Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Nhà sư Thiều Chửu, nhà sư Phật giáo vĩ đại của Việt Nam

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 rongchoi123
 member

 ID 80827
 09/29/2015



Nhà sư Thiều Chửu, nhà sư Phật giáo vĩ đại của Việt Nam
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
nguồn blog anhbasam

Một bài hay nên đọc để biết lịch sử Phật giáo miền bắc thời Pháp thuộc, nguồn gốc chùa Quán Sứ.
Một công án mang tên “Thiều Chửu” cho trí thức trẻ Phật giáo

1) Tài học của sư Thiều Chửu và giá trị của cuốn tự điển của sư biên soạn

Sư tên thật Nguyễn Hữu Kha, sinh năm 1903 tại Hanoi, nhỏ hơn Ngô Tổng thống hai tuổi, nhỏ hơn Nguyễn Sinh Coong một con giáp. Thân phụ của sư là cụ Cầu, một chí sĩ yêu nước, giỏi y thuật, cùng với cụ Lương Văn Can lập Đông Kinh Nghĩa Thục đào tạo trí thức tiến bộ cho nước nhà. Ông cụ sau bị Pháp bắt nhốt tù.

Dù nhà nghèo, nhưng anh em của sư vẫn được học chữ nghĩa đầy đủ. Riêng sư, thiên phú thông minh nên thông thạo chữ Nho và chữ Quốc ngữ từ thuở thiếu niên. Từ khi bố bị bắt, nhà nghèo lại đông con, gia cảnh hết sức túng bấn, sư tuổi vừa mười sáu phải bôn ba đi bán hàng rong để gởi tiền về cho mẹ nuôi em. Sư hiền lại chất phác nên bị kẻ gian lừa hết tiền. Sau bố được thả th́ về cùng bố mở tiệm thuốc bắc và học y thuật. Trong thời gian này, sư được người ta cho từ điển tiếng Anh, Pháp, Nhật… và mày ṃ tự học, chẳng mấy lâu mà đạt tŕnh độ đọc thông viết thạo các ngoại ngữ này! Trí thông minh của sư quả thật siêu phàm, và có lẽ cũng nhờ những kinh nghiệm tự học này mà sư soạn cuốn Tự điển Hán Việt xuất sắc như vậy. Trong thời gian đó, khi tinh anh phát tiết, sư cũng nghiên cứu Phật học Thiền tông và thủ đắc được rất nhiều điều cốt tuỷ cho riêng ḿnh, nên sư không đi tu trong chùa mà ở nhà tự tu, vẫn trai giới và không lập gia đ́nh đến chết.

Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu, được giới nghiên cứu coi là một thứ thủ bản không thể thiếu, là cuốn tự điển duy nhất trong nước cho tới thời điểm này có thể dùng để tự học chữ Hán. Về tầm vóc và giá trị của nó, cho tới hiện tại vẫn chưa có sách tự điển Hán Việt nào qua được. Một công tŕnh thực hiện cách nay ba phần tư thế kỷ, khi không hề có phương tiện tra cứu tối tân, tất cả là tài liệu trên giấy, mà mỗi chữ đều được giảng giải kỹ càng, từ gốc tích đến ư nghĩa, th́ phải nói là kỳ công đến dường nào?

2) Công nghiệp hoạt động trong phong trào chấn hưng Phật giáo – chùa Quán Sứ

a. Phong trào Chấn hưng Phật giáo

Sư lớn lên khi phong trào Chấn hưng Phật giáo lên đỉnh điểm. Từ năm 1925 – 1945, các bài báo, các buổi diễn thuyết, các cuộc bút chiến, các chương tŕnh vận động… cho phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra vô cùng sôi nổi. Trí thức, sư văi, Phật tử tới đâu cũng bàn tán rôm rả chuyện thành lập giáo hội, chuyện ai sẽ là thuyền gia pháp chủ, chuyện bút chiến của sư Thiện Chiếu và sư Liên Tôn, chuyện các sa di chùa Dư Hàng bị đuổi, chuyện cái bài lư luận của ông Đoàn Trung C̣n, chuyện bỏ kinh sách chữ Hán, chuyện phiên dịch Pàli tạng sang Quốc ngữ, chuyện xuất bản tài liệu Phật học sang tiếng Tây, chuyện bài trừ mê tín dị đoan trong cửa Phật… Không khí chấn hưng Phật giáo khi đó tươi vui hớn hở có lẽ sánh với Phật giáo thời Trần, khi mà “người dân quá nửa làm sư”. Kẻ chưa tu hành cũng nâu sồng dưa muối làm cư sĩ, góp một tiếng nói với phong trào.

Hầu như báo chí tư nhân đăng kư mới liên tục với nhà cầm quyền Pháp, các sư văi Phật giáo cũng ra báo và lập nhà xuất bản, liên kết mở các trại tế bần cứu khổ, mở trường nghề, trường học, trường Tăng/ni học. Cửa chùa mở rộng, sư văi chăm lo học hành, bỏ đi lối cúng oản ê a, bỏ lối sơn môn kín kẽ, bỏ luôn mọi chuyện tróc ma đồng bóng. Trong bảy tám trăm năm kể từ thời Trần, có lẽ Phật giáo Việt Nam chỉ có hai mươi năm này là rực rỡ nhất. Thậm chí, chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim cũng đa phần là những thành viên căn cốt trong phong trào Chấn hưng Phật giáo thời kỳ này. Bản thân ông Trần Trọng Kim cũng là người tham gia sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ.

Tuy nhiên, khi ông Hồ Chí Minh lănh đạo lực lượng VM cướp chính quyền, mọi hoạt động của phong trào coi như chấm dứt.

