Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Bà mẹ nghèo và đàn c̣ 10 tỷ đồng không bán

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 52988
 06/15/2009



Bà mẹ nghèo và đàn c̣ 10 tỷ đồng không bán
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


vị giáo sư đ̣i mua đồi c̣ của bà Khiêm với giá 10 tỷ đồng, hoặc đổi đồi c̣ lấy căn biệt thự ở Hà Nội.

Mặt trời lặn xuống phía bên kia dăy núi h́nh lưỡi liềm của tỉnh Phú Thọ. Chân trời đỏ rực, mặt sông Lô dát ánh bạc. Những cánh c̣ trắng chao nghiêng giữa khung cảnh ấy tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu t́nh.

C̣ về đông quá! Cả chục ngọn núi, ngọn đồi rậm rạp cây cối ở xă Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) không có một cánh c̣ đáp xuống. Chúng t́m cả về đồi Trầm Sai. Chỉ ở ngọn đồi này chúng mới được ngon giấc, được an toàn trong t́nh yêu thương của bà Khiêm.

c̣ giữ c̣

Để bảo vệ đàn c̣ không phải chỉ là trồng cây cho chúng ở, mà bà Khiêm c̣n phải thức đêm đuổi bọn trộm và lũ cầy cáo.

C̣ kéo về càng nhiều, bà Khiêm càng vất vả hơn trong việc trông nom, đảm bảo an toàn cho chúng.

Đêm nào cũng vậy, trước khi đi ngủ, bà lại thắp đèn dầu đi một ṿng quanh đồi c̣ rậm rạp. Để đi hết khu đồi rộng gần chục ha, phải mất cả tiếng đồng hồ.

Nhiều lần, bà đạp cả vào lưng con rắn to bằng bắp tay, nhưng không hiểu bà cao số thế nào mà chúng đều bỏ chạy chứ không quay lại cắn bà.

Từ ngày làm mẹ đàn c̣, không đêm nào bà ngủ yên giấc. Mỗi khi gặp nguy hiểm, chúng lại “gọi” bà inh ỏi.

Chỉ cần có một con cầy, cáo, mèo nào trèo lên cây, chúng lại náo loạn cả lên. Mỗi khi đồi c̣ râm ran tiếng “coọc coọc”, bất kể lúc nào, bà Khiêm lại trở dậy ṃ vào rừng xua đuổi cáo.

Đồi c̣ của bà rậm rạp, lại lắm “thức ăn”, nên bọn cầy kéo đến trú ngụ rất đông, chúng đào hang chi chít dưới các gốc tre, hốc đá. Đêm nào bà cũng phải lên đồi đuổi chúng để c̣ được yên giấc.

Mỗi năm, đều có vài lần bà Khiêm tóm được bọn trộm c̣. Bọn trộm chỉ cần một cái móc sắt gắn vào cán dài, giật một lúc có thể cả trăm chú c̣ găy cánh rơi xuống.

Thậm chí, chúng chỉ cần rung mạnh những cây tre có nhiều c̣ đậu, lập tức, những chú c̣ đang say giấc nồng rơi lả tả xuống đất. Trứng c̣ cũng vỡ trắng dưới chân đám trộm.

Bọn trộm thường “tác nghiệp” rất nhanh lẹ. Khi bầy c̣ thức giấc, “kêu cứu”, khi bà Khiêm xiêu vẹo chạy ra đến nơi, th́ chúng đă chuồn mất dạng rồi.

Nhiều tên trộm tức tối đă chĩa súng vào đầu bà đe dọa, vậy mà bà không hề sợ, sau đó vạch mặt, tố cáo chúng với lănh đạo thôn, lănh đạo xă.

Đêm nào bà Khiêm cũng đi dạo một ṿng quanh đồi c̣ trước khi đi ngủ.

Có lần, khi bà Khiêm đang cấy lúa phía ngoài đê sông Lô, có đến 8 tên vác súng xông vào vườn c̣.

Giữa ban ngày mà thấy c̣ bay lên nháo nhào, kêu thảm thiết, biết ngay là có chuyện, bà liền bỏ ruộng chạy về.

Hôm đó, hàng xóm thấy bóng bà liêu xiêu giữa cánh đồng, cứ ngă dúi ngă dụi.

Bà lao vào những tên trộm lăm lăm súng ống trong tay mà cấu xé. Bà lăn ra đất khóc nức nở. C̣ con chết lăn lóc khắp nơi, trứng vỡ trắng cả mặt đất.

Đám săn c̣ này dùng súng hoa cải, mỗi phát đạn nhồi đến 300 viên bằng hạt gạo, hạt đỗ. Một tiếng súng nổ, cả chục c̣ bị hạ thủ. Khi đàn c̣ bay lên trời, những kẻ khác cứ hướng ṇng súng lên trời nhắm mắt bắn cũng khiến c̣ rơi lả tả.

Có một câu chuyện cảm động mà người dân thôn Dừa Lẽ kể cho tôi nghe về t́nh cảm của bà với bầy c̣.

Cách đây 3 năm, giữa đêm khuya, có cơn lốc kèm mưa lớn tràn qua đồi Trầm Sai, khiến rừng cây nghiêng ngả.

Cả đêm hôm ấy bà Khiêm vật lộn với gió, với mưa để gom những thân c̣, thân vạc bị gió quật rơi xuống đất đem về nhà chăm sóc. Đêm ấy bà không ngủ, bà như người điên v́ "mất con" quá nhiều.

