Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Tào Tháo - gian hùng đáng yêu ?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 54296
 07/30/2009



Tào Tháo - gian hùng đáng yêu ?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Nói về Tam Quốc, không thể không nói đến Tào Tháo, v́ Tam Quốc chính là Ngụy Thục Ngô, mà vị Hoàng đế khai quốc của nhà Ngụy trên thực tế chính là Tào Tháo. Đương nhiên trong thời gian tại vị Tào Tháo không hề xưng đế, sau khi Tào Tháo chết, con ông ta là Tào Phi mới xưng đế, truy phong Tào Tháo là Ngụy Vũ Đế, nhưng có thể khẳng định Tào Tháo chính là người khai sáng trên thực tế của nhà Ngụy.

Danh tiếng Tào Tháo trên lịch sử không tốt đẹp lắm, người khách khí gọi ông ta là gian hùng, không khách khí th́ gọi ông ta là gian tặc nhưng Lỗ Tấn tiên sinh th́ nói, “Tào Tháo kỳ thực có một con người có tính cách riêng, chí ít cũng là một anh hùng. Tôi tuy không cùng một đảng với Tào Tháo nhưng rất bái phục ông ta”. Có thể nói, từ thời cận đại trở lại đây Lỗ Tấn chính là người đầu tiên lật lại bản án của Tào Tháo. Như thế luôn luôn có ba cách b́nh giá đối với Tào Tháo: Anh hùng, gian hùng, gian tặc. Như vậy cách b́nh giá nào là chính xác?

Nhưng khi chúng tôi đi làm rơ h́nh tượng lịch sử của Tào Tháo, chúng tôi đă phát hiện ra một vấn đề chính là h́nh tượng lịch sử cũng không mấy rơ ràng. Ví dụ, dân gian đều nói Tào Tháo là gian, rất nhiều người không thích Tào Tháo. Tô Đông Pha từng nói, vào thời Bắc Tống, trong dân gian có rất nhiều người kể chuyện lịch sử, chính là những người kể lại sách, khi kể Tam Quốc, nói đến thất bại của Lưu Bị, mọi người nghe đều chảy nước mắt khóc thương, khi nói thất bại của Tào Tháo, mọi người đều vỗ tay vui mừng. Như thế chứng tỏ, chí ít, vào thời Bắc Tống Tào Tháo là một người không được yêu thích. V́ sao Tào Tháo lại không được người ta thích? Ông ta làm những việc mà người dân không thích? Điều này không nằm ngoài ba điều kiện sau:

Một là, con người Tào Tháo vốn gian trá. Nhưng mà điều này không tính v́ rằng việc dụng binh không quản gian trá, những người đánh trận nói chung đều cần gian trá, nhưng mà anh nói đối thủ của anh th́ nói là gian trá xảo quyệt, nói về ḿnh th́ nói là túc trí đa mưu, thực tế chỉ có thể nói, việc dụng binh không quản gian trá.

Thứ hai, là nói ông ta soán ngôi nhà Hán. Việc này với chúng ta không quan hệ ǵ, Hoàng đế của vương triều này v́ sao nhất định phải mang họ Lưu, v́ sao không thể mang họ Tào? Nói rằng họ Tào thay họ Lưu chính là gian th́ rơ ràng là không ổn.

Điều khiến dân gian không vừa ḷng nhất đối với Tào Tháo chính là câu nói: “Thà ta phụ người thiên hạ chứ không thể để người thiên hạ phụ ta”. V́ một người khẳng định tự ḿnh có lỗi với tất cả con người trong thiên hạ cũng không để cho người trong thiên hạ làm việc có lỗi với ḿnh, con người này thật là quá xấu, v́ thế những người dân thường rất ghét Tào Tháo.

Chúng tôi muốn làm rơ sự việc này là thật hay là không thật. Nếu như đó không phải là sự thật th́ đây há chẳng phải là một án oan hay sao? Nếu như là án oan, chúng ta há chẳng phải là nên sửa lại án cho Tào Tháo hay sao? Thế nhưng việc này những ghi chép trên sử sách lại khá mâu thuẫn.

Trên đại thể là câu chuyện như thế này: Tào Tháo v́ bị Đổng Trác hăm hại, Tào Tháo từ kinh thành thoát thân, chạy qua một người bạn cũ của gia đ́nh, tên người bạn cũ này là Lă Bá Sa. Lúc Tào Tháo đến nhà Lă Bá Sa, Lă Bá Sa không ở nhà, v́ thế mới phát sinh thảm án Tào Tháo giết toàn bộ gia đ́nh Lă Bá Sa.

Câu chuyện này có ba dị bản: Bản thứ nhất nói rằng Lă Bá Sa không có ở nhà, con Lă Bá Sa và những người khách trong nhà thấy Tào Tháo mang theo rất nhiều tiền nên nổi tà tâm muốn cướp đoạt của Tào Tháo v́ thế dắt ngựa của Tháo đi. Lúc đó Tào Tháo tỉnh dậy rút kiếm giết những người này. Đây gọi là pḥng vệ chính đáng. Câu chuyện này được ghi chép trong cuốn sử nào? Chính là “Ngụy thư”. Ngụy thư chính là cuốn sách sử của người nước Ngụy của Tào Tháo viết v́ thế cũng không nhất định có thể tin tưởng được, bởi v́ Tào Tháo là thái tổ của họ, v́ thế rất có khả năng họ muốn dàn xếp một màn kịch cho Tào Tháo. Điều này cũng rất khó có thể nói được.

Ghi chép thứ hai nói, Tào Tháo ở trong nhà của Lă Bá Sa nghe thấy tiếng con của Lă Bá Sa chuẩn bị nồi niêu, có tiếng động, Tào Tháo lại là tội phạm bị Đổng Trác phát lệnh truy nă, Tháo nghi hoặc, “nghi nó hại ḿnh”, liền giết cả nhà Lă Bá Sa. Việc này gọi là ngộ sát.

Dị bản thứ ba cũng không khác nhiều lắm, cũng nói Tào Tháo nghi ngờ những người trong nhà Lă Bá Sa muốn hại ḿnh, sau đó đă giết toàn bộ gia đ́nh ông ta. Giết người xong, Tào Tháo c̣n thê lương mà nói rằng: “Thà ta phụ người chứ đừng để người phụ ta”. Xem xét t́nh huống thứ ba này có thể tin rằng Tào Tháo ngộ sát gia đ́nh Lă Bá Sa, cũng nói câu nói đó, xem xem đây là cảnh tượng ra sao. Là Tào Tháo nghi ngờ những người này muốn hại ḿnh, đương nhiên sự nghi ngờ ở đây có phần quá đáng, sau đó đă giết cả gia đ́nh Lă Bá Sa. Giết người xong mới biết là ḿnh ngộ sát, rồi mới thê lương mà nói câu nói đó.

Hai chữ “thê lương” ở đây là rất quan trọng. Chính là giết nhầm người, sau đó, ông ta cũng cảm thấy rất buồn, tự an ủi ḿnh, được rồi được rồi, thà rằng ta phụ ḷng người khác, chứ không thể để người khác phụ ḷng ta được. Chúng ta thử quan sát và thể nghiệm hoàn cảnh này một chút, câu nói mà Tào Tháo nói chính là một cách để an ủi chính ḿnh, tự biện giải cho chính ḿnh, v́ thế đă miễn cưỡng tự bào chữa cho hành vi sai lầm của ḿnh. Đến “Tam Quốc diễn nghĩa” Tào Tháo biến thành một kẻ cực kỳ tàn ác, tác giả tiểu thuyết này đă thêm vào phía trước câu nói “Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta” hai chữ “thiên hạ”.

Đây là điểm bất đồng lớn nhất. Khi đó, Tào Tháo nói câu nói này chỉ là từ việc mà bàn việc, tuy ta là sai, ta giết nhầm người, ta có lỗi với người, hiện tại ta cũng không có cách nào, hiện tại ta cũng không c̣n đường nào khác, cũng chỉ đành để ta có lỗi người chứ không để người có lỗi với ta. Ở đây nên nói là Tào Tháo vẫn c̣n một phần thiện ư ở bên trong, nhưng đến Tam Quốc diễn nghĩa biến thành một câu nói rất cường bạo, nói ta có lỗi với người thiên hạ chứ không thể để người thiên hạ có lỗi với ta, như thế th́ thật là một tên đại gian tặc.

V́ thế nói Tào Tháo có chỗ gian hiểm độc địa th́ thật là có điểm đáng nghi. Nhưng cho dù như thế, trong b́nh Tam Quốc diễn nghĩa của Mao Tôn Cương vẫn nói những câu như vậy, Mao Tôn Cương nói ǵ, ông ta nói: “Đó là chỗ Mạnh Đức (tức Tào Tháo) khác với người khác”. Ông ta nói, cho dù là như vậy th́ cũng là chỗ Tào Tháo không giống với người b́nh thường, là chỗ vượt qua chúng ta! Ông ta nói v́ sao? Ông nói nếu như là người khác, chắc chắn sẽ nói, thà rằng người trong thiên hạ đều có lỗi với ta chứ không để ta có lỗi với người trong thiên hạ. Ông nói nếu đổi là người khác đều sẽ nói như vậy nhưng thực tế th́ sao? Trên thực tế, họ đều làm như Tào Tháo, nhưng chỉ có Tào Tháo mới thẳng thắn nói ra câu nói này. Mao Tôn Cương cũng cho rằng, Tào Tháo tuy gian trá nhưng trong gian trá vẫn có chỗ chân thành, thẳng thắn, chí ít ông ta cũng dám nói ra câu nói gian trá, ông ta là một tiểu nhân chân chính, không phải ngụy quân tử. V́ thế Mao nói rằng đây chính là chỗ Tào Tháo vượt qua những người khác, bởi v́ trên thế giới này ngụy quân tử thực tế là rất nhiều.