B́nh: có khi nào bạn tự hỏi ‘mấy thằng Pháp làm ǵ mà để các hoạt động lập hội, xuất bản, báo chí, tôn giáo, xă hội, bất đồng chính kiến, diễn thuyết… được tự do thế nhỉ?’. Tôi cũng chả biết v́ sao cả trăm năm trước ở một xứ thuộc địa mà người dân thoải mái thế!?

b. Với các sư Tuệ Tạng, Tố Liên, Trí Hải

Trong không khí nô nức đó của Phật giáo, một người giỏi như sư Thiều Chửu cũng hoạt động tích cực. Sư cộng tác với các sư và trí thức khác để cùng chấn hưng Phật giáo. Nổi bật trong số những vị này phải kể đến ba người: sư Tuệ Tạng, sư Tố Liên, sư Trí Hải. Cả ba sư này đều có một mối dây liên hệ mật thiết với sư Thiều Chửu.

– Sư Tuệ Tạng: là người đức độ phi phàm, đầu 1945 được mời làm chủ tịch của Hội Việt Nam Phật giáo (vốn tiền thân là Hội Phật giáo Bắc Kỳ mà Thiều Chửu là một hội viên sáng lập), sau tháng chín năm đó bị VM buộc từ chức phải lui vào bóng tối, để công việc và chùa Quán Sứ lại cho các đệ tử là Tố Liên – Trí Hải – Thiều Chửu coi sóc. Đến năm 1951-1952, được cả hai nhóm Tổng hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Tăng già Bắc Việt mời làm lănh đạo tinh thần, và sư nhận lời của Giáo hội Tăng già Bắc Việt. Năm 1953, gởi “Lá Tâm Thư” cho sư văi và Phật tử. Năm 1954, sau hiệp định Geneve, cs trở lại nắm quyền, Phật giáo rơi vào giai đoạn khó khăn và khủng hoảng trầm trọng. Các cơ sở phúc lợi, trường học, nhà xuất bản, trường nghề… gầy dựng được trong phong trào Chấn hưng Phật giáo đều lần lượt tịch thu hoặc đóng cửa. Hoạt động tôn giáo bị cấm, báo chí tư bị đ́nh bản vĩnh viễn. Sư văi và Phật tử chạy tán loạn, gần hai mươi vạn Phật tử di cư vào Nam. Trong hoàn cảnh đó, sư vẫn nhất tâm bảo vệ tài sản và cơ sở cho giáo hội Phật giáo trong khả năng của ḿnh. Đến năm 1958, sư bị đưa về quản thúc tại Nam Định và qua đời tại đó.

– Sư Tố Liên và sư Trí Hải: là hai nhà sư hoạt động sát cánh bên cạnh sư phụ Tuệ Tạng và sư Thiều Chửu từ ngày lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ đến năm 1946. Hai ông tính t́nh cương trực, không khuất phục trước cường quyền, cực lực phản đối chuyện bắt sư văi đi lính và cướp cơ sở Phật giáo. Đến năm 1958 cũng bị cách ly quần chúng và giam lỏng đến chết.

Sư Thiều Chửu thê thảm hơn, đă chết bốn năm trước rồi c̣n đâu?!

c. Chùa Quán Sứ

Phải nhắc tới cái chùa này v́ tính đặc biệt của nó. Sở dĩ ngày nay nó vẫn được đặt làm trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam v́ cs muốn giữ tính chính danh cho tổ chức quốc doanh này.

Năm xửa năm xưa, chỗ này là một sứ quán dùng chung cho sứ thần các nước chư hầu của Đại Việt, bên trong sứ quán có một gian nhỏ dùng để thực hành tín ngưỡng của các sứ giả. Lâu dần thế cuộc đổi thay, không c̣n sứ thần nào triều cống nên chỗ này cũng xập xệ và trở thành chùa lúc nào không hay. Quán Sứ chính là cách nói theo ngữ pháp Việt của “sứ quán”. Trước khi sư Thiều Chửu động vào, thực sự chùa này cũng như bao ngôi chùa nhỏ vô danh khác, không có ǵ đặc biệt.

Năm 1934, Thiều Chửu là một nhà từ thiện và là nhà nghiên cứu Phật học rất nổi tiếng, về kiến thức uyên bác và cả về đức hạnh. Cụ đă cùng với sư săi và rất nhiều trí thức uy tín khác như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Vĩnh, sư Trí Hải… lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ.

Thời đó, chùa Quán Sứ đă mục nát hoàn toàn, Hội của các ông “xin” được chùa này để xây dựng lại làm trụ sở. Chính sư Thiều Chửu là người đứng ra vận động tài chính để xây lại chùa Quán Sứ mới như ngày nay. Ngoài ra, sư c̣n vận động các nguồn trợ lực, biến Quán Sứ thành thư viện Phật giáo lớn nhất Bắc Kỳ. Quán Sứ là trung tâm đầu năo của Phật giáo Bắc Kỳ lúc đó.

Năm 1945, sư Tuệ Tạng làm chủ tịch của Hội Việt Nam Phật giáo và trụ tŕ tại chùa này, các sư Trí Hải, Tố Liên, Thiều Chửu cùng phụ tá công việc. Khi phe VM cướp chính quyền xong, thủ tướng Trần Trọng Kim bị gán tội phản quốc, chùa Quán Sứ bị coi như cái ổ phản động. Rất may chùa không bị đập nát khi có chương tŕnh “tiêu thổ kháng chiến”, nhiều cơ sở của Hội Việt Nam Phật giáo bị biến thành b́nh địa trước khi quân VM rút về Tây Bắc.

Tới năm 1954, ông HCM về Hanoi, sư Thiều Chửu chết ở Thái Nguyên, chùa Quán Sứ và các phần tử trong chùa trở thành đối tượng đặc biệt nhạy cảm với cs.

