Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh( Sưu tầm )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 42209
 06/03/2008



Xung quanh cái chết của nhà văn Nhất Linh( Sưu tầm )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien




Nhà văn Nhất Linh, tên thật là Nguyễn Tường Tam, cử nhân khoa học Pháp, chủ súy nhóm văn chương Tự lực văn đoàn những năm ba mươi, bốn mươi thế kỷ trước.

Nhất Linh c̣n là đại biểu Quốc hội khóa I, là Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến,... thế nhưng ông từ chức và lưu vong.

Ảnh được upload trên AnhNhanh.com

Đám tang Nhất Linh tại Sài G̣n ngày 13/7/1963


Nhắc tới Nhất Linh, nhà thơ Tú Mỡ nói rằng đó là người vừa đáng yêu vừa đáng tiếc. Ông viết “Điều đáng tiếc là sau kháng chiến, anh đă theo bè lũ Ngô Đ́nh Diệm vào Nam để rồi bị bè lũ ấy chèn ép, cắt mất nguồn sống đến nỗi uất ức phải tự tử”.

Vậy v́ sao mà Nhất Linh tự quyên sinh?

Với tấm thẻ căn cước số F 13108 do Phủ thủ hiến Bắc Việt cấp ngày 19/2/1951 tại Hà Nội, ghi rơ: “Nguyễn Tường Tam, nghề nghiệp văn sĩ, nơi sinh tổng Ngọc Trục, Cẩm Giàng, Hải Dương, con ông Nguyễn Tường Nhu và bà Lê Thị Sâm...”, khoảng mùa xuân năm 1951, nhà văn Nhất Linh từ Hà Nội vào Sài G̣n cư trú.

Ở đây ông cho in lại các tác phẩm cũ và viết tác phẩm mới. Thời gian này vợ con ông cũng đă di cư vào Nam. Bà Nhất Linh (tức Phạm Thị Nguyên) mua một căn gác trong chung cư số 39 đường chợ An Đông, Chợ Lớn để lấy chỗ ở và buôn bán.

Sang năm 1955, ông lên Đà Lạt, lấy thú vui là chơi hoa phong lan. Năm 1958 Nhất Linh về ở luôn Sài G̣n hoạt động văn hóa. Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Văn Bút Việt Nam (về sau là cố vấn).

Bấy giờ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm ra sức t́m diệt người kháng chiến cũ. Luật 10/59 ra đời đă giết hại bao nhiêu thường dân vô tội, với phương châm là thà giết nhầm c̣n hơn bỏ sót. Nhất Linh cùng các nhà hoạt động khác thành lập mặt trận Quốc dân đoàn kết, ủng hộ cuộc đảo chính của đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông.

Cuộc đảo chính tháng 11 năm 1960 thất bại, hầu hết những người liên can bị bắt. Chính quyền Diệm nhân cơ hội này cho bắt giam các nhân sĩ, lănh tụ đảng phái, giáo phái khác... chỉ ḿnh Nhất Linh được quản thúc tại gia hơn hai năm rưỡi. Ngày 5 tháng 7 – 1963 Ṭa án quân sự đặc biệt Sài G̣n có trát đ̣i ông có mặt lúc 7giờ30 ngày 8/7/1963, tại Ṭa thượng thẩm, số nhà 131 đường Công Lư Sài G̣n, và để nghe xét xử tội “xâm phạm an ninh Quốc gia”. Ngày 6/7/1963, người chiến binh Nguyễn Văn Nam đă tống đạt lệnh này tới tận tay ông.

Trong hồi kư “Nhất Linh – cha tôi” của Nguyễn Tường Thiết phát hành tại Sài G̣n năm 1964, những ngày cuối cùng của Nhất Linh được kể lại như sau:

“… Buổi sáng ngày 7/7/1963, Nhất Linh đi thật sớm. Ông mở ngăn kéo, lấy mấy tập sách, tập bản thảo những tác phẩm cuối cùng, gói vào một tờ nhật báo. Các con đoán có lẽ ông đi họp ở đâu v́ cũng đúng vào Chủ nhật tuần trước, tức 30/6 ông đă tới dự phiên họp đặc biệt của nhóm Bút Việt.

Khoảng gần 10 giờ Nhất Linh về. Ông không thay quần áo ngay như mọi lần, cứ để nguyên quần áo tây ngồi xuống ghế xích đu, bên cạnh người con trai. Điếu thuốc lá rung rung ở trên đầu hai ngón tay, ông mở bia, rót vào cốc nhỏ ra dáng suy nghĩ. Một sấp ronéo để trước mặt ông.

Đó là bản cáo trạng khá dày, trong đó có những lời kết tội như “phản quốc”, “xâm phạm an ninh quốc gia”. Trong suốt hơn một giờ, Nhất Linh vẫn giữ im lặng, suy nghĩ. Khoảng 11 giờ, với vẻ thảnh thơi, ông thay quần áo ngủ, rồi dặn người con trai Nguyễn Tường Thiết: “Chiều nay con lại luật sư Chính lấy hết các giấy bác sĩ về. Biết địa chỉ không?”.