Trong gian trá có sự chân thành, đó chính là một đặc trưng tính cách của Tào Tháo. Tào Tháo là một người gian trá, điều này không thể phủ nhận nhưng ông ta cũng có mặt thẳng thắn và chân thành. Chúng ta hay xem điểm mẫu thuẫn này trong tính cách của Tào Tháo.

Đầu tiên hăy nói về sự gian trá của Tào Tháo, một ví dụ thể hiện rơ nhất sự gian trá của Tào Tháo chính là sự việc phát sinh trong cuộc chiến với Viên Thiệu. Chúng ta biết rằng trong thời kỳ Tam Quốc có ba chiến dịch lớn, thứ nhất chính là cuộc chiến Quan Độ giữa Tào Tháo và Viên Thiệu (Quan Độ chi chiến), thứ hai là cuộc chiến Xích Bích giữa Tào Tôn (Xích Bích chi chiến), thứ ba là cuộc chiến Di Lăng giữa Tôn Lưu. Sau cuộc chiến Quan Độ chính thức xác lập địa vị lịch sử của ḿnh. Trận chiến này vô cùng gian khổ, vô cùng gay go. Khi đó, hai bên đối đầu chưa ngă ngũ mà lương thực quân Tào đă không c̣n nhiều.

Chúng ta đều biết đánh trận dựa vào cái ǵ? Trừ dũng khí, vũ khí và thực lực, trọng yếu nhất vẫn là lương thực, v́ thế mới nói, “binh mă chưa động, lương thảo đă phải đi trước”, không có lương thực một trận cũng không thể đánh nổi. Thực tế Tào Tháo lúc này đă sắp hết lương thực, ngay một lúc không thể có thêm ngay được. Lức này trong doanh trại của quân Viên Thiệu có một mưu sĩ gọi là Hứa Du đột nhiên đến đầu quân cho Tào Tháo, Tào Tháo nghe tin này rất vui mừng, “Tiển túc nhi xuất”. Thế nào gọi là “tiển túc”? Chính là chân trần mà chạy ra. Khi đó Tào Tháo để chân trần mà chạy ra đón Hứa Du là v́ nguyên nhân ǵ, ư nghĩa ǵ. Ở đây có hai loại khả năng:

Một khả năng là không kịp mang giày, có thể là đang rửa chân hay làm ǵ đó vừa nghe thấy Hứa Du tới là để chân đất chạy ra ngoài, rất vui mừng. Khả năng thứ hai là biểu thị sự tôn trọng v́ lễ nghĩa thời cổ chân trần chính là bày tỏ sự tôn kính. Chung ta đều biết Tào Tháo sau khi có địa vị cao, Hán Hiến đế ban cho Tào Tháo một đăi ngộ đặc biệt gọi là được đeo kiếm và đi giày vào điện chầu gọi là “kiếm lữ thượng điện”. Kiếm ở đấy là đeo kiếm, anh có thể đeo kiếm đi gặp Hoàng Đế, lữ chính là mang giày, điều chứng tỏ rằng người b́nh thường không thể mang giày khi đi gặp Hoàng đế. Vậy có thể đeo tất không? C̣n phải xem địa vị của anh ra sao. Địa vị cao có thể “Vát nhi đăng tịch”, đeo tất mà lên chỗ ngồi, nếu địa vị thấp một chút chắc chắn là phải đi chân trần. V́ thế đi chân đất có thể là thể hiện sự kính trọng.

Sau khi Tào Tháo chân đất mà chạy ra ngoài rồi thế nào? Vỗ tay mà cười, xoa tay mà cười, nói rằng ai ya ya ya, Tử Viễn ông đă đến rồi, “ngô sự tề hỹ”, việc của ta thế là sẽ thuận lợi rồi. Sau đó mời Hứa Du vào trong doanh trại ngồi. Hứa Du hỏi, nói, Tào công, t́nh h́nh của ông thế nào, “quân lương c̣n được bao nhiêu”? Tào Tháo nói khà khà khà, quân lương của tôi vẫn c̣n đủ, đủ dùng cho một năm. Hứa Du nói, cho ông thêm một cơ hội. Tào Tháo nói, ai ya, thật ngại quá, vừa rồi là nói đùa thôi, nói thật với ông, chỉ c̣n đủ một tháng thôi. Sau đó Tào Tháo nói một câu mà Lưu Bang rất thích nói, “vi chi nại hà?”, làm thế nào đây? Hứa Du nói: “Công cô quân độc thủ, ngoại vô cứu viện, nhi lương cốc dĩ tận, thử nguy cơ chi nhật tử dă”, nói rằng, ông mang một đám quân, đơn độc tấn công, lương thảo đă hết rồi, điều này là rất nguy hiểm, làm thế nào ư? Tôi nói cho ông biết, tại tất cả các nơi Viên Thiệu tàng trữ lương thực, có chỗ nào ông có thể qua được th́ nhanh chóng phái khinh binh đến nơi đó đốt hết lương thảo, không quá ba ngày, quân của Viên Thiệu tất sẽ loạn.

Tào Tháo nói rất hay, sau đó tự ḿnh dẫn năm ngàn kỵ binh, ngay trong đêm đó đi tắt qua đường nhỏ, mặc trang phục của quân Viên Thiệu, gặp phải quân canh trên đường th́ nói rằng Viên Thiệu sai chúng tôi đi làm việc này việc này, cứ thế đi vào quân doanh của quân Viên Thiệu. Doanh trại quân Viên Thiệu vừa nh́n thấy quân Tào đốt lương thực, đương nhiên cũng liều chết chiến đấu, khi đó t́nh h́nh rất căng thẳng. Quân tả hữu của Tào Tháo chạy lại nói, Tào công, địch quân đến rồi. Tào Tháo nói, sợ cái ǵ? Quân địch đến ngay sau lưng ta hăy nói câu này, tấn công. Sau đó đă đốt toàn bộ lương thảo của quân Viên Thiệu, từ đó mà thay đổi hoàn toàn thế cục hai bên.

Có thể nói trong tính cách của con người Tào Tháo có một mặt gian trá, nhưng tôi cảm thấy loại gian trá này trên một ư nghĩa nào đó cũng là do bị ép buộc mà ra. Trong một hoàn cảnh hiểm ác như thế, nếu như mọi việc đều nói thực th́ c̣n có thể đủ để thắng quân địch hay không? Ông ta không thể không nói dối rồi sau đó biến thành một thói quen nói dối.

Trong cuộc chiến giữa Tào Tháo và Trương Tú, con cả của Tào Tháo là Tào Ngang hy sinh trong cuộc chiến, vợ cả của Tào Tháo là Đinh Phu nhân v́ quá đau ḷng mà chết đi sống lại. V́ Đinh phu nhân là vợ cả của Tào Tháo nhưng lại không có khả năng sinh nở. Người thiếp của Tào Tháo sinh ra người con cả của Tào Tháo, chính là Tào Ngang, sau khi sinh ra Tào Ngang th́ người thiếp này qua đời, Tào Tháo đă đem Tào Ngang cho Đinh phu nhân nuôi dưỡng. Đinh phu nhân coi đứa con này như con của chính ḿnh, t́nh cảm rất sâu nặng.

Tào Tháo bị bại trong trận chiến này là v́ khi đó ông ta vội đắc ư vong h́nh. Trong cuộc chiến tranh với Trương Tú ông ta chưa đánh th́ Trương Tú đă vội đầu hàng. Đầu hàng xong, Tào Tháo không chỉ thâu nhận quân đội của Trương Tú mà c̣n thâu nhận luôn cả thím của Trương Tú. Thím của Trương Tú là một mỹ nữ. Con người Tào Tháo lại rất hiếu sắc, đi đến bất cứ nơi nào ông ta cũng nạp mỹ nữ v́ thế mới thâu nạp thím của Trương Tú. Trương Tú bị mất thể diện, lại thêm các nguyên nhân khác đă khiến Trương Tú phản bội lại Tào Tháo, bất ngờ đột kích quân Tào.

Trong cuộc chiến này, Tào Ngang chết, cháu của Tào Tháo là Thảo An Dân cũng mất mạng, c̣n mất cả một vị tướng yêu của Tháo là Điển Vi. Đinh phu nhân v́ mất con mà không chịu, khóc lóc ầm ĩ đ̣i Tào Tháo trả con, “Ông trả lại con của tôi! Ông đem con của tôi vứt ở nơi nào rồi! Mà cái thứ nhà ông, từ sáng đến tối chỉ như thứ đàn bà, làm hại con của tôi chết mất rồi, không thể tin được”. Tào Tháo thấy phiền, cút, về nhà của bà đi. Đi th́ đi mà, tôi về nhà mẹ đẻ, không sống cùng ông nữa, thế là Đinh phu nhân về nhà mẹ đẻ.

Qua nửa năm sau, khoảng chừng vài tháng sau, Tào Tháo cảm thấy hối hận, sau đó tự ḿnh đánh xe đến nhà mẹ đẻ Đinh phu nhân muốn đón Đinh phu nhân quay về. Việc này đối với chúng ta ngày nay là việc hết sức b́nh thường. Hai bên căi nhau, vợ giận về nhà mẹ để, như thế chẳng phải chồng mang bộ mặt cười cười, nói vài câu dễ nghe th́ có thể đón vợ về nhà rồi. Tào Tháo th́ làm điều này không dễ chút nào. Thử nghĩ đến tính cách Diêm Vương của Tào Tháo, thế mà ông ta cũng làm như thế, cũng đi đón Đinh phu nhân.