Năm 1958, Hội Việt Nam Phật giáo và Giáo hội Tăng già Bắc Việt bị VNDCCH giải tán, chùa Quán Sứ bị tịch thu, sư Tuệ Tạng – Tố Liên – Trí Hải bị quản thúc và cách ly quần chúng. VNDCCH dựng nên Hội Phật giáo Thống Nhất cho tiếp quản chùa Quán Sứ. Kể từ thời điểm này, Phật giáo miền Bắc (và cả miền Nam vài năm sau) bước sang một trang sử mới.

B́nh: Trang sử này đen tối hay tươi sáng, là tuỳ góc nh́n của bạn. Nếu bạn cho là tôn giáo do nhà nước cs điều khiển là tốt, th́ quả thật, chưa bao giờ PGVN tươi sáng như lúc này!

Bài vị của sư Thiều Chửu và những thứ liên quan tới ông cũng được dọn sạch khỏi nơi gắn liền với cuộc đời của ông. Than ôi!

d. Những đóng góp của sư Thiều Chửu cho PGVN

Phần này có thể tóm lược vào những nét chính thế này:

– Đồng sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Giáo hội Tăng già Bắc Việt, Hội Việt Nam Phật giáo

– Phiên dịch và biên soạn gần một trăm đầu kinh sách Phật giáo

– Đồng sáng lập và viết báo Đuốc Tuệ, cổ vũ chấn hưng Phật giáo

– Sáng lập, điều hành nhà xuất bản Đuốc Tuệ

– Vận động thành lập và vận động bảo trợ kinh phí hoạt động cho trường Tăng học Bắc Kỳ

– Vận động tài chính để xây dựng chùa Quán Sứ mới

– Vận động và xây dựng và giảng dạy tại trường Phổ Quang
– …

Với những con người dễ thương và huyền thoại như sư Thiều Chửu, có cố công viết lại công trạng của ông th́ thực là càng viết càng thiếu sót. Cho nên, trên đây chỉ là những ǵ cơ bản dễ thấy dễ nh́n, c̣n rất nhiều công nghiệp lớn lao của ông đang chờ bạn tự ḿnh khám phá!

3) Từ 1946 – 1954

a. Được mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xă hội

Trở lại năm 1945, khi chính quyền Trần Trọng Kim bị VNDCCH “cướp” [nguyên văn], nhiều người có liên hệ với ông Kim đều bị vạ. Tuy nhiên, khi này sư Thiều Chửu lại được ông HCM mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xă hội – một chức danh nghe là lạ.

Trong quăng thời gian trước đó, danh tiếng và uy tín của sư Thiều Chửu cực cao, ngoài trí thức và đức hạnh, sư c̣n giống như một ông “thần tài” của các chương tŕnh lạc quyên. Sư nói ḿnh “rất nghèo, nhưng tiền bao nhiêu cũng có”, bởi lối sống thanh bần và độc thân, nên Thiều Chửu được nhiều người tin tưởng.

Chính v́ lẽ này mà sư được mời làm bộ trưởng. Chính phủ của VM cần uy tín của những nhân sĩ trí thức như Thiều Chửu, Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm… hoặc ông cựu hoàng Bảo Đại, để có trọng lượng trước mặt quốc dân. Kỳ thực, trong giai đoạn này, các thuộc hạ thân tín của ông HCM như Giáp, Đồng, … đều chưa có uy tín chính trị ǵ cả, dân chúng nào biết các ông ấy là ai. Mà sư Thiều Chửu ngoài uy tín ra th́ c̣n có một năng lực quư báu khác không ai có được, nên bụp phát được mời làm bộ trưởng.
Tuy nhiên, sư Thiều Chửu từ chối thẳng thừng lời mời kia. Những cái đầu lớn thường có tầm nh́n và cách nghĩ giống nhau. Nguyên nhân từ chối ư, động năo một tí là hiểu thôi mà!

B́nh: hết người để động chạm hay sao mà sư dám tạt nước lạnh vào mặt ‘tủ lạnh’?

b. Rút về Thái Nguyên ở ẩn

Năm 1945, v́ đâu dân Bắc Kỳ chết đói triệu người? V́ đâu chương tŕnh Chấn hưng Phật giáo đang mạnh mẽ bỗng tắt ngóm như than đỏ dập bùn? V́ sao các chương tŕnh đào tạo tăng/ni bỗng chốc chấm dứt? V́ sao các cơ sở phúc lợi xă hội của Phật giáo bị niêm phong hoặc giải tán? V́ sao các tờ báo tư nhân đều bị đ́nh bản? V́ sao nhiều người bị bắt bớ và thủ tiêu một cách bất minh? Ai mà biết, có lẽ là do nước ngoài giật dây các thế lực thù địch hoặc bọn phản động gây ra chăng?!

Ông Ngô Đ́nh Diệm từ chối lời mời của ông HCM nhưng cũng khéo léo nhận một chân cố vấn cho Quốc trưởng Bảo Đại, rồi t́m cơ hội chạy xa để tránh bị thanh toán. C̣n sư Thiều Chửu th́ gan cóc tía, dám nhổ râu hùm rồi c̣n ngồi ở Hanoi mà giỡn ngươi. Song, sư cũng ngờ ngợ ra những hiểm nguy bất ưng, và nghĩ những khó khăn ở Quán Sứ với chính quyền mới là do ḿnh, nên sư huỷ hết máy chữ và tài liệu rồi chạy về Thái Nguyên, nơi sư có mở một mái ấm cho cô nhi. Giang hồ nói sư theo kháng chiến, quan trọng ǵ, chùa Quán Sứ chứa đựng tâm huyết của sư và nhiều người được bảo toàn.

Sư ở Thái Nguyên giảng đạo, trị bệnh cứu người, nuôi cô nhi, hoằng dương Phật pháp. Đến năm 1954 th́ có cuộc Cải Cách Ruộng Đất và đấu tố địa chủ nổ ra.