Đến khi trời sáng, khi những trận mưa xối xả kết thúc, cũng là lúc bà Khiêm gom được cả đống xác c̣. Trứng c̣ vỡ vung văi trắng mặt đồi. Rừng tre xơ xác. Bà Khiêm ngồi thượt ra đất, nước mắt chảy dài.

tỷ đồng không bán

Một lần, có người lạ mặt giới thiệu là nhân viên kinh doanh du lịch, xin được đi thăm đồi c̣ của bà.

Sau khi đi thăm đồi c̣ một ṿng, ngó nh́n gian nhà rách với 5 đứa cháu nheo nhóc của bà Khiêm, anh ta bàn với bà rằng sẽ mua c̣ với giá 80 ngàn đồng/kg. Mỗi tuần anh ta sẽ cho người lên tận nơi bắt khoảng 20kg.

Anh ta giải thích rằng, nếu bắt như thế th́ chẳng ảnh hưởng ǵ v́ số lượng c̣ ở đồi Trầm Sai quá lớn.

Thế nhưng, bà Khiêm thẳng thắn: “Tôi nghèo khó, đói rách thật, song tôi đi cày cuốc kiếm ăn chứ tôi không nhẫn tâm ăn thịt c̣”.

Thuyết phục măi không được, người đàn ông lạ mặt kia đành phải bỏ về.

Trước khi về, anh ta cũng kể thật rằng anh ta là chủ đồi c̣ ở tận Ba V́ (Hà Nội).

Anh ta mở du lịch vào đồi c̣, song lại bắt c̣ làm đủ món phục vụ khách tham quan thưởng thức.

Giờ c̣ bay đi hết, khách du lịch cũng không về nữa, nên anh ta phải lên đây gạ bà Khiêm bán c̣ cho anh ta mang về đó làm thịt.

Anh ta bảo: “Bà có giữ c̣ th́ cũng chẳng có ai quan tâm đâu”. Bà Khiêm nói thẳng: “Tôi không quan tâm ai nghĩ sao, tôi chăm chúng cũng như chăm con ḿnh, mà nuôi con ḿnh th́ có ai lại đ̣i hỏi trách nhiệm của người khác”.

Những năm gần đây, khi thú chơi trang trại bùng phát, có khá nhiều đại gia phóng ô tô lên tận thôn Dừa Lẽ t́m đất.

Quả đồi Trầm Sai um tùm cây cổ thụ, nằm bên ḍng sông Lô, lại có đàn c̣ sớm bay đi kiếm ăn, chiều bay về trú ngụ, tạo nên phong cảnh rất hữu t́nh, khiến các đại gia đều "mê tít".

Nhiều đại gia đă trả vài tỷ bạc cho ngọn đồi gồm cả đàn c̣, song bà Khiêm đều từ chối.

Đời bà chả bao giờ nh́n thấy tiền triệu chứ nói ǵ đến tiền tỷ. Bà nhọc nhằn cả đời nuôi 5 đứa cháu nội khi bố chúng chết v́ tai nạn giao thông, mẹ chúng bỏ đi theo người đàn ông khác.

Với vài tỷ đồng, bà có thể an nhàn hưởng tuổi già, đủ lo cho các cháu tương lai. Nhưng bà không bán đồi, bởi nhỡ đồi c̣ rơi vào mấy tay bợm nhậu, hàng vạn thân c̣ sẽ ra sao? Thế là bà từ chối.

Bà Khiêm bảo, nếu không phải v́ c̣, th́ cứ 5 năm, bà lại thu được 200 đến 300 triệu đồng tiền bán gỗ, đủ cho bà và các cháu sống thoải mái. Đất c̣n đó, tiền vẫn thu đều đặn, đâu phải bán đi làm ǵ.

Năm trước, có một chiếc ô tô rất đẹp đỗ ở chân đồi Trầm Sai. Người đi chiếc ô tô sang trọng đó là một giáo sư chuyên nghiên cứu về môi trường.

Sau khi nghe bà Khiêm phát biểu trong một hội thảo của tổ chức nước ngoài về môi trường ở Hà Nội, vị giáo sư này đă t́m lên tận nơi để chiêm ngưỡng đồi c̣.

Sau một buổi lang thang trong đồi Trầm Sai, vị giáo sư này bảo: “Bà bán đồi c̣ cho tôi đi, tôi sẽ chăm sóc chúng chuyên nghiệp hơn. Hoặc nếu thích, tôi sẽ đổi căn biệt thự dưới Hà Nội cho bà”.

Bà Khiêm nghĩ vị giáo sư này nói đùa, liền bảo: “Nếu ông trả 10 tỷ đồng th́ tôi bán”. Vị giáo sư trầm ngâm một lát rồi chào bà Khiêm ra về. Bà Khiêm cũng quên luôn chuyện này.

Theo lời kể của vị giáo sư nọ th́ vợ ông ta hiện sống ở Ấn Độ, đang điều hành một tổng công ty lớn, mấy người con cũng ở bên Úc và bên Anh cả, chỉ có mỗi ḿnh ông sống ở Việt Nam.

Không ngờ, một tháng sau, vị giáo sư nọ lại ṃ lên gặp bà Khiêm bảo: “Tôi quyết định mua đồi c̣ của bà rồi. Bà bàn bạc với con cháu đi nhé, rồi trả lời tôi. Bà bán cho tôi, tôi hứa sẽ xây tường bảo vệ, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng”.