Đinh phu nhân ở nhà làm ǵ? Dệt vải. Tào Tháo đến mà bà vẫn không đứng dậy đón tiếp, cũng không quan tâm, Tào Tháo cảm thấy rất khó nói, ngập ngừng tiến lại: Dệt vải à?... Đừng dệt nữa, cùng ta về nhà. … Tào Thào liền bước lại, dùng tay đặt lên lưng Đinh phu nhân: Ây, đừng có trẻ con nữa, bảo bối, cùng ta về nhà được không? Chúng ta cùng ngồi xe về nhà được không? Nên nhớ động tác này là rất quan trọng. Động tác “phủ kỳ bối” (xoa lên lưng) là một động tác biểu hiện t́nh yêu của nam giới đối với nữ giới. Đinh phu nhân tiếp tục, “xoẹt xoẹt”… “xoẹt xoẹt”. Tào Tháo cảm thấy rất mất hứng: Bà không về hả? Không về th́ ta đi đây? “Xoẹt xoẹt”… “xoẹt xoẹt”.

Tào Tháo đi đi ra ngoài, đi đến cửa th́ quay đầu lại một lần: Đừng thế nữa, cùng ta về nhà được không? “Xoẹt xoẹt”… “xoẹt xoẹt”…. Ây, xem ra duyên phận vợ chồng của chúng ta đă hết rồi, đành vậy. Sau đó Tháo t́m phụ thân của Đinh phu nhân, nói: Nhạc phụ đại nhân, là ta có lỗi với con gái của ngài , nhưng cô ấy khong chịu cùng ta quay về. Như thế này vậy, cô ấy vẫn c̣n trẻ, đừng bắt cô ấy ở vậy, ngài hăy gả cô ấy đi, cho cô ấy cải giá.

Thử tưởng tượng một con người tính cách Diêm Vương, ḷng dạ sắt đá như Tào Tháo mà làm được đến nước ấy quả thật là không dễ chút nào, nó chứng minh rằng ông ta rất trọng t́nh nghĩa. Đương nhiên, cuối cùng cha của Đinh phu nhân vẫn không dám gả Đinh phu nhân đi, Đinh phu nhân không cải giá, đến cuối cùng cũng không cải giá. Có lẽ nhạc phụ của Tào Tháo cũng không dám gả mà Đinh phu nhân cũng không muốn cải giá, cũng không có ai dám lấy. Thử hỏi ai dám lấy vợ trước của Diêm Vương? Chẳng phải là tự t́m rắc rối cho ḿnh sao?

Việc này Tào Tháo vẫn cánh cánh trong ḷng, khi Tào Tháo lâm chung đă nói một câu như thế này. Cuộc đời ta việc tốt cũng làm qua, việc xấu cũng đă làm qua, có thành công cũng có thất bại. Khi ta không c̣n nữa, chỉ có một việc, khi ta xuống ḷng đất rồi, đến Cửu tuyền rồi, Tử Hưu - tên tự của Tào Ngang, nói Tử Hưu nếu như khóc lóc đ̣i ta trả mẹ, ta thật không biết trả lời làm sao. Thử nghĩ Tào Tháo cả đợi phạm bao nhiêu sai lầm, nhưng ông ta tự nhận việc sai lầm lớn nhất trong đời chính là việc này, chính là làm cho vợ của ḿnh giận mà bỏ đi! Điều này nói rơ Tào Tháo là một người đa t́nh, là một người trọng t́nh cảm. Đó chính là sự ôn ḥa t́nh nghĩa của Tháo.

Nhưng nếu như bạn cho rằng Tào Tháo rất dịu dàng, ôn ḥa th́ bạn sai rồi. Tào Tháo là người rất tàn độc, có thể nói là trở mặt là không quen biết người nữa rồi. Ví dụ như ở trên nói đến Hứa Du. Hứa Du đến đầu hàng quân Tào đă tạo nên một tác dụng quan trọng. v́ thế Hứa Du rất lấy làm đắc ư. Hứa Du thường nói với Tháo, ây, A Man… (tên mụ của Tào Tháo). Ông ta không gọi những ǵ là Tào công, Minh công hoặc là Thừa tướng mà dùng tên mụ để gọi. Tào Tháo có hai tên mụ, một là Cát Lợi, một gọi là A Man, Hứa Du gọi ông tên mụ của ông ta: A Man à, nếu như không có Hứa Du này, ông khó mà có được ngày hôm nay à! Tào Tháo chỉ cười nói, à, đúng đúng đúng, Hứa tiên sinh nói rất đúng, nếu như không có ông giúp đỡ ta chắc chắn không có được ngày hôm nay.

Nhưng mà Hứa Du không ngừng nói. Điều này là rất đáng ghét, đúng không? Chẳng khác bạn tặng tôi một cái áo, tôi mặc lên rất đẹp, tôi đương nhiên rất vui mừng. Nhưng mỗi lần tôi mặc chiếc áo đó là bạn lại xuất hiện đứng trước nói với mọi người, ây, mọi người nh́n xem, chiếc áo của anh ta là do tôi tặng, nếu như tôi không tặng cho anh ta chiếc áo này có lẽ anh ta không có áo mặc. Như thế tôi có thể vui được không? Huống chi ở đây là Tào Tháo? Có một lần Tào Tháo đánh hạ Nghiệp Thành, Hứa Du lại đứng trước mặt mọi người nói, mọi người xem, nếu như không có câu nói của ta, th́ họ Tào các người không thể tiến vào cánh cửa này được. Tào Tháo thực là không thể nhịn hơn được nữa, giết, đem Hứa Du giết. Điều này chính là sự tàn ác của Tào Tháo.

Tào Tháo giết một người có ơn với ông ta là Hứa Du, nhưng lại bỏ qua rất nhiều việc sai trái của người khác với ông ta. Có thể nói ví dụ như một người gọi là Ngụy Chủng, vốn là một thủ hạ của Tào Tháo. Tào Tháo có một thời gian mà chúng ta đều biết là không thuận lợi, bị đẩy vào nghịch cảnh, đẩy vào khốn cùng, khi đó có rất nhiều thủ hạ phản bội Tào Tháo. Tào Tháo rất tự tin nói rằng cho họ đi, người của ta không thể đi hết được, như Ngụy Chủng, ông ấy sẽ không phản bội ta. Kết quả là, Ngụy Chủng vẫn phản bội, Ngụy Chủng cũng bỏ đi. Tào Tháo rất giận, Tào Tháo nói giỏi lắm Ngụy Chúng, ngươi cũng phản bội ta. Nêu ngươi có bản lĩnh th́ chạy đến chân trời góc biển, phía bắc ngươi có bản lĩnh th́ chạy sang Hung Nô, phía nam có bản lĩnh th́ người chạy sang Việt Nam, c̣n nếu người không chạy được xa như thế th́ ta nhất định bắt người lại, tuyệt đối không tha cho ngươi.

Sau đó Ngụy Chủng bị bắt làm tù binh, tất cả mọi người đều nói rằng Tào Tháo nhất định sẽ giết ông ta. Tào Tháo th́ sao? Tào Tháo nghĩ một lát, được rồi, Ngụy Chủng là một nhân tài, thả ra, nên làm chức quan ǵ th́ vẫn làm chức quan đó. Đấy là chỗ khoan dung của Tào Tháo vậy.

Tào Tháo xác thực là một người rất khoan dung. Khi Tào Thánh đánh nhau với Viên Thiệu, Viên Thiệu t́m được một văn nhân, tên gọi là Trần Lâm, thảo một thiên hịch văn. Hịch văn là ǵ, đó chính là bài văn phê phán đối phương. Bởi v́ trong chiến tranh thời cổ đại muốn xuất quân phải có danh nghĩa, nghĩa là nếu anh muốn đánh ai th́ anh phải có tên gọi, có tên gọi rồi th́ đội quân của anh mới có thể gọi là đội quân chính nghĩa.

Viên Thiệu mời Trần Lâm thảo một bài hịch. Trần Lâm có nghề cầm bút, hạ bút là vạn lời, như sóng như gió mắng chửi Tào Tháo. Chửi từ đâu? Từ tổ tiên của Tào Tháo trở đi. Trên thực tại mà nói th́ đây là thứ rất tồi trong văn hóa Trung Quốc. Cứ chửi người là chửi đến cha mẹ người ta, cứ chửi người là chửi đến tổ tông tám đời người ta. Động một cái là tổ tiên tám đời của anh ra sao, đây là truyền thống không tốt, Trần Lâm cũng không ngoại lệ.

Sau đó Viên Thiệu bị đánh bại, Trần Lâm bị bắt làm tù binh. Thủ hạ bắt Trần Lâm đến trước mặt Tào Tháo, Tào Tháo nói: Trần Lâm à, hai bên giao chiến, đều đưa ra hịch văn, điều này là rất b́nh thường, nhưng mà, người chửi ta th́ cũng đành đi, ngươi chửi cha mẹ ta làm ǵ, cha mẹ ta làm ǵ đắc tội với người. Không tốt đâu! Trần Lâm nói: Xin lỗi, mũi tên đă lên cung rồi, không thể không bắn. Tào Tháo nói, hay hay hay, được rồi, được rồi, người cũng là một nhân tài, hăy để cho người làm một người cầm bút. Trần Lâm về sau trở thành người “thư kí” cho Tháo. V́ thế có thể nói Tào Tháo rất khoan dung vậy.

Nhưng mà Tào Tháo cũng là người có tâm địa báo thù rất lớn, phàm là những người đắc tội với Tháo tựa hồ không có ai không bị báo thù. Đương thời có một vị danh sĩ, gọi là Biên Nhượng. Biên Nhượng là một nhà học giả uyên thâm, cũng là một đại văn học gia văn chương rất hay và rất xem thường Tào Tháo. Bởi v́ Tào Tháo xuất thân không tốt, ông của Tháo vốn là Thái giám. Nhà Đông Hán chính là bị bọn thái giám làm cho suy sụp v́ thế những người có học, những người trí thức, sĩ đại phu đều rất xem thường và hận nhất chính là thái giám. Mà cha của Tào Tháo chính là con nuôi của thái giám. Tào Tháo cũng giống như là con của con nuôi thái giám nên họ xem thường.

