Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> NHỮNG Đ̉N ROI NHỚ ĐỜI

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 goldsnow142
 member

 ID 54380
 08/01/2009



NHỮNG Đ̉N ROI NHỚ ĐỜI
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Chuyện đánh đập trẻ con trong nhà trường, trong gia đ́nh nay đă giảm nhiều nhưng đây đó, vẫn xảy ra những chuyện hành hạ trẻ con cực ḱ man rợ. Chợt nhớ đến những đ̣n roi của một thời mà tôi đă bị nếm trải hay được chứng kiến. Cho đến chết tôi vẫn không quên 5 cái roi nợ của mẹ ngày nào.


Nợ đ̣n của mẹ

Mẹ tôi rất ít khi đánh con. Giận lắm bà chỉ cầm cái quạt nan và dọa đánh bằng cái “giáng quạt”. Nhiều lần thấy con hư, mẹ khóc làm lũ chúng tôi ngồi khóc theo. Những giọt nước mắt của mẹ c̣n đau hơn cả đ̣n roi.

Suốt đời tôi không quên cái trưa hôm ấy. Cô em gái chạy vào rỉ tai: “Ngoài hồ Thiền Quang có người chết đuối”. Ṭ ṃ, hai anh em tôi trốn mẹ đi xem. Hai đứa ba chân bốn cẳng chạy theo lũ trẻ hàng xóm mon men lại gần đám đông. Người ta xúm lại cấp cứu một thằng bé. Bác xích lô lực lưỡng kẹp chân thằng nhỏ trên cổ, hai tay nắm cẳng chân và quay ṿng cho nước ộc ra. Hồi ấy người ta chưa biết bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt như bây giờ... Mọi người xúm quanh lo lắng, ai cũng muốn cứu cho bằng được. Các bà th́ khấn vái, hú hồn gọi vía. Một lúc sau, thằng bé động đậy và hồi tỉnh. Cả đám ồ lên sung sướng. Các bà các cụ lẩm nhẩm khấn tạ ơn Trời Phật. Vừa lúc ấy th́ mẹ thằng bé đến. Bà lăn ra khóc và quỳ lạy bác xích lô như tế sao v́ ơn cứu mạng thằng con trai độc. Người ta kể thấy lũ trẻ tắm hồ kêu cứu, bác đă bỏ cả xe nhảy tùm xuống hồ sâu vớt thằng bé lên. Mải xem và nghe mọi người kháo chuyện chúng tôi cứ luẩn quẩn quanh đám đông.

Trưa ấy, thấy cả xóm ồn ào “có trẻ con chết đuối ngoài hồ”. Mẹ tôi lo lắng kiểm lại xem anh chị em tôi ở đâu. Chị tôi th́ đi học, mấy đứa nhỏ đang ngủ, chỉ thiếu hai anh em tôi. Bà hớt hơ hớt hải chạy theo đám người đang kéo nhau ra hồ ai cũng lo không biết có phải người nhà ḿnh? Đang mải mê nghe người lớn bàn tán về cách cứu người chết đuối ra sao, th́nh ĺnh mẹ xuất hiện, bà túm được hai anh em tôi và lôi cổ về nhà. Ba mẹ con mồ hôi nhễ nhại. Bà quát: “Hai đứa nằm sấp lên giường nhanh lên!”, chúng tôi im lặng theo lệnh trèo lên giường nằm chổng mông chuẩn bị ăn đ̣n. Em tôi vốn mau nước mắt nhưng lần này, cả hai anh em đều nín lặng biết ḿnh có tội, bị đ̣n là đáng lắm nên im lặng nằm chờ ăn roi.

Mẹ vào buồng trong t́m cái phát trần treo trên tường và giơ cao phát trần rồi quát:

“Ai cho chúng mày ra sông ra hồ?”

Mẹ giơ cao cái phát trần nhưng rồi dừng lại bảo: “Thôi hôm nay tao tha nhưng cho nợ. Lần sau mà c̣n thế th́ sẽ cộng thêm mỗi đứa năm cái roi này nhớ chưa. Đứng dậy đi tắm, thay quần áo. Lem luốc đất cát như ma như quỷ!”

Chúng tôi lồm ngồm ḅ dậy và lấm lét ra bể nước tắm rửa thay áo quần. quay trở vào thấy mẹ đang ngồi khóc trên giường. Anh em tôi thương mẹ cũng khóc theo.

Cả đời tôi, đấy là trận đ̣n duy nhất mà mẹ ban cho anh em tôi.

Trận đ̣n của ông mổ lợn

Bên hàng xóm nhà tôi ngày ấy tôi có thằng bạn con ông mổ lợn ngoài chợ Đuổi. Ông bố làm nghề chọc tiết mổ lợn, bà mẹ bán cháo ḷng tiết canh ngoài chợ lúc nào cũng đông khách. Lũ trẻ con nhà này đông lắm. H́nh như nhà ấy có đến chín mười đứa con. Thằng Tám học cùng lớp tôi, ngoài giờ học, nó phải thức khuya dậy sớm để giúp mẹ nhặt hành nấu cháo đem ra chợ bán. Ông bố th́ ngày nào cũng ngất ngưởng say bét say be, say về là chửi vợ đánh con.

