẹ, thổn thức những suy nghĩ nhưng không nói nên lời.

Năm tôi 25 tuổi, giấc mơ đến Australia xinh đẹp gần hơn bao giờ hết, những khát vọng tuổi trẻ đă mang tôi đi xa mẹ hơn bao giờ. Nhưng mẹ không ngăn bước chân tôi dù tôi biết mẹ không muốn tôi đi nữa. Nhưng tôi cứ thế mà rời Hà Nội, rời mẹ mà đi.

Với tôi có lẽ đây là một chuyến đi dài và xa nhất về thời gian cũng như địa lư. Từ khi sang đây, mỗi khi nhớ nhà tôi đều đeo tai phone và nghe "Nhật kư của mẹ", hay "Nồng nàn Hà Nội" chỉ để biết rằng ḿnh có một chốn trở về, một nơi mà ở đó t́nh yêu của mẹ luôn sưởi ấm những ngày đông và tắm mát tâm hồn tôi trong những ngày hè đổ lửa.

“Một ngày chợt nắng một ngày chợt mưa, ḷng mẹ nhớ con rất nhiều…”, lời Hiền Thục vang lên lại làm tôi thấy thương mẹ nhiều hơn. Tôi biết ơn v́ mẹ đă cho tôi tự do đi tới vùng trời của ḿnh.

Melbourne (Australia) đă giữ một phần tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của tôi. Đây lại là một thành phố đáng sống nhất thế giới. Thật dễ để ở đây mà chẳng muốn rời xa, nhưng mỗi lần nghĩ đến mẹ, h́nh ảnh đoạn quảng cáo năm nào lại hiện lên và tôi biết ḿnh sẽ trở về…

Đặng Thị Hương

Nguồn: www.vneshop.com/modules.php?module=article&op=view&aid=2873





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network