Biên Nhượng cũng rất xem thường Tháo, rất hay nói những câu làm nhục Tào Tháo. V́ thế sau đó Tào Tháo sau khi Tào Tháo đánh dẹp vùng đất nơi Biên Nhượng ở đă không hề lưu t́nh đem Biên Nhượng giết. Cùng với Biên Nhượng c̣n một số người trí thức nữa, có người chạy được, chạy được rồi cũng không thoát được sau đó đành quay lại đầu thú. Trong đó có một người tên gọi là Hoàn Thiệu đến đầu thú với Tào Tháo, quỳ xuống cầu xin, dập đầu, đau khổ khóc lóc, cầu xin tha thứ. Tào Tháo th́ sao? Kha kha kha, khóc, sợ, quỳ, cầu xin tha thứ, quỳ th́ không giêt sao? Cầu xin tha thứ th́ không giết? Lôi ra, giết. Sự việc này có ảnh hưởng rất xấu. Đương thời đă dẫn đến một cuộc phản loạn, Tào Tháo người làm sao có thể đối xử với người có học như vậy?

Trong đó c̣n có một người có tên là Trần Cung, chính là v́ rời khỏi Tào Tháo sang đầu quân cho Lă Bố. Trong “Tam Quốc diễn nghĩa” nói, Trần Cung rời bỏ Tháo là v́ Tào Tháo giết cả gia đ́nh Lă Bá Sa. Không đúng, chính sử nói, Trần Cung v́ việc Tháo giết Biên Nhượng, Hoàn Thiệu mà không chấp nhận được nên đă bỏ Tháo quyết tâm giúp Lă Bố đánh Tào Tháo. Sau khi Lă Bố bị đánh bại, Trần Cung bị bắt, Tào Tháo vẫn không muốn giết ông ta. Tào Tháo nói với Trần Cung chỉ cần ngươi đầu hàng th́ chuyện cũ sẽ không xét đến nữa. V́ khi đó Tào Tháo cảm thấy cách làm của ḿnh trước đây không đúng. Ông ta cảm thấy là tể tướng phải phóng khoáng, nên có một chút phong độ của của đại tướng quân, v́ ông ta cũng không giết Trần Cung. Trần Cung ngược lại kiên quyết không đầu hàng. Tào Tháo cũng không c̣n cách nào, chỉ đành giết ông ta.

Trước khi giết Trần Cung, Tào Tháo lại hỏi một câu như thế này. Tháo nói, Công Đài à Công Đài (Trần Cung tên tự là Công Đài), ông sắp chết rồi, mẹ của ông làm thế nào? Trần Cung nói, ta nghe nói người dùng đức hiếu mà trị thiên hạ th́ không sát hại cha mẹ người khác, mẹ của ta thế nào, đành nhờ vào Tào công ông coi sóc vậy. Tào Tháo nói được, Công Đài à Công Đài, sau khi ông chết vợ và con cái ông phải làm thế nào? Trần Cung nói, Ta nghe người dùng đức nhân mà trị thiên hạ không ai sát hại vợ con người ta, vợ con của ta sau này ra sao cũng nhờ Tào công ông coi sóc cho. A, Tào Tháo nói, được, thế th́ tiễn ông lên đường. Sau đó Tháo bắt đầu khóc vừa khóc vừa tiễn Trần Lâm ra pháp trường. Sau đó Tào Tháo đón gia đ́nh Trần Lâm đến phủ của ḿnh đối đăi với người nhà Trần Cung rất tốt.

V́ thế con người Tào Tháo rất phức tạp, trở lên chúng ta đă nói đến rất nhiều phương diện nhưng vẫn chưa phải là toàn bộ tính cách của Tào Tháo, chỉ là một bộ phận trong tính cách của ông ta. Tào Tháo vừa xảo trá vừa thành thực, vừa ấm áp t́nh người vừa độc ác tàn nhẫn, vừa khoan dung, độ lượng lại vừa thù dai. Nếu như bạn chỉ xem một câu chuyện về Tào Tháo, chỉ nh́n một mặt của Tào Tháo th́ kết luận mà bạn đưa ra chỉ giống như thầy bói xem voi, vị tất đă là toàn diện. V́ thế trong quan điểm của tôi, Tào Tháo là có thể nói là một trong những tính cách phức tạp nhất, một h́nh tượng đa dạng nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Ông ta thông minh tuyệt đỉnh nhưng cũng ngu dốt vô cùng, giảo hoạt gian trá lại vừa bộc trực, chân thành, rộng răi đại độ nhưng cũng nghi thần nghi quỷ, khoan dung độ lượng nhưng cũng hẹp ḥi bụng dạ. Có thể nói là phong thái đại gia, mồm miệng tiểu nhân, khí khái của đấng anh hùng nhưng cũng có t́nh cảm nữ nhi thường t́nh, tính xấu của Diêm Vương nhưng cũng có ḷng dạ Bồ Tát. Một con người như vậy, dường như trên người ông ta có rất nhiều khuôn mặt khác nhau, lúc th́ đưa ra bộ mặt này, lúc th́ thể hiện với chúng ta một gương mặt hoàn toàn khác.

Nhưng mà mọi người nên chú ư một điều, bất kể là khuôn mặt nào, đều là khuôn mặt của Tào Tháo, không thể nhận đó là của người khác được. Có thể thống nhất rất nhiều tính cách phực tạp như vậy lên một con người quả thật là một việc không đơn giản chút nào. Nói như vậy thể hiện điều ǵ? Thể hiện chính là “đại khí” của Tào Tháo. Thế nào được gọi là “đại khí”? Biển nạp trăm song, có dung nạp th́ mới có thể trưởng đại được, Tào Tháo chính là một con người có khả năng dung nạp, một con người có khả năng dung nạp rất lớn, những thứ dù mâu thuẫn như thế nào khi đặt vào con người ông ta đều trở nên thống nhất.

Hơn nữa, dù Tào Tháo cả một đời gian trá, đến cuối đời vẫn quay về sự chân thực. Tào Tháo trước khi lâm chung để lại một di lệnh. Khi viết di lệnh này, thực chất chính là di chúc. Thông thường khi viết di chúc, một nhân vật lớn thường có một cách viết di chúc chung, đại khái nói rằng tôi cả đời làm được những công trạng nào, rồi cũng kiểm điểm, khiển trách bản thân ḿnh một chút, sau đó nói tôi muốn được chôn cất ở đâu ở đâu,vv... Nhưng di chúc của Tào Tháo th́ không theo cách thức thông thường đó.

Di chúc của Tào Tháo đối với cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ḿnh rất ít đề cập đến, ông ta chỉ nói một câu, ông ta nói, cuộc đời của ta làm rất nhiều việc, có việc đúng, có việc sai, nói chung đều là đúng, c̣n như sai lầm lỗi nhỏ, nổi tính xấu th́ không đáng để các người noi theo. Câu nói này kết thúc th́ sau đó Tào Tháo nói là những ǵ? Đều là lảm nhảm nói về những việc vặt trong gia đ́nh. Ông ta nói, sau khi ta chết, hương liệu dùng cho pḥng của ta, các ngươi phân phát cho nhau, không được lăng phí. Những vợ bé, những ca nữ của ta, một đời họ đă khổ sở, phục vụ ta rất tốt, làm rất đúng phận sự của ḿnh, không được ngược đăi họ, để cho họ tiếp tục được sống trong đài Đổng Tước, không được đuổi họ đi. Những người này nhàn rỗi th́ cứ để cho họ nhàn, không có việc ǵ làm có thể học làm ǵ? Có thể học đan giày cỏ, vạn nhất sau này họ Tào nhà ta phá sản, có thể cầm những đồi giày này đi bán đổi lấy cơm mà ăn.

Nói lảm nhảm một đống việc nên khi đó di chúc của Tào Tháo bị rất nhiều người xem thường, nói rằng, một vị đại anh hùng trước khi lâm chúng lại không nói được câu nào đáng gọi là “hào ngôn tráng ngữ”, cũng không nói được câu nào khích lệ những người đời sau chúng ta, “chia hương, bán dép, lưu luyến vợ con” th́ c̣n ra thể thống ǵ! Ngay cả đại thi hào đời Tống, Tô Đông Pha cũng dùng tám chữ để b́nh giá việc này, gọi là: “b́nh sinh gian ngụy, tử kiến chân t́nh” (ư nghĩa là khi sống th́ gian trá, xảo quyệt, đến khi chết mới t́m thấy chân t́nh), nói rằng người này một đời gian trá, giảo hoạt, đến khi chết mới lộ ra gót chân asin, cái đuôi hồ ly cuối cùng cũng lộ ra, hắn vốn là một kẻ tiểu nhân.

Mặc dù tôi rất mực tôn kính Tô Đông Pha nhưng đối với câu nói này của ông không cho rằng là điều đương nhiên đúng. Tôi cho rằng điều này hoàn toàn biểu hiện chính “đại khí” của Tào Tháo. Tôi không nói những câu to lớn, khí khái, tôi không bàn những công lao chính trị, toi cung không bàn quốc gia đại sự, tôi chỉ nói những việc nhỏ nhặt này th́ các người cho tôi là người thế nào? Các người nói tôi là tiểu nhân, tôi chính là tiểu nhân th́ đă làm sao? Tôi, Tào Tháo chính là Tào Tháo, tôi Tào Tháo không quan tâm đến sự b́nh giá của các người, tôi chính là một người như vậy. Điều này gọi là ǵ? “chỉ có bậc đại anh hùng mới có bản sắc, chỉ có bậc danh sĩ chân chính mới có thể tự phong lưu”, Tào Tháo có thể có một bản sắc như vậy, chứng tỏ ông ta là một bậc anh hùng, là một bậc đại anh hùng! Chẳng qua bậc anh hùng này lại rất giảo hoạt, rất gian trá, v́ thế là một anh hùng gian hoạt, gọi giản đơn là “gian hùng”. Hơn nữa gian hùng này lại cũng rất đáng yêu v́ thế tôi dùng 4 chữ này để đánh giá Tào Tháo: “gian hùng đáng yêu”.