4) Cải Cách Ruộng Đất, trang sử buồn của dân bần cố nông Bắc Việt và cái kết của sư Thiều Chửu

a. Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc

Cuộc cải cách này xảy ra năm 1954, mới có sáu mươi năm, vẫn c̣n nhiều nhân chứng sống. Nhưng sự thảm khốc của nó đă bị giới trẻ ngày nay hoàn toàn quên lăng. Rất ít người có thể h́nh dung ra sự bỉ ổi và khủng bố khi đó. Ngay cả ở miền Nam cùng thời điểm đó, cũng không ai tin được thảm cảnh khổ đau mà những anh em người Bắc của ḿnh phải hứng chịu. Người miền Nam c̣n cười cợt cho rằng việc tuyên truyền của Quốc gia thật là lố bịch.

Cuộc CCRĐ đẫm máu này là sao y lại từ China, có cố vấn China sang cầm tay chỉ việc từng nơi. Đối tượng bị đem ra đấu tố là địa chủ, trí thức, nhà giàu và nhà có danh giá. Câu cửa miệng của cán bộ đấu tố là “Trí – phú – địa – hào, đào tận gốc, trốc tận rễ!”.

Có thể coi phim Bạch Mao Nữ của China, đọc truyện về cảnh đấu tố Nguyễn Văn Nga của Trần Dần, Ba người khác của Tô Hoài… để h́nh dung phần nào về cảnh đấu tố và CCRĐ lúc đó.

b. Bần cố nông

Chưa bao giờ “địa vị” bần cố nông được lên hương như thế. Hay nói cho chính xác và đầy mỉa mai rằng, “bần cố nông” chính là thành phần quư tộc lúc này. Bần cố nông năm bảy đời sẽ là lư lịch tuyệt hảo cho ai đó muốn đi làm cán bộ của chính quyền VNDCCH. Vậy cụ thể họ là ai và có vai tṛ ǵ?

Bần cố nông, là những dân cùng đinh, thất học truyền kiếp, sống hoàn toàn bản năng, đói ăn khát uống mệt đi nằm, căm ghét kẻ có ăn hoặc khá giả, không có ư chí cầu tiến, không biết trắng đen, lười. Họ không phải là người nghèo thông thường, họ nghèo vật chất th́ không nói làm ǵ, mà c̣n nghèo mạt hạng về tinh thần và tâm linh, dễ dàng bị kích động và bị lợi dụng. Khi kích động được ḷng đố kỵ của đám người này, cán bộ oai như cóc, và đám dân này trở thành những kẻ cuồng loạn, mà ai chống lại sẽ tan xương nát thịt!

Những kẻ này, nhờ dịp CCRĐ được thoả măn thú tính của ḿnh, triệt hạ tất cả những người mà chúng từng giận ghét như một bọn điên. Thậm chí, con tố cha mẹ, vợ tố chồng, anh em tố nhau. Những tội được đem ra tố là: hăm hiếp, đánh đập, cướp của, bóc lột. Sau khi bị định tội th́ chỉ có con đường chết, cỡ bà Cát Hanh Long có ơn tái tạo với VNDCCH mà cũng bị giết chết thê thảm và điếm nhục, th́ thường dân xoàng xoàng như sư Thiều Chửu có mấy cái mạng đây? Được gián tiếp giết chóc có sướng không, hỡi bạn bần cố nông?

c. Cái chết bi thảm của nhà trí thức

Sư Thiều Chửu ngày thường trị bệnh miễn phí, nuôi trẻ mồ côi, dạy đạo, giảng kinh, cứu vớt rất nhiều sinh linh. Nhưng sư có một cái tội tày trời, đó là cái nhà sư ở trị bệnh và nuôi trẻ lại lợp ngói. Giàu thế th́ đích thị là địa chủ rồi chứ đâu?

Sư bị trói gô như thằng gian phi, đem ra trước “toà”, bị gọi bằng “mày”, phải xưng “con” và gọi tất cả “nhân dân” có mặt ở đó là “ông/bà”, kể cả thằng cu mới biết đi biết nói. Sư khi đó năm mươi hai tuổi, hơn ba mươi năm quên ḿnh phục vụ chúng sinh.
Những người đàn bà từng trị bệnh miễn phí ở chỗ sư tố trước, rồi đến đàn ông từng giúp sư việc vặt tố sư cướp tiền của họ, em ruột của sư tố sư “bóc lột”, một số cô nhi thiếu niên tố sư đánh đập họ. Cả trăm người thi nhau sỉ vả mạ lỵ và tố cáo sư đủ mọi tội ác. Toàn là tội chết! Hễ sư phủ nhận tội nào, th́ đám đông hô “Đả đảo! Đả đảo thái độ ngoan cố!”, hễ sư sợ mà lắp bắp “Thưa nhân dân, con có ạ!” th́ đám đông lại hô “Bổ thuổng! Bổ thuổng!” hoặc “Xử bắn! Xử bắn!”.

Tội nghiệp người trí thức hiền lành nhút nhát. Những kẻ từng chịu ơn của ông lại là những kẻ bạo hành tinh thần của ông nặng nề nhất. Ḷng dạ ông hoàn toàn tan nát, người ta tố măi, đến khi ông mụ mị cả người, chỉ c̣n lép nhép niệm kinh giữ hơi thở.

Tôi đă sưu khảo được ba nguồn thông tin về cái chết của sư Thiều Chửu, nhưng thực ḷng, sư ấy chết bằng cách nào với tôi không quan trọng nữa. Tuy nhiên, cũng chép ra đây để truyền nghi:

– Tự tử chết nước sau khi bị đấu tố (đây là nguồn tin phổ thông nhất, nhưng khả năng này cực khó xảy ra)

– Được “ân huệ” từ trên cao ban cho thuốc độc (kiểu “tam ban triều điển” đó mà)

– Bị xử tử bằng thuổng sau khi đấu tố

Sau khi chết, thi thể của sư được bó chiếu rồi táng sơ sài bởi vài em nhỏ cô nhi c̣n thương sư. Tin sư Thiều Chửu chết lan ra, nhiều nơi lập bài vị thờ như một vị thánh. Các sư Tố Liên – Trí Hải cũng lập bài vị của Thiều Chửu thờ trang trọng trong chùa Quán Sứ.