Sau đó 10 ngày, vị giáo sư nọ lại t́m lên. Nhưng quyết định của người mẹ già cả đời đói rách này là từ chối 10 tỷ đồng.

Bà Khiêm bảo: “Trong hoàn cảnh phải "tranh căi" với ư nghĩ bán hay không bán đồi c̣, tôi mới nhận ra rằng, cuộc đời tôi chỉ có ư nghĩa khi có lũ c̣ ở bên cạnh!”.

Đó là chiêm nghiệm mà người mẹ già này rút ra khi cả đời bà dành cho việc chăm sóc chim trời.

Theo:tc.vn



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 taolao
 member

 REF: 456227
 06/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
xin bái phục "Bà mẹ".

 

 tthanhthanh
 member

 REF: 456230
 06/15/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Câu chuyện hay quá , rất t́nh nghĩa và có hậu...


Cảm ơn cho xem nha anh Gold .

hihii


 

 goldsnow142
 member

 REF: 456925
 06/18/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Chuyện người đàn bà không thể ăn thịt C̣ ở Vĩnh Phúc

60 năm qua, hàng triệu cánh c̣ đă lớn lên, bay đi dưới sự che chở của bà Khiêm...

Tôi đến thôn Dừa Lẽ (xă Hải Lựu, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) vào một buổi chiều nắng cháy da cháy thịt. Thôn Dừa Lẽ nằm cạnh ḍng sông Lô, bên kia là đất Tuyên Quang.

Dăy núi chạy qua thôn Dừa Lẽ như con thằn lằn nằm im trong nắng, vài cánh c̣ trắng bay đi bay về lộ rơ giữa nền xanh rừng rú.

Chiều muộn, c̣ về càng nhiều, làm náo động cả vùng quê nghèo. Theo những cánh c̣ trắng muốt, tôi t́m về hướng quả đồi Trầm Sai.

Quả đồi Trầm Sai là nhà của hàng vạn con c̣, chân đồi có ngôi nhà nhỏ xíu của bà Vũ Thị Khiêm và 5 đứa cháu nheo nhóc.

60 năm qua, hàng triệu cánh c̣ đă lớn lên, bay đi dưới sự che chở của bà Khiêm.

Thân c̣ từ triệu năm nay vẫn gầy, dáng bà Khiêm mỗi ngày thêm gầy khô nghiêng ngả...

Bà Khiêm sinh ra ở Quảng Ninh. Hồi kháng chiến chống Pháp, bố mẹ đă dắt bé Khiêm đi lánh bom đạn khắp nơi. Mảnh đất dừng chân cuối cùng là cánh rừng thâm u bên ḍng sông Lô xanh biếc.

Ngày đó, nơi đây không một bóng người, chỉ toàn cỏ gianh và tre luồng ngút ngàn.

Giữa không gian hoang vắng đó, cô bé Khiêm chỉ có cánh c̣ làm bạn.

Ngày về đây, bé mới chập chững tập đi. Những ngày bố mẹ đi đánh cá, để ḿnh bé chơi bên bờ cát, bé nô đùa cùng những chú c̣, đuổi theo và ngắm nh́n chúng bay đi trong ráng chiều ửng đỏ.

Bố mẹ bé Khiêm chọn quả đồi Trầm Sai làm nơi cư ngụ. Bố mẹ bé san rừng trồng cây. Ngày tháng qua đi, những cây nhăn, cây vải, cây sấu... lớn lên rồi đơm hoa, kết trái.

Thế nhưng, trái quả chưa được ăn th́ c̣ về hàng đàn. Chúng từ khắp nơi kéo về đậu kín sân vườn.

Hễ chú c̣ con nào lạc mẹ rơi xuống đất, bà Khiêm lại chăm sóc chúng như con ḿnh.

Những cây sấu, nhăn, vải oằn lưng cơng hàng ngàn con c̣. Chúng kêu gọi bầy inh ỏi, mùi phân tanh nồng trắng xóa cả sân, phủ trắng nóc nhà.

Nhăn vải rụng quả, găy cành, xót phân mà chết. Bố mẹ Khiêm t́m đủ cách đuổi mà chúng không chịu đi, giết chúng th́ không nỡ. Từ ngày về xứ sở thâm u này chỉ có cánh c̣ làm bạn, chia sẻ vui buồn với gia đ́nh bé mà thôi.

Biết rằng chẳng thể đuổi được chúng, vả lại cũng không nỡ sát hại chúng, bố mẹ Khiêm đă trồng sấu, trồng tre khắp đồi Trầm Sai.

Tre mọc thành bụi, thế là c̣ kéo nhau về làm tổ. Từ đó, đồi Trầm Sai thành nhà của chúng, chúng lớn lên hồn nhiên trong sự che chở của gia đ́nh Khiêm.

Chẳng thể nào kể hết sự gian truân của cuộc đời bà Vũ Thị Khiêm. Bố mẹ mất sớm, chồng hy sinh trong chiến dịch Mậu Thân.

Người con trai duy nhất của bà lại bị tai nạn giao thông năm 1998. Người con dâu bỏ lại 5 đứa con nheo nhóc, c̣n đang tập đi, tập ḅ cho bà nuôi dưỡng để đi bước nữa.

Bà phải vục mặt, vật lộn với mấy sào ruộng để rau cháo nuôi các cháu khôn lớn. Ở tuổi 70, ngẫm lại, bà thấy cuộc đời ḿnh chả khác ǵ thân c̣ lặn lội khuya sớm.