Tào Tháo là một gian hùng như thế nào? Khả ái như thế nào? Mời mọi người xem kỳ sau sẽ rơ!

Hy Văn (dịch từ Dịch Trung Thiên phẩm Tam Quốc, Nxb Văn Nghệ Thượng Hải, 2008)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 469048
 07/30/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tào Tháo – “Gian hùng chi mê”


Thế nào là gian hùng? Khái niệm “Gian hùng” bao gồm 2 nội dung. Chính là gian và hùng, chỉ có những kẻ vừa gian vừa hùng mới được gọi là hùng. Giống như Nghiêm Tung triều Minh, lén lén lút lút, dung những thủ đoạn, gian nhưng không hùng, đây chỉ có thể gọi là gian tặc, nếu như Đổng Trác vào những năm cuối của nhà Đông Hán, hoành hành bá đạo, ngang ngược tàn độc th́ hùng chứ không gian, sử dụng chỉ là những thủ đoạn bạo lực, chỉ có thể gọi là thư hùng. Thư hùng chính là những kẻ có dă tâm nhưng cứng rắn, gian tặc là những kẻ giảo hoạt nhưng lại dung thủ đoạn gian trá, gian hung chính là là những kẻ gian trá nhưng lại có hùng tâm. Thế Tào Tháo có phải là loại người như thế không? Phải.

Tào Tháo từ nhỏ đă gian xảo. Xuất thân của Tào Tháo cũng không phải tốt, trên sử sách có ghi chép rằng Tháo là hậu đại của tướng quốc Tào Tham. Thực tế đây chỉ là lời bịa đặt. V́ sao? Bởi cha của Tào Tháo là Tào Tung, Tào Tung là người thế nào? Là con nuôi của thái giám Tào Đằng, thái giám th́ làm sao có thể sinh con được, Tào Tung là con nuôi chứ không phải con ruột, cho nên chúng ta dẫu có thể khảo chứng được tổ tiên của Tào Đằng là tướng quốc thời Tây Hán Tào Tham th́ cũng có liên quan ǵ tới Tào Tháo đây ? Thêm nữa vào những năm cuối thời ḱ Đông Hán chúng ta đều biết “Kẻ gây loạn nước chính là hoạn quan vậy”, thế nên một đứa con của con nuôi một hoạn quan, trong địa vị xă hội đương thời th́ hoàn toàn không có ư nghĩa, người ta đều coi thường, coi đấy là nghiệt chủng, cho nên xuất thân của Tào Tháo chẳng lấy ǵ đẹp đẽ cả.

Đương nhiên gia cảnh tốt, bởi v́ cha hay ông nuôi cũng đều là quan trong triều đ́nh, gia cảnh tốt, nhưng xuất thân môn đệ th́ không tốt. Việc học hành của Tào Tháo khi nhỏ cũng không lấy ǵ làm tử tế. Về sau Tào tháo nhớ lại những hồi ức về tuổi thơ của ḿnh có làm một bài thơ là “Kí vô tam tỉ giáo, bất văn quá ngữ đ́nh”. Cái ǵ gọi là “Tam tỉ giáo”? Tam tỉ giáo thực ra là một câu chuyện mọi người đều quá quen thuộc về Mạnh mẫu chọn nhà, mẹ của Mạnh Tử v́ muốn cho con ḿnh có một hoàn cảnh học hành thật tốt đă chuyển nhà ba lần nên gọi là tam tỉ. Cho nên việc như mẹ Mạnh tử dời nhà ba lần để cho con th́ Tào Tháo không có, “Bất văn quá ngữ đ́nh” nghĩa là ǵ ? Đây chính là nói tới chuyện Khổng Tử và con ḿnh là Khổng Lí, nói một hôm Khổng Tử đang ở trong vườn, con trai của ông là Khổng Lí “Xu nhi quá đ́nh”(Bước nhanh qua đ́nh) Thế nào là Xu ? Xu chính là bước nhanh, biểu thị thái độ cung kính đối với người bề trên mỗi khi đi qua. Cúi đầu, nhanh chóng bước qua. Khổng Lí nh́n thấy cha ḿnh là Khổng Tử đang ở trong đ́nh cho nên đă biết cúi đầu mà nhanh chóng đi qua. Khổng Tử bèn nói, đừng lại, đă học Thi chưa ? Chưa . Không học Thi biết lấy ǵ để nói ? Vâng, bèn lui về học Thi. Lại một hôm Khổng tử đang đứng ở trong vườn, Khổng Lí lại “Xu nhi quá đ́nh” Khổng Tử bèn nói dừng lại, đă học Lễ chưa ? vẫn chưa. Không học lễ lấy ǵ để lập (làm người) Vâng, Lí bèn lui về học Lễ. Câu chuyện này c̣n được gọi là “Quá đ́nh ngữ” (lời qua đ́nh) hay c̣n gọi là “Đ́nh huấn” (giáo huấn khi qua đ́nh), Cha dậy con thời cổ cũng c̣n được gọi là “Đ́nh huấn”. Tào Tháo nói chuyện như thế cũng không có, cho nên điều đó cũng khẳng định việc giáo dục của cha mẹ với con cũng không được tốt lắm.

Tào Tháo xuất thân không tốt, việc dậy dỗ cũng không tốt, những biểu hiện lúc nhỏ càng không tốt.

Thích ǵ? Chim ưng chó săn, du đăng khắp nơi, không quan tâm nghề nghiệp, du thủ lười nhác, cùng với một lũ con em quyền quư chuyên đi làm điều xằng bậy. Trong đám bạn của Tào Tháo có Viên Thiệu, Trương Mạo đều là những con nhà quyền quư, trong đám đó Tào Tháo là kẻ có nhiều chủ ư nghịch ngợm nhất. Đại thể lúc đó cũng nghịch ngợm không chừa ǵ, Chính thế mà chú của Tào Tháo bèn nói với cha Tháo rằng. con anh là đứa nghịch ngợm chuyên đi gây chuyện, không giữ quy củ, phải quản giáo nó. Cha của Tào Tháo bèn quản giáo con ḿnh, Tào Tháo cũng không thích chú ḿnh liền nghĩ ra một chủ ư đó là một hôm khi chú đi qua, Tào Tháo lập tức làm điệu bộ méo mồm, chú hỏi là bị làm sao ? Tháo trả lời rằng bị trúng phong rồi, Chú nh́n điệu bộ rất gấp gáp liền nói với cha Tháo là con đang bị trúng phong anh mau tới coi đi. Khi cha của Tào Tháo tới, Tháo đổi điệu bộ hoàn toàn b́nh thường, Có người nói con bị trúng phong phải không ? Ai trúng phong ? ai nói con trúng phong ? không trúng phong ǵ cả. Ai nói thế ? Chú con nói chứ ai, chú nói con bị trúng phong rồi. Ba… chú vốn không thích con, nh́n thấy con đă khó chịu rồi, chú nói con trúng phong ba có tin được không ? Cha Tào Tháo từ đó mà không c̣n tin chú nữa.

C̣n phá phách hơn nữa là ǵ đây ? Một hôm đám con em nhà quyền quư ngồi rỗi nghĩ măi mà vẫn không có tṛ ǵ hay ho để chơi, khi đó những thứ có thể chơi được quả thực rất ít, không giống như hiện nay chỉ vần lên internet là có tất. Chúng ta đều chán cả, có tṛ ǵ hay ho không ? Tào Tháo nói : Có một tṛ hay, hôm nay có người kết hôn, chúng ta đi chơi một hồi . Bọn Viên Thiệu nói, có tṛ ǵ được ? Ăn cắp cô dâu. Viên Thiệu nói được, chúng ta đi ăn cắp cô dâu. Sau đó cả toán cùng đi tới nhà có đám cưới, tới tối khi chuẩn bị vào động pḥng, mọi người đều đang uống rượu, Tào Tháo bèn hô lớn, “Có ăn trôm…!” Tất cả mọi khác đều chạy ra để đi bắt trộm, Trộm ở đâu, ở đâu ? Tào Tháo nhân cơ hội đó chạy vào động pḥng, cướp cô dâu chạy đi ra phía bên ngoài, Viên Thiệu kém hơn chút không may bị vướng vào bụi cây quần áo đều bị móc vào cây mà không chạy được. Viên Thiệu kêu Tào Tháo nhanh chóng tới giúp, v́ chỗ này không chạy được. Tào Tháo lại lấy tay chỉ tới chỗ Viên Thiệu mà nói: Mọi người nh́n xem, ăn trộm ở đây ! Viên Thiệu nghe thấy vội vàng lấy hết sức mà chạy thoát. Cho nên nói Tào Tháo là kẻ nghịch ngợm phá phách nhưng cũng rất gian trá. Những đứa trẻ như thế đương nhiên không thể được ḷng người lớn. Thực ra như ư tôi th́ , con trai khi nhỏ mà không nghịch ngợm một chút th́ lớn lên cũng không có mấy triển vọng.

Thông qua những điều mà Dịch Trung Thiên vừa nói chúng ta có thể nhận thấy, Tào Tháo lúc c̣n nhỏ phá phách, nghịch ngợm, không được long người, cũng không được người khác trọng thị, Nhưng ở tuổi thanh niên của ḿnh Tào Tháo nhận được rất nhiều con mắt quan tâm của những lănh đạo quâ sự, lại c̣n được một nhân vật khá nổi tiếng đánh giá, đánh giá này không những có giá trị ngay lúc đó mà c̣n lưu truyền thiên cổ. Nhân vật đó là ai ? Rốt cuộc đă đánh giá Tào Tháo như thế nào ?