Đến năm 1958, th́ VNDCCH thành lập một giáo hội quốc doanh, chiếm chùa Quán Sứ đặt đại bản doanh. Bài vị của sư Thiều Chửu bị quăng đi khỏi đó và cấm thờ tại tất cả các chùa. Huhu than ôi thầy Chửu!

5) Có một công án “Thiều Chửu dữ hồ” dành cho trí thức trẻ Phật giáo

Sư Tố Liên hỏi Thiều Chửu:

– Sao chú không làm bộ trưởng cho Phật giáo được nhờ?

Thiều Chửu đáp:

– Chổi mềm không quét được chồn tinh!

Sư Tố Liên nghe xong, hốt nhiên đại ngộ, từ đó dũng cảm lạ thường, không cúi đầu trước quyền lực nào, nhất tâm bảo vệ Phật giáo tinh tuyền đến chết mới thôi.





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 rongchoi123
 member

 REF: 700899
 09/29/2015

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trích nguồn: báo Người Lao Động

Có một vị Bồ Tát thật trên đời
Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc. Một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn v́ lư tưởng

Triết lư đạo Phật cho rằng bất cứ sinh vật nào biết tu tập th́ cũng có thể thành Phật, tức bậc giác ngộ. Xin mở ngoặc là thiền sư Thích Nhất Hạnh không dùng từ Phật mà dùng “Bụt” – một cái tên rất Việt Nam; và ông dùng từ “đạo Bụt”.

Dân ta quen gọi những người lành như đất mà lại hay giúp kẻ khác là Bụt; và gọi những người có ḷng vị tha trời biển là Bồ Tát”. Bồ Tát là từ Hán Việt gọi tắt của từ gốc chữ Phạn Bodhisattva – ghép bởi bodhi (enlightenment: giác ngộ) và sattva (essence: bản chất; thể tồn tại trừu tượng). Theo nhà Phật học Edward Conze, Bồ Tát là vị Phật (Bụt) có ba đặc điểm: khao khát đạt được sự giác ngộ hoàn toàn; giàu ḷng từ bi và trí tuệ; gần gũi những người thường và có các suy nghĩ, cảm xúc như họ.1

Với cách hiểu như trên, có thể suy ra trên thế gian từng có và sẽ có không ít vị Bụt - Bồ Tát thực, chỉ có điều thiên hạ không nhận ra hoặc biết quá ít về họ – v́ họ là Bồ Tát mà!

“Cây chổi lau” Thiều Chửu
Và nước ta nửa đầu thế kỷ XX từng có một người hội đủ ba đặc điểm nói trên, một vị Đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cơi đời, như lời thiền sư Lê Mạnh Thát2. Tuy đă đi xa hơn nửa thế kỷ nhưng di sản văn hóa vô giá ngót trăm tác phẩm ông để lại sẽ làm cho con người ấy sống măi. Ông cũng hăy c̣n một học tṛ là ni sư Thích Đàm Ánh, 85 tuổi, hiện trụ tŕ chùa Phụng Thánh (Khâm Thiên, Hà Nội).

Vị Bụt - Bồ Tát ấy là cư sĩ Nguyễn Hữu Kha (1902-1954), quê xóm Cam Đường, làng Trung Tự, phường Đông Tác (nay là tổ dân phố 81, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội). Giới phật tử biết ông dưới bút danh Thiều Chửu – “cái chổi lau” ông nguyện dùng để quét sạch bụi bặm trong ḷng ḿnh và mọi thứ rác rưởi trên đời – một cái tên thật giàu ư nghĩa!

Cư sĩ thuộc đời thứ XIV của ḍng họ Nguyễn Đông Tác có mặt tại thành Thăng Long từ cuối thế kỷ XV. Tổ ba đời của ông là tiến sĩ Nguyễn Văn Lư (1795-1868), nhà văn hóa nổi tiếng. Cha ông là cử nhân Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946), đồng sáng lập viên phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, từng bị đày ra Côn Đảo nhiều năm v́ tội chống Pháp, một đại sĩ phu, như cách gọi của học giả Nguyễn Văn Tố3. Anh ruột ông là nhà sư phạm mẫu mực Nguyễn Hữu Tảo (1900-1966).

Với truyền thống gia tộc như vậy, tại sao Nguyễn Hữu Kha lại chọn con đường làm một cư sĩ Phật giáo dâng cả đời ḿnh cho lư tưởng phụng sự đồng bào? Ta bỗng nhớ tới một câu các phật tử thường nhắc lại: Có một người sinh ra trên thế gian này là v́ hạnh phúc của muôn người...4

Hữu Kha bẩm sinh đa sầu đa cảm lại lớn lên dưới ảnh hưởng sâu sắc của bà nội giàu ḷng nhân ái và người cha say sưa hoạt động yêu nước chống Pháp. Ông kể về tuổi thơ của ḿnh: Nhà nghèo quá, chị em tôi 7-8 tuổi đă phải chăn ḅ cắt cỏ, gánh nước, thổi cơm nấu cám, 10 tuổi tát nước, 12 tuổi cày bừa. Năm tôi 13 tuổi, bố bị giặc Pháp bắt, được hai tháng th́ mẹ sinh con thứ 8. Đẻ được 3 ngày mẹ đă phải đi làm đồng. Tôi suốt ngày đứng ŕnh ở cổng nhà pha (tức Hỏa Ḷ) Hà Nội, hễ thấy bố bị giải sang ṭa án th́ chạy theo, bị lũ mật thám đánh rất đau. Tôi căm thù tủi nhục nhưng thân hèn biết làm ǵ? Đọc truyện ông Gia Phú Nhĩ (Garibaldi) thấy ông nói với bạn làm mối vợ cho ḿnh rằng “Ư Đại Lợi là vợ, Ư Đại Lợi là con”, từ đó tôi nảy ra ư muốn học ông ở điểm đó... Sau đấy tôi không hề nghĩ tới cái đời riêng của tôi nữa. Người ta cho là tôi tin đạo Phật mà không lập gia đ́nh, họ chưa biết nỗi uẩn khúc của tôi từ thuở c̣n thơ dại.

