Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> PHONG TỤC TẬP QUÁN

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 jackdaniel
 member

 ID 48490
 01/05/2009



PHONG TỤC TẬP QUÁN
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Lễ tết

Một năm, người Việt có Tết Nguyên Đán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất, ngoài ra c̣n có rất nhiều lễ, tết đặc trưng khác.


Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán Việt Nam từ buổi "khai thiên lập địa" đă tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông và quan niệm "ơn trời mưa nắng phải th́" chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam... Tết c̣n là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri âm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lư (ăn quả nhớ kẻ trồng cây) và t́nh nghĩa xóm làng...

Giao thừa

Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.

Giao thừa là ǵ? Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính v́ ư nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch

* Lễ trừ tịch

Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ư nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch c̣n là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên c̣n mang tên là lễ giao thừa.

* Sửa lễ giao thừa

Người ta cúng giao thừa tại các đ́nh, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có b́nh hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mă, đôi khi có thêm chiếc mũ của Đại Vương hành khiển.

Đến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ tŕ cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ th́ giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

* Cúng ai trong lễ giao thừa và tại sao cúng giao thừa ngoài trời

Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm th́ thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Các cụ quan niệm: Mỗi năm Thiên đ́nh lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết th́ hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật... Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam th́ hạ giới chịu mọi thứ khổ.

Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi v́ các cụ xưa h́nh dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vă (nhưng mắt trần ta không nh́n thấy được), thậm chí có quan quân c̣n chưa kịp ăn uống ǵ. Những phút ấy, các gia đ́nh đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với ḷng thành tiễn đưa người nhà trời đă cai quản ḿnh năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. V́ việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến ḷng thành của chủ nhà.

* Lễ cúng Thổ Công

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.

Một số tục lệ trong đêm giao thừa

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn c̣n nhiều người tôn trọng thực hiện.

+ Lễ chùa, đ́nh, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đ́nh, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ tŕ cho bản thân và gia đ́nh và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

+ Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

+ Hái lộc: đi lễ đ́nh, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đ́nh, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ư là "lấy lộc" của Trời đất Thần, Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

+ Hương lộc: có nhiều người thay v́ hái cành lộc lại xin lộc tại các đ́nh, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm vào b́nh hương bàn thờ nhà ḿnh.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

+ Xông nhà: thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đ́nh ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch th́ xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đ́nh chùa mang về. Lúc trở về đă sang năm mới và ngựi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đ́nh ḿnh, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đ́nh. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dăi.

Một số lễ đầu xuân

* Lễ Động thổ

Lễ Động thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Động thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để tŕnh xin bắt đầu động đến đất cho một năm mới.

Hàng năm, sau ngày mồng ba tết, các làng thường làm lễ Động thổ để cho dân làng có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lăo và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế. Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mă. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường tŕnh" với Thổ Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.

* Lễ Khai hạ

Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng giêng là ngày hạ cây nêu. Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ trước cửa nhà để "trừ ma quỷ", nay được hạ xuống.

Lễ hạ nêu c̣n được gọi là lễ Khai hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng trời đất, người ta c̣n sửa lễ cúng Gia tiên, cúng Thổ côngvà thần tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên mới được bắt đầu trở lại.

* Lễ Thần Nông

Thần Nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đă dạy dân nghề làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa và nghề nông phát đạt.

Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, c̣n con trâu tượng trưng cho nghề nông. H́nh mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần Nông giầy dép chỉnh tề, c̣n năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập xuân tại triều đ́nh xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu và tượng Thần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế, trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.

* Lễ Tịch điền

Lễ Tịch điền c̣n gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra. Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch điền của người Tàu đă du nhập sang ta. Hàng năm vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và cử hành lễ Tịch điền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn vơ, các chức sắc, bộ lăo sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xă cũng có lễ Tịch điền... Ở tỉnh, quan tỉnh bắt đầu lễ Tịch điền bằng việc cày và ở xă là vị chức sắc cao nhất trong xă. Tùy từng triều đại việc cử hành lễ Tịch điền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa phương cũng có những tục lệ riêng.

* Lễ Khai ấn

Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công văn, chỉ dụ.

Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xă xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày khai ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.

Tết Thượng nguyên

Tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tṛn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, v́ rằm tháng giêng c̣n là ngày vía của Phật tổ. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ ḷng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào cũng đông người tới lễ bái. Sau khi đi chùa mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.

Tết Thanh minh

Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đă được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, c̣n minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đă hết, bầu trời trở nên quang đăng, sáng sủa là sang tiết thanh minh (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm).

Lễ thanh minh

Nhân ngày thanh minh, cũng như nhiều dân tộc Á Đông khác. Dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ: Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Nhân ngày lễ thanh minh người ta mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hài cốt của người thân đă khuất. Sau đó cắm mấy nén hương, đốt vàng mă hoặc đặt thêm bó hoa dâng cho vong hồn người quá văng. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, c̣n có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có ḷng nhân đức không khỏi mủi ḷng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mă cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa c̣n có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng. Trong ngày tảo mộ, băi tha ma vốn vắng lặng bỗng trở nên đông đúc. Mọi người đi tảo mộ đều ăn vận rất chỉnh tề, lo khấn vái nơi phần mộ. Cả trẻ em cũng có thể theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và xum họp với đại gia đ́nh. Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa.