Nhưng có một người vô cùng trọng thị Tào Tháo. Người đó là Thái úy Kiều Huyền. Thái Úy là chức quan như thế nào ? Tổng tư lệnh ba quân, lănh đạo quân sự toàn quốc. Kiều Huyền vô cùng xem trọng Tào Tháo, nói Tào Tháo là một nhân tài hiếm gặp, Cho nên Kiều Huyền từng t́m Tào Tháo mà nói. Chúng ta nay đang gặp phải thời loạn, Loạn thế nếu không có “mệnh thế chi tài th́ không được: Ta xem ngươi là kẻ có tài b́nh định thiên hạ, chỉ tiếc Kiều mỗ nay đă già rồi, chỉ có thể đem vợ con cháu kí thác cho người vậy! Năm đó Tào Tháo mới chỉ có 20 tuổi. V́ sao Kiều Huyền lại xem trọng Tào Tháo như vậy ? Tuy Tháo là người nghich ngợm phá phách, không có quy củ, làm việc xằng bậy, nhưng không hề như những con em nhà giầu có kia.

Thứ 1: Tào Tháo tài nghệ hơn người, văn chương hay, cũng là một nhà thơ, một tác gia lớn.

Thứ 2: Tào Tháo là người giỏi vơ, Tào Tháo trong một lần hành thích Trương Nhượng nhưng bị phát hiện, Tháo dùng tay múa kích, một bên múa kích, một bên lùi về phía sau mà bảo toàn tính mệnh. Giỏi vơ nghệ nhưng thích đọc sách. Đây là một điểm khá quan trọng, Chịu khó đọc sách, nhất là binh thư, căn cứ theo những ghi chép của sách sử, Tào Tháo cả đời đều thích đọc sách, cho dù là hành quân hay đánh trận đều không rời tay khỏi sách. Một người văn vơ toàn tài, lại thêm giảo hoạt, đương nhiên sẽ là người b́nh định thiên hạ trong thời loạn rồi !

Kiều Huyền không những rất trọng thị mà c̣n giới thiệu Tào Tháo đi gặp Hứu Thiệu. Hứa Thiệu là ai ? Hứa Thiệu chính là một người chuyên đánh giá người nổi tiếng ở thời đó. Những năm cuối thời Đông Hán có rộ lên một phong khí đó là tiến hành đánh giá về người khác, hoặc c̣n gọi là b́nh phẩm nhân vật. Một người muốn trở thành người có tiến, hoặc muốn tham gia vào tầng lớp thượng lưu trước tiên phải được một người đánh giá, sau đó mới được sự công nhận của xă hội. Hứu Thiệu là một người đánh giá nổi tiếng. Mỗi tháng vào ngày mùng 1 đầu tháng đều đánh giá phát biểu đối với những nhân vật đương thời. Giống như hội thảo công bố tin tức như ngày nay. Vào mùng 1 mỗi tháng nên c̣n được gọi là Nguyệt đán b́nh. Kiều Huyền nói với Tào Tháo, nếu muốn vào tầng lớp thượng lưu, muốn hơn người trước tiên phải nhận được lời đánh giá của Hứa Thiệu. Thế nên Tào Tháo đă quyết định đi t́m Hứa Thiệu, nhưng Hứa Thiệu quyết không phát biểu ư kiến, v́ sao Hứa Thiệu không nói th́ chúng ta không biết được lí do. Có thể là coi thường Tào Tháo cũng có thể v́ nói về Táo Tháo không dễ, cũng có thể là v́ một lí do nào đó mà chúng ta không được rơ. Hứa Thiệu nhất quyết không chịu nói. Nhưng bây giờ chúng ta cũng càng không biết được Tào Tháo khi đó đă sử dụng thủ đoạn ǵ để ép Hứa Thiệu nói. V́ thực tế chuyện này không hề được ghi ghép, nhưng chúng ta cũng có thể phỏng đoán được Tào Tháo đă sử dụng một thủ đoạn …không được đẹp nào đó. Cuối cùng đă ép được Hứa Thiệu phát biểu ư kiến, Hứa Thiệu đành phải nói ra một câu là “Trị thế chi năng thần, Loạn thế chi gian hung” (là bề tôi tài năng thời b́nh, là gian hùng thời loạn).

Tào Tháo nghe xong đă có phản ứng ǵ ? cũng tức là Tào Tháo có đồng ư với nhận xét đó hay không ? Theo chính sử ghi chép th́ “Thái tổ đại tiếu” (cười lớn) Chính là Tào Tháo sau khi nghe xong câu nói ḿnh là “Trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Th́ Tháo cười lớn... Câu nói này khi chuyển đến Tam Quốc diễn nghĩa th́ bên trong đă có thay đổi, đổi thành “Tháo nghe xong đại hỉ” (mừng lắm) . Một bên là “đại tiếu”, một bên là “đại hỉ”. Chỉ khác nhau có một chữ thôi nhưng mà đă có sự khác biệt rất nhiều. Đây nói lên điều ǵ ? Sự hạn hẹp của tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” chính là muốn hạ thấp Tào Tháo, v́ hạ thấp Tào Tháo mà đă dùng cười lớn thành Đại hỉ. Đại hỉ cho người ta cảm giác Tào Tháo như là người đă lập trí hướng làm gian hùng từ nhỏ rồi, nghe nói rằng ḿnh có thể làm được gian hùng th́ lấy làm mừng, vui không kể được! Đây không phù hợp với sự thực, càng không phù hợp với logic, làm ǵ có ai từ nhỏ đă lập trí hướng làm giặc ? Từ nhỏ đă quyết tâm làm một tên đạo tặc cướp nước đây ? Điều này là không thể. Gian hùng là bị ép mà thành, gian hùng phải gặp thời loạn, gặp thời loạn th́ không làm được năng thần, chỉ có thể làm gian hùng mà thôi, cho nên đổi thành đại hỉ là hạn hẹp, nông nổi.

Chúng ta nh́n từ câu nói trên của Hứa Thiệu “trị quốc chi năng thần, loạn thế chi gian hùng” Là ư ǵ ? Có hai cách giải thích: Một là Tào Tháo ra đời vào thời trị th́ có thể làm được năng thần, nhưng nếu xuất thân vào thời loạn th́ có thể là một gian hùng. Thế nên Tào Tháo làm năng thần hay gian thần phụ thuộc vào ǵ ? phụ thuộc vào điều kiện khách quan, đó là thời đại của Tào Tháo là ǵ. Cách hiểu thứ 2 Tào Tháo nếu như muốn trị lí thiên hạ th́ có thể trở thành năng thần, nếu như muốn quấy nhiễu thiên hạ th́ sẽ trở thành gian hùng. Thành gian hùng hay thành năng thần là do bản thân Tào Tháo quyết định. Cho nên câu nói này đích thực là có 2 khả năng, có hai cách giải thích, và cũng có thể là Hứa Thiệu khi nói câu đó cũng bao hàm cả hai khả năng đó.

Thế nhưng Tào Tháo “đại tiếu” th́ có 3 khả năng. Thứ nhất đó chính là: Ta làm sao mà là trị thế chi năng thần, loạn thế chi gian hùng được đây, thật nực cười, thật nực cười quá… nên cười. Khả năng thứ 2 đó là. Hóa ra thế, Ta nếu như ở thời trị th́ có thể làm năng thần, thời loạn có thể làm gian hùng, thành năng thần th́ đúng là “sở nguyện của ta vậy” …haizzz c̣n nếu như mà không được th́ cũng làm một gian hùng kể cũng không tồi…. nên cười lớn. Khả năng thứ 3 đó chính là . Ta muốn thành năng thần th́ thàng năng thần, muốn quấy nhiễu thiên hạ th́ là gian hùng, kiểu ǵ cũng đều làm được một phen sự nghiệp…thế này là được rồi. Tào Tháo hoàn toàn có khả năng cười v́ những nguyên nhân trên nhưng theo tôi th́ khả năng ở hai nguyên nhân sau là cao hơn nhiều. bởi Tào Tháo là người muốn làm nên một phen sự nghiệp, đây là điều hoàn toàn khẳng định, Tháo là người lập trí làm việc lớn, nếu gặp thời b́nh th́ tạo phúc cho bá tánh, nếu gặp thời loạn th́ xưng bá một phước, thế nào đi chăng nữa cũng không thể “không công danh” mà hết một đời được. Đây chính là Tào Tháo ta. Câu này quả thực là đă đánh đúng vào tâm của ḿnh rồi….C̣n đeo cho ta cái mũ là năng thần hay gian thần th́ cũng chẳng sao hết. Cái bất chấp này chính là trí lớn, một thứ cảm khái cúi nh́n thiên hạ, tiếu ngạo giang hồ của bậc anh hùng. Cho nên chúng ta nói Tào Tháo tuy nhiên bị gọi là gian hùng , rất nhiều người chỉ quan tâm tới gian của Tháo nhưng theo tôi bản chất của Tào Tháo là Hùng chứ không phải là gian. Một đời Tào Tháo đều biểu hiện hùng khí này, ta làm ta chịu, tiếu ngạo gianghồ. Tào Tháo là người rất hay cười, nếu như chúng ta đọc sử, chúng ta có thể phát hiện ra điều này ở rất nhiều sách, Tào Táo cho dù gặp bất cứ chuyện ǵ cũng thường cười mà thôi.

Điểm “Đáng yêu” nhất của Tào Tháo chính là nói thực. Mọi người có thể nói Tào Tháo chẳng phải là gian hùng sao ? không phải là người gian trá sao ? Tào Tháo có thể nói thật sao ? Vâng. Tào Tháo cũng nói giả, Tháo phải đấu tranh chính trị, phải tiến hành đấu tranh quân sự, phải lăn lộn ở quan trường, một câu nói dối không nói th́ là chuyện hoàn toàn không thể xẩy ra được. Nhưng Tào Tháo chỉ cần có cơ hội th́ đều nói thật. Có một bài văn của Tào Tháo là “Thuật trí lệnh”. Đây có thể coi là một bản cương lĩnh chính trị của Tào Tháo, ở đây không có một chút giọng quan cách, lời nói th́ cực ḱ thành thực.