Lời thề cứu khổ, cứu người
Năm sau, Hữu Kha tụng kinh siêu độ trong lễ tang bà nội, khi đọc đến câu Phật nói “Nhân dân là cha mẹ bao đời của ta, ta phải hiếu kính cúng dàng; muôn vật đều có tính Phật, cũng b́nh đẳng với ta; ta phải làm cho mọi người đều b́nh đẳng” cậu bé vô cùng xúc động, thề suốt đời theo Phật để cứu khổ cho muôn người. Quyết tâm ấy càng mạnh hơn sau khi Hữu Kha mục kích cảnh nhục nhă mẹ ông v́ cần vay tiền để làm vốn cho ông đi bán hàng rong mà phải lễ lạt cho lư trưởng bảo lănh và chầu chực như kẻ ăn mày: Tôi thề rằng đời tôi hễ ai thiếu thốn muốn nhờ tôi th́ dù họ chưa hé miệng, tôi đă vâng. Tôi c̣n một bát gạo mà ai đói hơn tôi cũng nhường ngay, thà tôi chịu nhịn4. Hữu Kha một ḿnh xuống Đồ Sơn bán thuốc Nam và bánh kẹo kiếm sống. V́ tin người nên mất hết vốn, ông phải làm phu kéo thuyền, đẩy xe, thậm chí đi ăn xin. Trong hai năm cực nhục ấy, ông ngày một thêm tin yêu triết lư cứu khổ, cứu người của đạo Phật.

Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu từ Côn Đảo về, Hữu Kha giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngă Tư Sở. Hiệu đông khách nhưng t́nh thương người bởi thương thân kia đă sâu lắm nên tôi chỉ giấu giếm bố giúp đỡ người nghèo, v́ thế 3 năm trời hai bố con chỉ đủ ăn chẳng thừa đồng nào4. Bù lại, ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh không công. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (tịnh: trong sạch, liễu: hiểu biết), bắt đầu nghiên cứu đạo Phật.

Tịnh Liễu đi nhiều chùa tham thiền vấn đạo, gặp các vị chân tu nổi tiếng như ḥa thượng Thích Thanh Hanh ở Lạng Giang, ḥa thượng Thích Thanh Thuyền ở Nam Định, cư sĩ Lê Đ́nh Thám ở Huế... Qua chuyến đi này, ông nhận ra xu hướng suy tàn của Phật giáo: Khi đi sâu vào nhà chùa, tôi thấy sự tổ chức ở chùa không đúng một chút nào với lời Phật dạy; trái lại hoàn toàn dập theo khuôn khổ phong kiến chia giai cấp rất khắc nghiệt, hưởng thụ xa xỉ, bỏ mất hẳn cái tinh thần trọng lao động, không theo quy chế “Một ngày không làm một ngày nhịn ăn” của Tổ Bách Trượng. Lại c̣n dùng thuật mê tín vẽ ra đàn tràng cúng bái, đục khoét nhân dân để sống một đời nhàn rỗi. V́ thế tôi nhất định không theo chế độ đó; cho tới ngày nay tôi cũng chỉ là một tín đồ tín ngưỡng triết lư mà thôi. Hơn nữa, nếu có dịp, tôi sẽ đánh đổ cái chế độ mục nát ấy. Sau đó tôi theo đuổi việc chấn hưng Phật giáo4. Chắc đây là lư do Nguyễn Hữu Kha không vào chùa làm sư, mà chỉ làm cư sĩ tu tại gia, suốt đời vừa lao động kiếm sống vừa hoằng dương Phật pháp; không vợ con, trường trai mà mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng giờ Ngọ, quanh năm mặc nâu sồng, đi guốc mộc tự đẽo lấy, đêm nằm trên tấm phản kê dưới nền nhà, không màn, mùa rét đắp chiếc chăn sợi mỏng.

Học giả “lạc khổ”
Năm 26 tuổi, Nguyễn Hữu Kha lấy bút danh Lạc Khổ (“Vui trong cảnh khổ”), bắt đầu dịch kinh Phật ra quốc ngữ – v́ ông thấy kinh người ta tụng toàn là kinh chữ Hán nên họ chẳng hiểu ǵ. Dịch kinh thực sự là việc cực kỳ khó nhọc, phải giỏi cả Hán học, Phật học, nhưng ông quyết làm với suy nghĩ: V́ kém tinh thần tự lập cho nên ta cứ vùi đầu với kinh chữ Hán, ít người dám dịch kinh sang tiếng ta. Kinh chữ Phạn dịch ra chữ Hán được, th́ dịch ra chữ ta cũng được chứ sao! Chữ quốc ngữ của ta rất dễ phổ biến, dịch âm lại đúng hơn chữ Hán5. Tuyển tập 16 kinh cơ bản do Thiều Chửu dịch được Nhà Xuất bản Tôn Giáo in lại năm 2002 là một ghi nhận cố gắng ấy.

Nhờ cần cù tự học, lao động chân tay và trí óc, nên việc ǵ ông cũng giỏi, tháo vát, miệng nói tay làm. Năm 1932, ông tự in tác phẩm của ḿnh là bản dịch Kinh Vô Thường; rồi dùng bút danh Thiều Chửu in Khóa Hư Kinh dịch nghĩa – bản dịch ra quốc ngữ tác phẩm Khóa Hư Lục nổi tiếng của Trần Thái Tông. Học giả Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh) nhận xét: Thiều Chửu là một cây bút rất vững chăi và sâu sắc; căn bản Hán văn của ông rất vững; văn Khóa Hư là văn biền ngẫu rất khó dịch nhưng bản dịch của ông rất đặc sắc, đọc êm tai, nghĩa lư khá rơ ràng6.