Nhiều bữa, 6 bà cháu chỉ có cơm rau chan nước trắng pha muối loăng, song những con c̣, những ổ trứng ở ngay sau nhà kia thôi bà không bao giờ động tới.

Nhiều người bảo bà hâm, không bắt c̣ mà ăn, hoặc mỗi ngày tóm vài chục con đem bán kiếm tiền, bà chỉ cười, rồi bà nói một câu cũng rất "hâm": “Có người mẹ nào lại ăn thịt con ḿnh cơ chứ”. Thế là từ đó người ta gọi bà là “Mẹ C̣”.

60 năm gắn bó với chúng, bà Khiêm hiểu c̣ cũng như hiểu con, hiểu cháu ḿnh vậy.

Bà dẫn tôi đi dưới tán tre ríu rít tiếng c̣, rồi kể cách kiếm ăn, làm tổ, đẻ trứng, nuôi con... của chúng.

Hiện tại, ở đồi Trầm Sai của bà có tới 17 loài, gồm c̣ lửa, c̣ bợ, c̣ xanh, c̣ ruồi, vạc, cốc đen, diệc lửa, diệc xám, diệc Sumatra...

C̣ lửa, c̣ xanh, c̣ ruồi, c̣ bợ... chọn bụi tre thấp để ngủ, diệc xám, cốc... chọn nơi cao.

Mỗi năm c̣ đẻ 2 đến 3 lần, mỗi lần đẻ 4 trứng. Chúng bắt đầu về đồi Trầm Sai đẻ từ ngày giỗ tổ Hùng Vương đến tận tháng 10 âm lịch mới lại bay đi lánh đông. C̣ bay đi th́ họ nhà diệc lại t́m về đậu kín đồi.

Mùa này là mùa c̣ làm tổ, sinh sản. Bà Khiêm lại ngủ ít hơn để trông cho ngàn vạn cặp c̣ được "mẹ tṛn con vuông".

60 mươi năm qua, bà đă đổ không biết bao nhiêu mồ hôi công sức vào đồi Trầm Sai. Cây cối lớn lên đều găy cành, rụng lá, rồi chết v́ phân c̣ rơi xuống.

Tôi đă tận mắt những thân cây cổ thụ to hai người ôm đang mục nát dưới những lớp phân c̣ dày đặc. Bà Khiêm bảo, phân c̣ độc đến nỗi ngấm xuống đất làm thối rễ cây, khiến cây đổ… chổng vó. Nếu cho người lạ vác cưa vào xẻ cây đổ, c̣ cũng sẽ bỏ đi.

Bà Khiêm tâm sự: “Tôi trồng cây, nuôi c̣, hy sinh cả rừng tre, rừng gỗ mấy chục năm tuổi. Người ta bảo công đâu đi nuôi chim trời cá nước, tôi cũng ngẫm ngợi nhiều, nhưng đốn cây bán gỗ th́ động rừng, chúng sẽ hoảng loạn bay đi. Nếu ở chỗ khác chúng sẽ bị sát hại. Tôi nghĩ, chúng đă tin tưởng gửi thân nhờ ḿnh th́ ḿnh phải chăm sóc chúng. Tôi không mê tín, nhưng tôi nghĩ chắc kiếp trước ḿnh là c̣”.

Theo vtc.vn








 

 goldsnow142
 member

 REF: 463484
 07/13/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


“Ông lăo vườn chim” ở Ngọc Lặc

Đồi c̣ của ông Của tuy đẹp, song chả "mài" ra mà ăn được. Không chịu bán đồi c̣ dù có người trả giá 1 tỉ đồng, ông Của đành phải chặt bớt một ít diện tích tre để trồng mía, xây dựng kinh tế. Nhắc lại chuyện này, ông xót xa: "Tôi đói th́ vẫn có thể trông c̣ được. Nhưng vợ tôi, con tôi đói th́ tôi không nỡ. Khi chặt đi một phần đồi c̣, tôi đau như phải ĺa mất một phần cơ thể”.
Cứ mỗi buổi chiều tà, ai có dịp đi qua đường ṃn Hồ Chí Minh, khu vực bản Thọ Liên, xă Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng vô cùng kỳ thú. Hàng ngàn, hàng vạn cánh c̣ từ bốn phương tám hướng bay về rợp trời. 40 năm nay, ông Nguyễn Văn Của - người ở bản Thọ Liên đă tự ḿnh chăm sóc, bảo vệ cho những cánh chim này.


Đất lành, c̣ đậu

Chúng tôi có mặt tại Kiên Thọ khi hoàng hôn vừa buông. Mặt trời lúc này như chiếc đĩa màu hồng rực, lấp ló sau những rặng tre. Xa xa, từng đàn c̣ trắng từ vùng đồng bằng Tĩnh Gia, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và vùng núi Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát đua nhau kéo về quả đồi của gia đ́nh ông Của, làm sẫm một mảng trời.

Người đàn ông tầm lục tuần mặc chiếc áo bộ đội bạc màu và chiếc quần soóc để lộ đôi chân khẳng khiu, đen đúa đứng chống cuốc ngắm c̣. Ông là Nguyễn Văn Của - người Mường.

Sinh ra và lớn lên ở Kiên Thọ, Ngọc Lặc. Ngày c̣n trẻ trai ông Của cũng muốn lên đường nhập ngũ vào Nam đánh Mỹ. Song phần do nhà neo đơn, phần cũng có người khuyên "ở nhà làm tốt công tác hậu phương cũng là tiếp lửa cho tiền tuyến", ông bằng ḷng ở lại.