Ngay mở đầu Tào Tháo nói. Thực ra ta vốn chẳng có hùng tâm tráng trí ǵ, bởi ta biết ḿnh xuất thân không tốt, đương nhiên Tào Tháo không nhắc tới chuyện ḿnh là con của con nuôi thái giám, c̣n nói rằng bản thân ḿnh vốn chẳng phải là hạng người thanh cao, là danh sĩ nổi tiếng, cho nên nguyện vọng ban đầu chỉ muốn làm một quận thú “Hảo tác chính giáo” Nghĩa là trị lí tốt những việc ở địa phương, để cho mọi người biết rằng Tháo ta tuy xuất thân kém cỏi nhưng cũng là kẻ có năng lực. Về sau quốc gia gặp nạn, tự nghĩ ḿnh là than nam tử phải v́ nước kiến công lập nghiệp, ta xuất binh đánh trận. Lúc này việc cầu của ta cũng chẳng lớn. Ta muốn làm ǵ đây ? Chỉ muốn làm một Chinh tây tướng quân, sau khi ta chết có thể viết lên trên bia mộ một hàng chữ là “Cố chinh Tây đại tướng quân Tào hầu chi mộ” chỉ thế thôi là đă măn nguyện lắm rồi . Sau đó Đổng Trác làm loạn, chư hầu khởi nghĩa, ta không thể không đem ḿnh ra bảo vệ quốc gia, bảo vệ hoàng thượng. Cho dù là lúc này ta cũng không muốn có nhiều binh, nên mỗi lần thắng trận binh lực được tăng lên nhưng ta đều giảm binh. V́ sao đây ? Vở v́ thực lực ta càng lớn th́ kẻ địch càng nhiều, kẻ địch càng nhiều th́ kẻ đến đánh ta cũng càng nhiều. Ta không giữ được ḿnh, cho nên mỗi lần thắng trận đều giảm binh. Điều này nói lên điều ǵ đây ? Nói rằng chí hướng của ta không lớn, nhưng ta cũng không biết được tại sao lại có được ngày hôm nay. Bây giờ dă tâm của ta cũng lớn hơn một chút, ta muốn làm ǵ đây ? Muốn làm một Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công. Bởi hiện nay thiên hạ đại loạn, chư hầu cát cứ, ta chỉ muốn xưng bá chứ không muốn xưng vương. Nay ta đă là tể tướng của Hán triều rồi, làm thần của người cũng đă đến cực điểm, ta thấy vậy đă măn nguyện rồi, không muốn ǵ thêm. Cho nên ta nhất định sẽ ngồi ở vị trí này.

Tiếp đó Tào Tháo c̣n nói thêm những câu rất nổi tiếng đó là “Nếu như nay không có ta, không biết bao kẻ đă xưng đế, bao kẻ đă xưng vương” Nếu như Tào Tháo không giữ ở đó th́ nào là Tông Quyền, nào là Lưu Bị… đều sớm đă xưng vương rồi. Chính bởi v́ có Tào Tháo ta ở đây giữ mới có được! Điều này ta không chỉ nói với các vị mà c̣n nói với cả vợ con ta, thậm chí ta c̣n nói với vợ, nói với các thiếp rằng, khi ta chết nhất định các người phải cải giá, V́ sao đây ? Để c̣n đem chí hướng của ta truyền bá ra ngoài. Nhưng nay có người nói Tào Tháo ta nên công thành mà thân thoái rồi, ta nên tới đất phong hầu lập ấp mà an hưởng tuổi già đi. Ta nên đem quyền lực và chức vụ giao lại cho người khác. Xin lỗi, không thể được, chức vụ th́ ta không có từ. quyền vị ta cũng không giao, nếu như giờ ta giao quyền lực cho các người, các người chẳng phải sẽ hại ta sao, Ta ngày nay nắm binh quyền mới có thể nhát hô bách ứng, có quyền uy , nếu như ta đem hế quyền lực giao ra th́ ngay cả hoàng thượng cũng không được an toàn, cho nên ta tuyệt đối không giao binh quyền. C̣n như đất phong của hoàng đế cho ta, cái đó ta chẳng cần, ta cần nhiều đất thế để làm ǵ đây ? Cái này th́ ta từ bỏ.

Tào tháo nói 16 chữ “Giang hồ vị tĩnh, bất đắc nhượng vị, chí vu ấp thổ, khả đắc nhi từ” (Thiên hạ chưa được yên không thể nhường vị, c̣n như đất đai có thể từ bỏ) chính là việc nói ta nhường những thứ hư danh, những thức thực th́ ta không nhường “Không mộ hư danh mà nhận thực họa vậy” câu nói này th́ quả thực là chính xác, thực tế. Nói ta không có dă tâm ? Ta có một chút, dă tâm của ta là lớn từng chút từng chút một. Nói ta dă tâm lớn, ta không muốn làm hoàng đế mà chỉ muốn làm Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, cửu hợp chư hầu thống nhất trung quốc, Nói ta thanh cao, Ta không thanh cao, ta rất thực tế, Quyền lực của tat a quyết không nhường,. Nói ta không chịu nhường nhịn, Ta có nhường nhịn. Những cái thứ hư danh như đất đai mũ măo, ta đều có thể nhường hết. Điểm đáng yêu nhất của Tào Tháo là ở đâu ? Tào Tháo c̣n nói rơ ràng rằng, ta v́ sao lại viết bài văn này, ta v́ sao lại muốn nói những lời này ? Chính là để thiên hạ các người không c̣n ǵ để nói, đều im mồm cho ta, thực tế đến mức không c̣n có thể thực tế hơn nữa. Những câu nói như thế chỉ có người như Tào Tháo mới có thể nói ra được.

Tào Tháo làm như thế là vô cùng sang suốt, chỉnh bởi v́ Tháo biết rơ một điều rằng khi sống trong một xă hội mà tất cả mọi người đều nói những lời giả dối th́ lời nói chân thực là vũ khí tốt nhất. Chính bở v́ người người đều nói lời giả dối c̣n ḿnh nói lời thật th́ người ta sẽ chịu, màn kịch sẽ không c̣n được diễn nữa. Đương nhiên Tào Tháo nói thế không chỉ đơn thuần là v́ sách lược đấu tranh chính trị mà c̣n từ thiên tính của bản thân ḿnh, đích thực là một người nói thật. Chính v́ thế mà chỉ cần có cơ hội th́ nhất định sẽ nói thật. Cho dù đó là lời nói giả, hoặc là những lời nói nửa thật nửa giả, hay là lời nói giả dối được dấu sau những lời nói thật th́ Tào Tháo cũng đều làm rất tự nhiên. Chúng ta bây giờ có thể có một kết luận rằng, Tào Tháo là một gian hùng đáng yêu, gian và hùng cùng thống nhất ở Hùng!

Hy Văn (dịch từ Dịch Trung Thiên Phẩm Tam Quốc, Dịch Trung Thiên, Nxb Văn Nghệ Thượng Hải, 2008)





 

 goldsnow142
 member

 REF: 469061
 07/30/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Bất b́nh thay cho Tào Tháo , tiếng oan măi cứ ngàn năm

Dù đă được không ít danh nhân như Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược… dày công giải thích th́ nay quan điểm xem Tào Tháo là hoá thân của gian thần vẫn có môi trường sống khoẻ khoắn rộng răi. Điều này không khỏi khiến chúng ta giật ḿnh trước sức mạnh của văn học, sức mạnh của truyền thống. Bài viết dưới đây xuất phát từ hai luận điểm chủ yếu là những cống hiến của Tào Tháo đối với tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” và thái độ trọng đăi nhân tài của ông để bất b́nh thay cho Tào Tháo. Bên cạnh đó cũng phân tích bởi “ép Thiên tử cho ḿnh làm Chư hầu, mong hỗ trợ Hoàng đế trị v́, v́ thế mà từ đời Tống về sau chẳng c̣n thấy những lời b́nh tốt đẹp về Tào Tháo”, có thể cũng giúp giải đáp phần nào lư do v́ sao Tào Tháo phải mang trên ḿnh án oan làm nhân vật phản diện suốt hơn 1000 năm.

Tào Tháo: Sự đối lập giữa h́nh tượng dân gian và diện mạo lịch sử

“Nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến liền” là câu tục ngữ trong dân gian Trung Quốc. Câu nói này có thể hiểu rằng ông Tào Tháo này khắp cùng nam phụ lăo ấu người Trung Quốc đều thuộc nằm ḷng cả. Nhưng nhận thức dân gian đối với Tào Tháo lại chỉ gói gọn trong một đại từ “gian hùng một thời”. Nhận thức này chủ yếu đến từ “Tam quốc diễn nghĩa”. “Tam quốc diễn nghĩa” được xếp vào một trong bốn bộ danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc cùng với “Hồng Lâu Mộng”, “Thuỷ Hử truyện”, “Tây Du kư”, trong đó có viết lại một câu bất hủ của Tào Tháo: “Thà ta phụ người trong thiên hạ, c̣n hơn để người trong thiên hạ phụ ta”. Như đổ thêm dầu vào lửa, hết lượt hư kịch, b́nh thư, điển nghệ suốt trong lịch sử đều dốc sức dặm mắm thêm muối, trên sân khẩu hư kịch Tào Tháo đă mang một bộ mặt trắng toát mắt kẻ chỉ, tượng trưng cho h́nh ảnh tên gian thần vạn phần gian ác.

Kinh kịch là quốc tuư của Trung Quốc, có thanh thế lớn cả ở trong và ngoài nước, vô số khách nước ngoài cũng chỉ v́ kinh kịch mà tới Trung Quốc để t́m hiểu. Những vở trong Kinh kịch như “Xúc phóng Tào”, “Kích cổ giá Tào” và “Từ mẫu giá Tào”, trong vở “Thăm nhà” có vai ông cụ bà cụ, hát giọng hào sảng sôi nổi, uyển chuyển cảm động, làm cho người mê kịch nghe như ngây như dại, nhưng những t́nh tiết hư cấu này không chỉ vu hại Tào Tháo mà c̣n hạ thấp Tào Tháo cả về tài trí lẫn năng lực, dựng nên một h́nh tượng nghệ thuật đa nghi giảo quyệt, giết người không nương tay, ngang ngược bạo hành và tự tư một cách cực đoan.