Thiều Chửu chưa ngày nào được đi học. Bà nội dạy ông chữ Hán và quốc ngữ; sau đó chỉ nhờ dày công tự học mà ông sớm tinh thông Tứ Thư, Ngũ Kinh, 30 tuổi đă thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, và đặc biệt giỏi Hán học, Phật học. Ông dùng thuốc Nam chữa khỏi bệnh cho nhiều người và viết loạt bài Bà Lang Nhà rất lư thú đăng nhiều kỳ trên báo Đuốc Tuệ. Ni sư Đàm Ánh có câu cửa miệng “Chẳng ai giỏi bằng thầy tôi” và hay kể: ông đỡ đẻ mát tay đến mức nhiều gia đ́nh đến nhờ trước hàng tháng. Việc viết sách báo mang lại thu nhập cao nhưng ông sống rất khổ hạnh, bao nhiêu tiền kiếm được đều đem nuôi trẻ mồ côi, giúp người nghèo khổ. Thời gian tản cư kháng chiến, ông dẫn đầu phá rừng trồng khoai sắn nuôi sống cả trại Tế Sinh của ḿnh. Có thời kỳ 40 người mỗi bữa chỉ có 4 bơ gạo nấu với lá rau khoai lang thế mà ông kiên quyết trả lại mấy lạng vàng (tiền xuất bản tác phẩm của ông) do thượng tọa Tố Liên từ Hà Nội gửi ra

Chấn hưng Phật giáo
Thiều Chửu cộng tác với các phật tử chân chính trong việc theo đuổi lư tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Năm 1933, sa môn Thích Trí Hải từ Hà Nam lên Hà Nội vận động thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ đă đến ngay hiệu Ḥa Kư bàn việc với Nguyễn Hữu Kha. Hồi kư của ḥa thượng Thích Trí Hải kể: Hai người chúng tôi vừa gặp nhau mà tưởng như đă quen nhau từ bao đời… Cuối năm 1933, hàn thử biểu ở Hà Nội xuống tới 7-8oC mà tôi và ông Kha chỉ đắp chung một cái chăn sợi Nam Định mỏng nằm trên chiếc chiếu trải trên nền nhà phố Sinh Từ. Hai ông góp công lớn trong việc sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934). Nhưng khi được mời vào Ban Trị sự hội th́ Thiều Chửu lại do dự v́ thấy ban có mấy quan lại chính quyền. Sau cùng ông nhận lời với ư nghĩ có thể lợi dụng hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa4. Ông kiến nghị hội lập nhà in; hội đồng ư và giao ông quản lư nhà in Đuốc Tuệ; ông đem máy in của ḿnh vào đây làm việc. Thiều Chửu là một trong hai cây bút viết nhiều nhất trên cơ quan ngôn luận của hội là báo Đuốc Tuệ, nhằm tuyên truyền Phật giáo Nhân gian, phê phán tệ mê tín dị đoan trong hoạt động Phật sự. Biết ông liêm khiết, hội giao ông phụ trách tài chính của Ban Hưng công chùa Quán Sứ (1938-1942); qua đó ông có đóng góp lớn cho công tŕnh này.

Tác phẩm cuối cùng Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX xuất bản năm 1952 – cuốn sách viết bằng máu và nước mắt như lời học giả Vũ Tuấn Sán2, thể hiện quan điểm của một phật tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc.

Từ khi biết thuốc Nam, Thiều Chửu chưa bao giờ từ chối lời mời đi chữa bệnh cho bất kỳ ai nhờ vả. Năm 1936, ông cùng bà Cả Mọc (tức Hoàng Thị Uyển, chị ông Hoàng Đạo Thúy) đồng sáng lập Hội Tế Sinh và làm tổng thư kư của hội. Hoạt động quên ḿnh cứu người của ông khi đi cứu giúp nạn nhân trận lụt năm Đinh Sửu, lập trại nuôi trẻ mồ côi, trại nuôi người già nghèo, nhất là hoạt động phát chẩn trong nạn đói 1945... đă mang lại cho ông uy tín rất cao trong xă hội. Chính v́ chung một chí nguyện chịu khổ sở nhọc nhằn để giúp đỡ đồng bào, cả đời không ăn ngon mặc đẹp, không ai có gia đ́nh riêng, nên chúng tôi được nhiều người tin lắm. Rất nghèo mà tiền bao nhiêu cũng có. Năm 1937, lụt tràn hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngoài việc góp sức cho cơ quan cứu tế, tôi cùng cụ Cả Mọc c̣n vận động đi lấy tiền lấy áo; rồi tôi cùng ông Hoàng Đạo Thúy, ông Trần Duy Hưng hằng ngày đem thuốc, tiền, quần áo đi tới từng nhà nạn nhân giúp cho đến khi họ sống được. Khắp hai huyện Quế Dương, Lang Tài, không c̣n sót mấy nhà mà chúng tôi không tới hàng bốn năm lượt, ṛng ră ba tháng như thế cho đến lúc lúa chín.4 Phải chăng v́ thế mà Hồ Chủ tịch từng mời ông làm bộ trưởng Bộ Cứu tế Xă hội trong Chính phủ Cách mạng lâm thời 1945? (nhưng ông khước từ với lư do để tiếp tục làm Phật sự)3.