Tục lệ tảo mộ: Thường người ta đi tảo mộ vào tiết thanh minh trời quang mây tĩnh, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng cỗ con cháu cúng trong dịp này. Nhưng cũng có nhiều nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày tết. Nhiều làng ở vào vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương và cả băi tha ma đều ngập nước, th́ người ta đi tảo mộ vào đầu tháng chín, sau khi nước đă rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào th́ việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.

Cúng lễ trong ngày tết thanh minh: Tết thanh minh cũng là dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về. Cũng có nhà sửa lễ mang ra mộ cúng, nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ. C̣n sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Người ta thường cúng mặn trong ngày thanh minh, nghĩa là có làm cỗ, hoặc không làm cỗ th́ cũng có đĩa xôi, con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mă. Và đồng thời với việc cúng tổ tiên cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.

Tết Hàn thực

Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức tết Hàn thực, ta làm bánh chay. Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Tử Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công pḥ Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Cũng như ngày mùng năm tháng năm tết Đoan Dương cũng xuất xứ bên Trung Quốc là giỗ ông Khuất Nguyên (đời Xuân Thu, thờ vua Sở Hoài Vương) gieo ḿnh chết trôi ở sông Mịch La. Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà ḿnh.

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ c̣n gọi là tết Đoan Dương c̣n nhiều tục truyền đến nay. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn th́ giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp.

Tết Trung nguyên

Rằm tháng bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế mọi gia đ́nh đều làm cỗ bàn, đốt vàng mă cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức.

Tết Trung thu

Trung thu là giữa mùa thu, tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.

Tết Hạ nguyên

Tết Hạ nguyên vào rằm hay mồng một tháng mười. Ở nông thôn, tết này được tổ chức rất lớn v́ đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy.

Tết Trùng thập

Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dước lễ th́ ngày mười tháng mười (âm lịch), cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời (Xuân-Hạ-Thu-Đông) trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc (chứ không mấy quan tâm đến cây thuốc, thầy thuốc).

Tết Táo quân

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đ́nh trong năm qua.

Bởi thế nên, trong ngày này, mọi gia đ́nh người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiễn đưa "ông Táo". Cứ phiên chợ 23 tháng chạp, mỗi gia đ́nh thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...

Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.


Sưu tầm.







Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 jackdaniel
 member

 REF: 414984
 01/05/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cúng giỗ


Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đă khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đ́nh trong ḍng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đă khuất và bàn việc người sống giữ ǵn gia phong.


Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, th́ cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm t́nh, chuyện làm ăn. Với ư nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ

Ngày giỗ theo âm Hán là huư nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc v́ bận việc hoặc v́ kinh tế hoặc v́ thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước th́ trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

* Mấy đời tống giỗ

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời th́ lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.

Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân ḿnh và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới ḿnh). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ th́ không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

* Cúng giỗ người chết yểu

Những người đă đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối gịng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đă khuất. Sau khi người thừa tự mất th́ con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đ́nh bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân c̣n sống trong gia đ́nh. Điều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đă khuất.


Sưu tầm.



 

 tranduchoa
 member

 REF: 415121
 01/06/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài này tui cho JD con A+...theo Đại học University of Ai-d́a-không-nà (Arizona).

TDH cộng thêm 3 điều "không được" nữa nè:


    1. Không được chửi tục chửi thề
    2. Không được đánh nhau đánh lộn
    3. Không được ra khỏi nhà người Việt ta nếu sau 12 giờ giao thừa. (Có người bảo ra sau giời đó th́ người ta gặp xui xẻo cả năm)


3 điều răn này thấy mà khó dữ cho "hiền lành" trong 3 ngày Tết.

Có đúng hay không có mê tín hay không, nhưng TDH thấy nhà "má dzợ xui" nó cấm không cho tui dźa năm...ngoái..hehehe.

TDHoà


 

 jackdaniel
 member

 REF: 415130
 01/06/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Điều ác là thấy mặt cái người thiếu tiền của mình mà mình không dám đòi mới chết chớ. Đòi họ, họ nói làm họ xui , quánh cho còn chết nữa.
Tiền mất tật mang luôn.
hahhahahahhaahahhaa

Bà già dzợ có thiếu tiền của Hoà không vậy,
chắc bả trốn Hòa nên nói khéo đó,
hehehhehheh


 

 bimbim118
 member

 REF: 415213
 01/06/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Thấy anh JD đăng bài này mà Bimbim mong tới Tết quá đi. Nhưng bây giờ có gia đ́nh rồi nên nỗi háo hức đă giảm đi nhiều, hihi.

Cứ tới giao thừa là nhà Bimbim lại sửa soạn một mâm cúng riêng ở ngoài sân. Luộc một con gà Trống miệng ngậm hoa hồng, rồi nấu chè đậu, gói bánh chưng, bắc bếp luộc bánh.
Đúng 12h khuya, ông Nội vào cúng tổ tiên và cúng giao thừa, sau đó đi ra ngoài hái lộc, chờ người xông đất. Hồi hộp nhất là cái khoản xông đất này đó, không biết ai xông đất nhà ḿnh nữa ḱa!
hihihiii


 

 jackdaniel
 member

 REF: 415221
 01/06/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Anh bày cho BimBim cách gọi đất sống nghen.
Khi vừa cúng xong sau 12 giờ em thả cặp Ngổng ra cho nó đi ngoài trước sân đi,
năm này bảo đảm không giàu không lấy tiền lễ của em đâu,
hehhehhehe

Anh cúng con gà anh cho nó ngậm xì gà không hà, không có ngậm hoa Hồng,
hehehhehhehe
Trời đừng có tin tui nghen.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network