Tám là thằng bạn hiền lành, chăm chỉ. Khổ nỗi vừa học vừa phải quần quật phụ giúp mẹ nên sức học trong lớp chỉ làng nhàng. Nó bảo: “Tao chỉ cố học lấy cái bằng để sau này khỏi phải làm nghề mổ lợn suốt ngày say bét say be như bố tao”. Tôi thương Tám lắm. Có chút quà nào người lớn cho cũng để phần cho Tám...

Thế rồi một ngày kia, tôi đang chong đèn học bài bỗng nghe tiếng quát tháo ầm ỹ, tiếng bát đũa loẻng xoẻng bên nhà Tám. Tôi ṭ ṃ chạy sang th́ thấy hai bố mẹ Tám đang giằng co nhau. Ông bố th́ cầm thanh củi gộc, mặt mũi đỏ phừng. Bà mẹ tóc tai rũ rượi hai tay nắm giữ lăo say rượu. Thằng Tám bạn tôi bị trói trên tấm ghế dài để khách ngồi ăn cháo ḷng. Vùng khỏi tay vợ, lăo đồ tể hầm hầm cầm thanh củi giáng vào thằng bạn tôi. Tám nằm ĺ lợm không la hét, không khóc lóc van xin lưng rớm máu... Tôi đứng nh́n trân trân, đứt ruột mà chẳng dám xông vào...

Từ đấy, tôi không bao giờ gặp lại Tám nữa. Nghe hàng xóm kháo nhau; lăo nát rượu sai Tám lấy tiền của mẹ đi mua rượu, thấy bố đă bét nhè, Tám thương mẹ, cự lại không chịu đi nên chịu trận đ̣n man rợ. Đêm ấy, nó đă trốn nhà đi biệt. Có người nói nó đă nhập vào băng trôm cuớp trên tàu Hà Nội - Hải Pḥng. Lại có tin đồn nó trốn biệt trên Lào Cai, Yên Bái...

Bị đưa ra xét xử giữa sân trường v́ đánh học tṛ

Với lũ trẻ chúng tôi thời xưa, chuyện bị bố mẹ thỉnh thoảng cho một trận đ̣n là lẽ thường t́nh. Các cụ bảo: “Thương th́ cho roi cho vọt, ghét th́ cho ăn cho chơi”. Ngày ấy, để thể hiện gia đ́nh có nền có nếp, người ta thường treo cái roi mây trên tường. Bố mẹ có quyền đánh con cái, thày giáo có quyền đánh học tṛ và sử dụng nhiều h́nh phạt khác như bắt quỳ trong lớp hay đứng úp mặt vào tường mà lũ học tṛ chúng tôi gọi là “bị dán mũi vào tường” trong khi cả lớp vẫn đang nghe giảng. Cái lối phạt này h́nh như rập khuôn theo kiểu giáo dục thời thực dân kết hợp với tàn dư hủ nho thời bấy giờ. Cái h́nh phạt ở cái tuổi lên bốn lên năm ấy nó ám ảnh tôi suốt đời.

Trong những năm mới giải phóng Thủ đô, cái tệ đánh trẻ con trong gia đ́nh và trường học vẫn là chuyện thường t́nh. Mấy năm sau, chuyện đánh trẻ em tại nhà trường mới chất dứt do pháp luật quy định. Một ông thầy dạy lớp 4 ở trường tôi lúc bấy giờ đă bị ṭa xét xử giữa sân trường chỉ v́ tội dùng roi đánh học tṛ. Tội nghiệp ông thầy trẻ đang chủ nhiệm một lớp học có tiếng là nền nếp và học giỏi. Chỉ v́ giữ cái hủ tục xưa mà bị phụ huynh kiện nên mất nghề mất nghiệp, vào đường lao lư. Mấy chục năm rồi, tôi cũng chẳng biết số phận ông thầy bị mang ra xử điểm để làm gương cho các vị nhà giáo như Lưu Dung (trong phim Tể tướng lưng gù) ngày ấy ở trường này bây giờ ra sao?

Liệu cái luật về bảo vệ quyền trẻ em của ta đă đủ mạnh chưa?

Có cách nào để vĩnh viễn chất dứt cảnh đánh đập trẻ con, chấm dứt cảnh người đánh người ở cái thế kỉ XXI này trên đất nước ta?

Nhưng với riêng tôi, đến chết tôi vẫn không quên 5 cái roi nợ của mẹ ngày nào. Tôi khấn: Mẹ ơi! Chúng con ơn nợ mẹ suốt đời!

TS. Vũ Thế Long




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network