Lập gia đ́nh năm 1967, ông bà sinh được 6 người con (4 trai, 2 gái). Ông từng làm Đội phó Đội sản xuất nông nghiệp của Nông trường Kiên Thọ. Khi hợp tác xă giải thể, ông xin khu đồi rộng chừng 4 hécta toàn cỏ lau để khai phá.

Thế là vợ chồng con cái bồng bế nhau lên lưng chừng đồi, dựng một túp lều để cùng nhau cải tạo đất hoang. Trên đồi, ông Của trồng tre, nứa, cây quế lợn (để làm hương), cây quả cứt dê... Chân đồi, ông cấy lúa nương, cung cấp lương thực cho gia đ́nh.

Năm 1978, khi mà những bụi tre, nứa ông trồng đă vươn cao hàng chục mét cũng là lúc từng đàn c̣ lửa bay về làm tổ. Ban đầu chỉ có dăm chục con. Dần dần chúng kéo nhau về đàn đàn lũ lũ. Hết c̣ lửa lại đến c̣ bợ, rồi vạc... Đến nay ước tính khu đồi c̣ của ông lên tới vài vạn cá thể.

Theo chân ông Của lên thăm đồi c̣. Đó là một vạt đồi đất đỏ quạch. Những bụi tre ken dày, chỉ đủ lối cho một người vạch lá đi lên. Trên thảm lá mục, phân c̣ trắng xóa. Chúng tôi đi từ xa đă ngửi thấy mùi gây gây. Dường như đă quen tiếng "ông chủ", đàn c̣ chỉ xao xác một lúc rồi lại im ắng ngay. Chúng biết là không có người hại.

Ông Của bảo, từ ngày có đàn c̣ về tự nhiên ông lại có thêm việc... không công. Ngoài việc ruộng nương, ông phải lănh thêm trách nhiệm trông nom, bảo vệ vườn c̣.

Lúc đầu là c̣ lửa, sau đến c̣ bợ, vạc... cứ từ đâu kéo về ùn ùn. Chúng làm tổ trên những cây gỗ lim, cây tre, cây quả cứt dê trong đồi. Mỗi cây phải gánh hàng chục tổ. Có cành không chịu nổi sức nặng, găy ĺa khỏi thân cây. Bà Liên, vợ ông góp chuyện. Đi đâu th́ chớ, chứ cứ về đến nhà là ông phải ṃ lên vườn c̣ ngay, xem chúng thế nào. Ông coi c̣ như con.

Chúng tôi đi trong rừng tre, thoảng lại có tiếng c̣ kêu oéc oéc, rồi tiếng đập cánh phành phạch... Tôi hỏi: "Đợt này c̣ ở nhà nhiều thế hả bác?". "Từ tháng 3 cho đến tháng 5 là thời gian c̣ đẻ con ấp trứng nên nó ở nhà nhiều. Cho đến tháng 8 th́ c̣ mẹ bắt đầu đưa con đi tập bay, tập kiếm mồi" - Ông giải thích như một nhà sinh vật học rất am hiểu về vườn c̣ của ḿnh.

17h, bắt đầu lác đác những cánh c̣ bay về tổ. Đến 18 giờ th́ "rào rào, uỳnh uỳnh", c̣ bay trắng xóa một cánh rừng. Nh́n từ xa th́ dáng những con c̣ cũng "bay lả rập rờn" như trong câu ca dao. Song khi về đến tổ, chúng bắt đầu tranh giành chỗ đứng kêu chí chóe. Phải đến tầm 20h, những tiếng kêu mới dứt hẳn. Đàn c̣ bắt đầu đi ngủ.

Đến lúc này, ông Của mới giục vợ đi thổi cơm, c̣n ông đi tắm rửa. Sau khi cơm nước, ngồi trong căn lều giữa rừng, ông Của kể tiếp. Bọn c̣ đi kiếm mồi theo đàn, song cũng sống cặp đôi như người. Mỗi tổ là một cặp vợ chồng. Mỗi lứa chúng đẻ từ 2-5 trứng. Sau khi nở hai tháng, c̣ con biết chuyền cành nặng từ 2 lạng đến 2 lạng rưỡi. C̣ trưởng thành th́ nặng chừng 7-8 lạng.

Tôi hỏi đùa: "Bác ơi, thịt c̣ ăn có ngon không". Không ngờ ông nhăn mặt: "Tôi không bao giờ ăn thịt nó mô". Cậu con trai ông kể, c̣ này chỉ... hấp bia là ngon. Nhưng bố tôi không bao giờ ăn món này đâu. Có lần đi đám cưới trong làng, thấy có đĩa thịt c̣, ông bỏ về liền".

"Chiến đấu" v́ c̣

Đêm khuya thanh vắng, đang ngồi uống nước chè, nghe chuyện ông chủ vườn c̣ th́ chúng tôi nghe có tiếng "oéc oéc oéc..." đầy hoảng hốt từ đồi c̣ phát ra. Ông Của vội xách con dao nơi góc nhà, nhặt chiếc đèn pin, xỏ dép rồi nhanh nhẹn mở cánh liếp sau chạy nhanh lên đồi. Mấy anh con trai cũng theo sát bố. Tôi cũng vác máy ảnh, đuổi theo.