Sau ngót 30 năm cầm bút, Thiều Chửu để lại 96 tác phẩm viết và dịch đă xuất bản2; đầu tiên là Phép nuôi con (1926). Nổi tiếng nhất có Tự điển Hán Việt xuất bản năm 1942, sau đó em gái ông tái bản hai lần ở Sài G̣n năm 1952 và 1954; tới nay đă in hàng chục lần, là một trong vài sách cùng loại được hoan nghênh nhất Những người Việt học Hán văn không thể không cúi đầu tri ân công tŕnh văn hóa bất hủ này (lời thiền sư Lê Mạnh Thát)2. Năm 2003 một nhóm Việt kiều Pháp biên soạn lại thành Tự điển Hán Việt Thiều Chửu điện tử và phổ biến trên www.viethoc.org.

Bi kịch của một trí thức
Học giả Vũ Khiêu đánh giá Thiều Chửu là một con người chân chính, một nhà trí thức lớn của dân tộc và tặng ông câu đối Nửa kiếp trầm luân, bác cổ thông kim, ḷng bốn bể; Trăm năm phù thế, cứu dân báo quốc, phép muôn đời. Học giả Vũ Tuấn Sán nhận định ông là một hiện tượng khá đặc biệt trong giới trí thức ở thế kỷ XX, một người sống cuộc đời thanh cao, hoàn toàn v́ lư tưởng. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo Việt Nam) coi Thiều Chửu là nhân vật Phật giáo xuất chúng thế kỷ XX. Đại đức Thích Đồng Bổn ca ngợi ông là bậc Nho sĩ, Đại sĩ, Chí sĩ, rạng danh Tiết sĩ. Sách “Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX” tập I viết: Thiều Chửu là một phật tử xứng đáng tiêu biểu cho hàng cư sĩ trong đạo Phật có công lớn trong lịch sử chấn hưng Phật giáo miền Bắc.2

Tiếc thay, do sai lầm của đội cải cách ruộng đất ấp Đồng Tâm, xă Đồng Liên, huyện Phú B́nh, tỉnh Thái Nguyên (nơi ông và đoàn Tế Sinh tạm trú), vị Bụt - Bồ Tát ấy bị quy là “địa chủ” và bị đội xỉa xói mắng nhiếc luôn ba bốn giờ, vu cho đủ các tội ác, dùng những lời nói rất khinh bỉ hà khắc, chỉ khác với đấu tố là (tôi) chưa phải quỳ thôi.4 Một tháng sau, mờ sáng ngày 15-7-1954 tức 16-6 Giáp Ngọ (một ngày sau giỗ cụ Cử Cầu và 5 ngày trước hôm kư Hiệp định Geneva), Thiều Chửu kín đáo tự giải thoát đời ḿnh trên sông Cầu chỗ đập Thác Huống. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan”, v́ nước v́ dân, chỉ có Bồ Tát mới làm được ấy (lời thiền sư Lê Mạnh Thát)2 đă gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới phật tử cả nước. Ít lâu sau, đội cải cách hạ thành phần ông xuống “trung nông”; nhưng ở cái thời kỳ ngạt thở “Nhất đội nh́ trời”, vụ tự vẫn kinh hoàng đó đă bị lợi dụng để phủ bóng đen lên quá khứ sáng ngời của ông. Tới đầu thế kỷ XXI vẫn có người tránh nhắc đến cái tên Thiều Chửu!

Ni sư Đàm Ánh kể ông có dặn đừng vớt xác ḿnh, nhưng các hậu duệ và học tṛ không ai nỡ làm thế. Sau ḥa b́nh lập lại, họ rước hài cốt ông về Hà Nội, cuối cùng an táng tại nghĩa trang Thanh Tước (số mộ 170-C3). Tháng 6-2002, các hậu duệ ông cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và tạp chí Tia Sáng đă tổ chức “Sinh hoạt lịch sử tưởng niệm 100 năm sinh nhà văn hóa Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội.

Trước khi về với tổ tiên, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chủ tịch, thư dặn ḍ các học tṛ phấn đấu theo kháng chiến chống Pháp đến cùng và viết lời kết bản Tự Bạch (cũng gửi Hồ Chủ tịch) như sau: “Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến c̣n có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, th́ tôi c̣n biết van vỉ làm sao được nữa”.


Nguyễn Hải Hoành


 

 huutrinon
 member

 REF: 700906
 09/29/2015

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
... Chưa biết hư thật ra sao ? nhưng bấm 1 like cho RC,đă ra công sức, sưu tầm những tài liệu hay,nhằm fục hưng lại cho đọc giả biết, những việc hay,người tốt...

Hán Việt Tự điển ( Thiều Chửu )...


 

 taolao
 member

 REF: 700927
 09/29/2015

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn bác Rông cho tl tôi sáng mắt ra, tiếc là hôm nay k rảnh để dọc hết xin đọc lại lần sau vậy. Bác rông có biết http://phatgiaoquangnam.vn/tieu-su-duc-vua-phat-hoang-tran-nhan-tong/ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG là 1 vị vua k ạ?

 

 rongchoi123
 member

 REF: 700941
 09/30/2015

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
taolao nên đọc hết cả hai bài tôi sưu tầm đó cũng giải mă tại sao ngoài bắc năm 1954 họ chết đói nhiều vậy. Hậu quả của sự phá bỏ tất cả để xây dựng XHCN nó kinh khủng thế đấy.

Vua Trần Nhân Tông chính là Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hoàng là hoàng đế, hoàng đế Phật = Phật hoàng.

Đây là ông vua theo đạo Phật, đi tu.
Vua này gọi là hoàng đế v́ thời đó VN mạnh chinh phục Chiêm Thành, Lào mở rộng bờ cơi.


 

 rongchoi123
 member

 REF: 701471
 10/20/2015

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trái ngược với Thiểu Chửu là nhà sư hổ mang này


Chắc các bạn c̣n nhớ tên này: sư này chính là Thích Thanh Cường. Nhà sư chuyên khoe điện thoại vertu, Iphone,.... trước đây. Hắn đang làm tṛ ở Mỹ.

Sư quốc doanh đang bành trướng mạnh mẽ từ VN qua Mỹ.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network