Diện mạo chân thực của Tào Tháo trong lịch sử ra sao? Thiên đầu tiên trong “Tam quốc chí” dành hẳn làm truyện kư cho Tào Tháo, tức “Vũ Đế kỷ”, đây là truyện kư đầu tiên viết về Tào Tháo trong lịch sử, ước dài khoảng hơn một vạn ba ngàn chữ. Truyện kư ghi thuật lại một cách khách quan công quả của Tào Tháo trong mấy chục năm chinh chiến. Tào Tháo sinh vào năm Đông Hán Vĩnh Thọ nguyên niên (155), mất vào năm Kiến An thứ 25 (năm 220 SCN). Cùng năm, sau cái chết của Tào Tháo, con Tháo là Tào Phi lên kế ngôi Nguỵ Vương. Không lâu sau, Hán Hiến Đế Lưu Hiệp bị bức phải nhường ngôi, Tào Phi trở thành hoàng đế đầu tiên của vương triều Nguỵ, sử gọi là Nguỵ Văn Đế, truy phong cha ḿnh Tào Tháo là Nguỵ Vũ Đế chứ bản thân Tào Tháo lúc sinh thời chưa hề được làm hoàng đế. Tác giả “Tam quốc chí” Trần Thọ gọi ông là: “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế”.


Mao Trạch Đông lúc phê vào cuốn “Tư trị thông giám” đă viết, “Tào Tháo thống trị miền Bắc Trung Quốc, sáng lập nước Nguỵ, ông đă cải cách nhiều hủ hoá trong triều Đông Hán, áp chế cường hào, phát triển sản xuất, thực hiện chế độ tuân điền, c̣n đôn đốc khai hoang, cho thực thi pháp chế, đề xướng tằn tiện, biến một xă hội đă bị phá vỡ nghiêm trọng bắt đầu đi vào ổn định, khôi phục, phát triển. Ngần ấy chẳng lẽ không đủ để khẳng định, chẳng lẽ không phải là tài cán phi thường hay sao? Nói Tào Tháo là gian thần mặt trắng ấy là bản án oan mà quan niệm chính thống của nền chính trị phong kiến đă tạo tác nên, bản án này cần phải được lật lại.” Ông c̣n ngợi khen khí khái hùng tráng của thơ văn Tào Tháo, trong bài từ “Lương đào sa. Bắc Đới Hà” của ḿnh ông đă viết “Nguỵ Vũ quất roi, Đông lâm Kiệt thạch có áng văn lưu truyền muôn thuở”, vun đắp h́nh tượng nhà chính trị vĩ đại Tào Tháo. Trong thư ông viết cho các con gái, ông cũng yêu cầu họ phải học thơ văn Tào Tháo để nâng cao tu dưỡng văn học của ḿnh. Trong bài thơ nổi tiếng “Quy tuy thọ” (rùa tuy thọ), Tào Tháo dùng những ngôn từ hùng tráng “tuổi cao tráng chí càng cao, chí ngoài ngàn dặm. Kẻ dạn dày công trạng, cuối đời hùng tâm tráng chí vẫn c̣n nguyên” để tỏ rơ thế thái của người dù già lăo vẫn tráng kiện, câu nói ấy đă trở thành danh ngôn lưu truyền thiên cổ.

Ngày 23 tháng 3 năm 1959, tờ “Nhân dân nhật báo” đă đăng tải bài viết của Quách Mạt Nhược, viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc với đầu đề “thay Tào Tháo lật lại hồ sơ”, trong đó có một tiêu đề nhỏ viết rằng: Tào Tháo đă phải làm tấm gương của kẻ phản diện hơn một ngàn năm đầy oan uổng, ngày hôm nay, phải thay ông khôi phục danh dự. Nhà lịch sử nổi tiếng Tiễn Bách Tán cũng đă viết một bài trên tạp chí “Sử học” lúc bấy giờ với tiêu đề “Phải khôi phục danh dự cho Tào Tháo”.

Ḱm kẹp Thiên tử, dùng danh nghĩa mà hạ lệnh cho kẻ dưới: bậc đế vương thời hậu thế khó xét cho xuôi

Có thể nói, tài trí của Tào Tháo vượt xa Tôn Quyền, Lưu Bị và Gia Cát Lượng, không hổ danh là nhất đại anh hùng giữa thời loạn thế. Những thành tựu trác việt của ông trong tất cả các mặt chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn học … có công lao không thể phủ nhận. Đặc biệt trong chính sách tôn trọng trí thức và trọng dụng nhân tài, những cống hiến của ông xứng đáng được học hỏi, mang ư nghĩa lịch sử và ư nghĩa hiện thực sâu sắc. Lại nhờ sức hút tỏa ra từ nhân vật này mới có thể khiến hàng trăm văn nhân vơ tướng biết tên biết mặt của thời bấy giờ đều tới quy tụ dưới trướng ông, chúng ta sẽ cùng phân tích cách đối nhân xử thế của ông.

Nói về việc đối nhân xử thế, đây là chủ đề phức tạp nhất, vi diệu nhất, cao viễn thâm sâu nhất và uyên áo nhất trong xă hội loài người. Đối nhân xử thế đụng chạm tới hết thảy cổ kim trong ngoài, như quan hệ trong nước - quốc tế, quan hệ dân tộc, quan hệ thượng cấp - thuộc hạ, quan hệ gia đ́nh, quan hệ thày – tṛ, quan hệ nam nữ v..v…, nói cho cùng cũng đều là đối nhân xử thế cả. Đối nhân xử thế có xử lư tốt th́ quốc mới thái dân mới an, sự nghiệp có thành tựu, quốc phú dân cường; xử lư không tốt th́ chuyện lớn là chiến hoạ theo đó mà khởi phát, dân không c̣n đường sống; chuyện nhỏ là gia đ́nh bất hoà, láng giềng bốn bề bất an, gà chó chẳng yên.

Trong xă hội phong kiến mấy ngàn năm, đối nhân xử thế khó xử lư nhất là quan hệ quân thần. Cái lẽ làm bạn vua như cưỡi trên lưng hổ, vua muốn bề tôi phải chết, bề tôi không thể không chết, ấy là quan niệm luân lư thời phong kiến. Dù có công pḥ trợ lập quốc, một khi bị vua có ư hoài nghi hay mang hận th́ chỉ nội trong một đêm, khắp nhà đầy cảnh chém giết, thậm chí c̣n chu di cửu tộc. Dang tướng Ngũ Tử Tư và Hàn Tín bị chém đầu, thậm chí bị diệt đến cả ba họ sau những công trạng hiển hách đó thôi. Vậy nên, sử sách đă viết nên câu bất hủ thế này: “tóm được thỏ rồi chó săn cũng bị làm thịt, thiên hạ đă định xong công thần không c̣n đường sống; chim bay hết th́ cung nỏ cũng chẳng c̣n tác dụng; kẻ địch bại, mưu thần tất vong”. Ấy là lời sấm truyền cho quan hệ quân thần trong xă hội phong kiến.

Đứng trước cảnh nước nguy nan, Tào Tháo cảm nhận rơ thiên tử là một nhân vật nguy hiểm, nhưng cũng lại là nhân vật trọng yếu mà một quốc gia thống nhất cần phải có. Do vậy thoạt tiên ông đem vị tiểu hoàng đế mới vỏn vẹn có 16 tuổi Lưu Hiệp (sử gọi là Hán Hiến Đế) đưa đến căn cứ địa của ḿnh là Hứa Xương, thực hiện chính sách “phụng mệnh Thiên tử để ra lệnh”, đây chính là điều mà hậu thế vẫn lưu truyền về cái gọi là: “ḱm kẹp thiên tử, dùng danh nghĩa mà phát lệnh cho kẻ dưới”. Cách hành xử chính trị này của ông biến Thiên tử thành biểu trưng h́nh tượng của quốc gia, bản thân ḿnh th́ nắm đại quyền chính trị quân sự của triều đ́nh, khó tránh khỏi điều tiếng mà lịch sử gán cho. Trong khi ấy th́, một đời Lưu Hiệp sống cảnh Thiên tử an b́nh, sống cho tới tận 15 năm sau khi Tào Tháo chết, chỉ năm tháng trước khi Gia Cát Lượng bệnh mà chết trong đoàn Ngũ trượng nguyên quân mới già lăo mà tạ thế. Ư ở đó nên nhà lịch sử nổi tiếng của Đài Loan – Trung Quốc là Bách Dương mới gọi ông ta là “hoàng đế cuối triều may mắn nhất trong lịch sử Trung Quốc”.

Nhưng cách hành xử ấy của Tào Tháo đă uy hiếp nền chính trị của vương triều phong kiến. DO vậy từ triều Tống trở về sau, các hoàng đế trong lịch sử ít khi khen ngợi Tào Tháo, ngược lại, Quan Vũ được xem là hoá thân của con người trung nghĩa, được đưa lên tôn sùng tột bực. Vua Càn Long đời Thanh thậm chí c̣n phong Quan Vũ làm Quan Đế, lập đền thờ cúng ở khắp nơi. Có thể nói, việc này mang nhiều ư tứ tuyên truyền cho cương thường luân lư phong kiến. Đặc biệt là tới hoàng đế Càn Long triều Thanh, khi đặt cho Tào Tháo cái danh “thoán nghịch” (thoán đoạt phản nghịch), mặt khác lại xây Miếu Quan Đế cho Quan Vũ. Cách nhận định đánh giá kiểu quan phương chính thức này từ đó đă trở thành một giới luật chính trị vô h́nh của triều Thanh.




(theo Thanh niên)




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network