Đuổi theo trối chết, tôi mới lên được lưng chừng đồi. Ông Của vội nắm tay tôi, kéo lại. Phía cây lim đang có mấy bóng đen dùng sào chọc c̣. Đám c̣ hoảng loạn, đập cánh rào rào, kêu lên những tiếng thê thiết. Mấy người con trai ông lặng lẽ tỏa ra, bao vây bọn người đang trộm c̣. Tôi cũng bám theo. Nhưng do chưa quen địa h́nh, tôi bị vấp vào một gốc măng, ngă sóng soài. Những bóng đen thấy động, ḥ nhau chạy biến.

Trở lại căn lều, thấy mặt tôi buồn thiu, ông Của an ủi: "Bọn nó chạy thế cũng là tốt. Chứ nhiều khi bắt được cũng chả có biện pháp ǵ xử lư cả".

Ông Của nhớ lại, mấy năm trước đồi c̣ thường xuyên phải đặt trong t́nh trạng báo động. V́ rằng, thấy nhiều c̣ bọn săn trộm thường kéo đến kiếm ăn. Cứ đêm xuống hoặc trưa nắng là họ lại vượt đồi vào vườn luồng dùng súng săn, súng cao su bắn hạ c̣, rồi rung cây cho c̣ non rơi xuống. Ông nghe chúng nó kháo nhau: "C̣ này mà đem xáo măng, hoặc hấp bia làm mồi nhậu th́... tuyệt cú". Giận tím mặt, ông thề sẽ trừng trị bọn trộm c̣.

Ông kể: "Đêm ấy, tôi đang ngủ bỗng nghe trước nhà có tiếng c̣ gọi nhau oang oác như có người phá tổ". Ngồi bật dậy, nh́n lên đồi th́ có ánh đèn pin đang dọi, ông gọi các con và dân làng lên giúp. Khi mọi người kéo lên, nhóm người xấu mới rút về.

Tưởng mọi chuyện thế là xong, nhưng ngay trưa hôm đó, một toán khoảng 12 người lại tiếp tục vào săn bắt c̣: "Lúc này, chỉ có ḿnh tôi ở nhà, các con và dân làng đều ra đồng hết. Vội vàng, tôi vác theo một con dao phát rừng lên. Khi bước vào đồi thấy những thân c̣ non đang nằm dưới đất. Bố mẹ chúng đă chết bởi những phát súng của đám săn trộm".

Ông hét lên: "Không được bắt c̣ của tao". Nhưng có tiếng người đáp lại: "C̣ này là của trời, không phải của nhà mày". Ông lao vào giằng lấy súng của bọn chúng. Một đứa quát lên: "Đánh chết thằng già này đi", ngay lập tức một tên trong nhóm đă dùng báng súng đánh vào đầu ông. "Tôi loạng choạng ngồi bịch xuống vườn c̣, sờ tay lên trán thấy máu chảy đỏ cả bàn tay" - ông nhớ lại.

Không c̣n sức để chống cự lại bọn chúng, ông t́m chỗ cao hô to lên: "Các con ơi, nó đánh chết bố rồi". Ông ở trên đồi nên tiếng hô vọng xa, nhờ vậy các con ông và dân làng đang cấy lúa ở các cánh đồng gần đó đă kịp thời chạy lên giải thoát cho ông. Nhưng sau vụ đó, ông cũng phải đi truyền nước ở trạm xá và nghỉ ngơi hàng tháng trời mới lại sức.

Mấy tháng sau đó, bọn xấu lại vào phá vườn c̣ nhà ông. Ông ăn không ngon, ngủ không yên. Cứ hễ khi nào nghe tiếng ông kêu cứu, dân làng lại ḥ nhau: "Nó đánh chết ông Của rồi, dân làng ơi! Lên cứu ông Của thôi". Khi dân làng kéo lên ông mới được giải thoát khỏi những tên săn c̣.


Có một dạo, ông cùng bốn người con trai túm được mấy thằng trộm c̣. Giải chúng lên xă nhưng cơ quan chức năng cũng chỉ cảnh cáo rồi lại tha về. Thế là, ông phải bỏ ra vài tuần đi chặt tre, mang về nhà vót nhọn thành... chông để rào lại đồi c̣ nhà ḿnh. Thời gian gần đây, do biết tiếng ông Của "c̣" nên cũng ít đối tượng dám đến phá phách hay ăn trộm ở vườn của ông.

"Một tỉ chứ 10 tỉ tôi cũng không bán mô!"

Gần như cả đời gắn bó với việc "trồng cây gây rừng" và nuôi c̣, ông Của chứng kiến khá nhiều sự thăng trầm của đồi c̣ nhà.

Có dạo đường Hồ Chí Minh mở qua khu nhà ông, theo quy hoạch ban đầu th́ sẽ đi qua... giữa đồi c̣. Ông Của được phen mất ăn mất ngủ. Thỉnh thoảng ông lại lên huyện hỏi xem kế hoạch có thay đổi ǵ không. Đến khi được biết, con đường sẽ được "nắn" lại cách đồi c̣ chừng vài trăm mét, ông vui như trẻ được quà. Thời gian thi công tuyến đường, những quả ḿn phá núi làm chấn động cả một vùng. Khi ấy, ông chỉ lo đàn c̣ sẽ bỏ ông mà ra đi. Nên cứ mỗi buổi chiều, ông lại ngửa mặt lên trời mong ngóng từng cánh c̣ bay về như những người bạn tri kỷ đợi nhau. Thật may, sau khi tuyến đường làm xong, bọn c̣ lại trở về xôm tụ như trước.

Tuy nhiên, kinh tế nhà ông trước nay chỉ trông vào mấy nương ruộng, con cái cũng lớn hết cả, cần phải dựng vợ gả chồng. Đồi c̣ tuy đẹp, song chả "mài" ra mà ăn được. Ông kể, đă có khá nhiều cơ quan chức năng, từ Hội Nông dân, Sở Nông nghiệp, Hội Làm vườn... về thăm đồi c̣ nhà ông. Nhưng cũng chỉ thăm rồi để đấy. Không có một sự giúp đỡ nào về vật chất cả. Lại c̣n có lần ông bị người ta lừa, bắt "kư khống" cây giống để trồng rừng. Cây th́ họ chuyển cho xă khác.

Cực chẳng đă, năm 1999 ông Của phải chặt bớt một ít diện tích tre để trồng mía, xây dựng kinh tế. Nhắc lại chuyện này, ông xót xa: "Tôi đói th́ vẫn có thể trông c̣ được. Nhưng vợ tôi, con tôi đói th́ tôi không nỡ. Khi chặt đi một phần đồi c̣, tôi đau như phải ĺa mất một phần cơ thể. Nhưng vẫn phải làm thôi”.

Ông lo lắng, rồi đây khi ḿnh không c̣n nữa liệu con cháu có giữ được rừng c̣ không? Bởi để lại th́ đói, hơn nữa phân c̣ thải ra rất hôi, nhất là khi trời nóng. Ông kể: "Nhiều hôm bữa cơm gia đ́nh tôi ăn không ngon v́ mùi phân hôi thối quá, con cháu cứ phải bê bát cơm đi ra ngoài đường lớn ăn. Chẳng những ăn không ngon mà ngủ cũng chẳng yên, buổi trưa mấy đứa cháu không có đứa nào muốn ngủ ở nhà cả. Nh́n cảnh đó nhiều khi tôi thấy ḿnh có lỗi với con, với cháu".

Việc trồng mía mất rất nhiều công sức, song cũng chỉ thêm thắt được chút đỉnh. Thế là ông với vợ đưa nhau ra quốc lộ, dựng một căn lán bán nước và vài thứ lặt vặt để kiếm thêm. Ông quyết giữ đàn c̣ cho con cháu.

Có lần, một chiếc ôtô rất đẹp đậu gần lán của ông. Thế rồi mấy người đàn ông mặc comple, cà vạt bước vào đặt vấn đề muốn "mượn" đồi c̣ của ông để làm khu du lịch sinh thái. Họ trả ban đầu là 1 tỉ đồng, sau nếu làm ăn có lăi sẽ được trả thêm.

1 tỉ đồng! Cả đời ông chưa bao giờ được sờ tới món tiền vài chục triệu chứ chưa nói đến số tiền khổng lồ đó. Ai biết chuyện đều khuyên ông nên... bán gấp, kẻo người ta thay đổi ư định. Nhưng ông Của bảo: "Tôi nghĩ nát nước rồi, tiền th́ bao nhiêu cũng sẽ tiêu hết thôi. Mà các ông ấy kinh doanh đâu nghĩ như ḿnh. Họ sẽ phải khai thác vườn c̣ để thu lại. Ai biết được họ yêu c̣ hay yêu đất của tôi? Khi ấy đàn c̣ này sẽ biết đi đâu về đâu?".

Rồi ông chốt lại ngắn gọn: "Cho dù họ có trả 10 tỉ đồng tôi cũng nhất quyết không bán mô!".

Chúng tôi rời Thọ Liên khi nắng chiều chạng vạng. Chỉ c̣n ḿnh ông Của "c̣" đứng cô liêu. Trên đầu ông, hàng vạn cánh c̣ bay rợp trời.

Theo Công an nhân dân



 

 goldsnow142
 member

 REF: 470958
 08/04/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Đôi vợ chồng nghèo và ngôi nhà cổ trị giá 1 triệu USD

Trong ngôi nhà cổ 7 gian rộng thênh thang, vợ chồng ông Nguyễn Văn Trang và bà Mẫn Thị Hoàn ở làng Mẫn Xá - Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh bước sang tuổi thất thập vẫn sống đạm bạc và hạnh phúc. Ngôi nhà quư giá ấy đă nhiều lần có người ngỏ ư mua nhưng ông Trang và bà Hoàn dứt khoát từ chối.

Bảy gian nhà bạc tỷ

Khuất ḿnh sau những dăy nhà cao tầng đồ sộ, ngôi nhà cổ kiên cố của ông Nguyễn Văn Trang đă có 235 năm tuổi. Khác hẳn không khí hầm hập nóng bức phả ra từ các cơ sở đúc nhôm trên trục đường chính của làng, bước vào sân nhà ông Trang, chúng tôi đă thấy mát mẻ lạ thường. Sân gạch đỏ rộng vài chục mét vuông phẳng phiu, sạch sẽ và 1 ngôi nhà cấp 4 rộng thênh thang, trong nhà hơi tối nhưng không ẩm thấp. Bà Mẫn Thị Hoàn vóc người nhỏ và hàm răng đen bóng, đều tăm tắp nhanh nhẹn mời khách vào nhà.

Nhà có 7 gian, gồm 3 gian giữa và 4 gian buồng. Chỉ trừ có 1 chiếc cột nhà làm bằng gỗ xoan, c̣n lại 47 cột khác đều làm bằng gỗ lim. Mỗi cột có đường kính khoảng 50cm, đen bóng và vững chăi. Theo gia phả ḍng họ Nguyễn Văn, căn nhà được xây dựng vào năm 1774 bởi cụ tổ Nguyễn Văn Cấn. Cụ làm nghề bốc thuốc và dạy học, là một bậc “phú gia địch quốc” tại đất Kinh Bắc xưa nên dựng ngôi nhà này từ khi c̣n rất trẻ.

Gian chính giữa ngôi nhà là nơi thờ cúng tổ tiên. án gian phía trước dài hơn 2m để cây đèn, nồi hương và ống hương. Sau án gian là giường giữa, nơi để mâm cúng và đồ thờ. Sau cùng là xích đông, nơi để ảnh thờ và 1 chiếc ỷ (chiếc ghế giống như ngai vàng). Dưới chân xích đông, 2 tấm bia đá đứng cạnh nhau viết bằng chữ Nho dày kín.

Bà Mẫn Thị Hoàn thật thà: ”Tôi không biết chữ Nho nên không rơ 2 tấm bia viết ǵ. Đă có nhiều nhà khảo cổ học đặt giấy lên, bôi nhựa chuối vào cho chữ hiện ra, nhưng là chữ ǵ, họ cũng chẳng bảo tôi”. Bà tiếp tục chỉ tay về bức hoành phi bằng gỗ lim đen bóng bảo: “Bức hoành phi này viết ǵ tôi cũng không rơ. Nhưng như ư các nhà khảo cổ học nói th́ cụ tổ tôi dặn ḍ: “Cố mà giữ lấy nếp nhà”. Hai bên cột lim ở gian giữa là 2 tấm gỗ lim khắc câu đối c̣n khá nguyên vẹn. Trận lụt năm 1971 đă làm vàng dát trên những con chữ mờ đi nhiều, nhưng có lẽ v́ sự ăn ṃn của thời gian này mà căn nhà càng được tô điểm thêm vẻ cổ kính.

Cách đây vài năm, sau nhiều lần đắn đo, ông Trang quyết định nâng cấp ngôi nhà cổ. “Nhà cũ quá thấp, chỉ cần một trận mưa to là nước trong nhà ngập đến dóng chân. Thế nên chúng tôi quyết định nâng ngôi nhà lên cao để tránh ngập” - bà Hoàn cho biết. Gia đ́nh bà Hoàn phải lao động ṛng ră trong nhiều ngày liền mới làm cho nền nhà cao thêm 95cm và đổ đất nâng mặt sân thêm 60cm. Bà Hoàn nhớ lại: “Nâng cả căn nhà là chuyện lớn về kinh tế và cả về tâm linh nữa. Đến giờ tôi vẫn “hăi” lắm. Nhưng may mắn là ngôi nhà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn”.

Cố giữ nếp nhà

Bà Hoàn bảo: “Dù nghèo đến mấy cũng phải cố giữ nếp nhà như cụ tổ tôi dặn lại”. Khoảng năm 2000, các nhà khảo cổ học đă t́m đến nhà ông Trang để khảo sát. Sau đó, nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Không ít người thuyết phục ông Trang bán nhà lại cho họ.

“Đáng nhớ nhất là năm 2005, một đoàn khách Malaysia đến thăm, rồi họ nói chuyện muốn mua ngôi nhà với giá 1 triệu USD để mang về nước. Khi ấy, tôi đứng nghe cuộc tṛ chuyện sau chiếc cột này đă ló mặt ra cương quyết: Nhà chúng tôi đang ở chúng tôi không bán” - bà Hoàn kể .

Ông Trang th́ tế nhị hơn, ông bảo với những người khách là gia đ́nh ông c̣n phải bàn bạc. Phía khách liên tục gọi điện hỏi han thông tin, và cuối cùng họ nói: “Ngôi nhà của ông bà là vô giá, ông bà muốn bán cho chúng tôi bao nhiêu tiền cũng được. Nhưng khi ấy, gia đ́nh chúng tôi đă thống nhất là không bán”- bà Hoàn nói. Bà Hoàn cho rằng, nhà của ông cha th́ phải giữ. Mặt khác, ngày xưa Nhà nước cho gia đ́nh bà trâu cày, ruộng cấy, bây giờ Nhà nước động viên nhân dân giữ ǵn nếp cổ, ông bà lại mang bán nhà th́ thật “ngược đời”.

Thấy bố mẹ già ở trong căn nhà quạnh vắng, các anh con trai ông bà đề nghị được đón bố mẹ về ở cho yên tâm. Ông bà Trang không đồng ư, bởi ông bà ở với con th́ chẳng có ai quét dọn ngôi nhà, dù với tuổi tác và sức vóc của bà Hoàn, quét dọn ngôi nhà là công việc khá vất vả.

Đề cập đến chuyện ông bà sẽ quyết định bán ngôi nhà hay để lại cho con trai, bà Hoàn khẳng định chắc nịch: “Truyền thống ở quê tôi là có đất đai, của cải ǵ, bố mẹ chết đi để lại cho anh con trai cả. Anh con trai cả cứ thế mà giữ ǵn, chứ không được bán chác ǵ hết. Con trai cả nhà tôi đă ư thức được điều đó rồi. Chúng tôi sẽ chẳng bán nhà cho ai!” - bà Hoàn nói rồi cười vui vẻ: “Nhưng khách đến tham quan th́ thoải mái, tự do xem xét. Người nhà quê chúng tôi quư khách, nhà tôi lại chẳng có ǵ đáng giá để sợ bị mất trộm...”.

Thanh Hoàn


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network