Con trai nói: “Con đoán họ chẳng làm ǵ cậu đâu, nếu họ muốn bỏ tù th́ họ đă bắt từ lâu rồi. Việc này họ đem ra xử cho có lẽ, rồi kết ḿnh vô tội để hạ nhục chơi. Vả lại nếu có ra Côn Đảo th́ cũng chả sao, chỉ làm giàu thêm cuộc đời tranh đấu của cậu. Cứ coi như là một dịp đi nghỉ mát”.

Nhất Linh đáp lại: “Cậu chẳng sợ kết quả ngày mai ra sao v́ ở nhà hay ở tù th́ cũng mất tự do như nhau. Có điều bực nhất là họ lấy tư cách ǵ mà lại đem xét xử những người quốc gia đối lập rồi gán cho họ tội phản quốc”.

Nhất Linh đă chủ ư cho độc dược vào rượu uống. Khi gia đ́nh phát hiện ra th́ đă muộn: Cuối pḥng, vẫn trên cái ghế xích đu, ông gục đầu hơi ngoẹo về phía vai phải, một cánh tay buông lỏng thả xuống sàn nhà. Dáng điệu ấy thoạt trông th́ khổ sở nhưng nh́n lên gương mặt th́ tuyệt nhiên không một nét đau đớn. Ông như người ngủ gục.

Gương mặt êm ả, b́nh thản. Để ư lắm mới thấy một ít nước bọt rỉ ra ở khóe mép… Thân thể ông mềm, trong túi có một tờ giấy, đó là Di ngôn. Ông đă viết hai bản di chúc, một để trong túi áo ngực, một tờ dặn đưa cho bác sĩ Đặng Văn Sung, nhờ ông ấy chuyển ra ngoại quốc.

Nhất Linh đă ra đi ở tuổi 58 để lại di chúc: “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử tôi cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng… Tôi chống đối sự đó và tự hủy ḿnh cũng như Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do. 7/7/1963 Nhất Linh Nguyễn Tường Tam”.

Theo Thế Uyên trong bài “Người bác” (TLVĐ trong tiến tŕnh văn học dân tộc – NXB VHTT, năm 2000), đám tang ông có nhiều cảnh sát chiến đấu và mật vụ đi lẫn trong những người đưa đám. Đoàn đưa tang đầu tiên là một ṿng hoa lớn, sau là một người mang ảnh Nguyễn Thái Học, tiếp theo là tấm ảnh chụp lại h́nh Nhất Linh do Nguyễn Gia Trí vẽ.

Nhà thơ Vũ Hoàng Chương viếng Nhất Linh đôi câu đối:

* Người quay tơ, đôi bạn, tối tăm, anh phải sống chứ sao đoạn tuyệt

* Đời mưa gió, lạnh lùng, bướm trắng, buổi chiều vàng
đâu chỉ nắng thu.

Trừ bốn chữ “chứ sao, đâu chỉ” ra, c̣n là tên tác phẩm của ông.

Ngày 8/7/1963 phiên ṭa bắt đầu xét xử. Trong số những can phạm, có người nào đó đă xé một chiếc áo đen làm thành từng mảnh chia cho mọi người, đeo cánh tay trái làm băng tang Nhất Linh, khiến cho chủ tọa phiên ṭa ngỡ ngàng.

“Ủy viên chính phủ”, trung tá Lê Nguyên Phụ ṭa án quân sự đặc biệt (người kư trát đ̣i Nhất Linh ra ṭa) nói: “Bọn Quốc dân đảng để tang Nguyễn Tường Tam”. Thực ra theo Trương Bảo Sơn, hôm đó gần ba chục chính trị phạm có mặt tại phiên ṭa đều đeo băng tang, chỉ trừ Phan Quang Đán. Kết thúc phiên ṭa, mỗi bị cáo bị kết án 5 năm tù đày ra Côn Đảo.

Thi hài Nhất Linh được an táng tại nghĩa trang Giác Minh, sau được hỏa thiêu di cốt, gửi b́nh tro tại chùa Kim Cương đường Trần Quang Diệu, quận 3, Sài G̣n.

Trước khi mất khoảng mấy giờ đồng hồ, Nhất Linh c̣n tṛ chuyện với con trai, khi người con gợi ư cha viết hồi kư, Nhất Linh đă bộc lộ: “Cậu cũng có ư định viết ba quyển. Cuộc đời làm báo của Nhất Linh, cuộc đời làm cách mạng của Nguyễn Tường Tam và quyển thứ ba cậu viết về hoa phong lan”.

Ngoài di chúc gồm 71 từ nói rằng cuộc đời ông để lịch sử xử, ông c̣n dành cho người vợ một lời tuyệt mệnh, với 20 từ rất cô đọng:

“Ḿnh, Mối t́nh của đôi ta hàng bao năm đẹp đẽ lắm rồi, không… mong ước ǵ hơn nữa. Anh, Nhất Linh 7/7/1963”.

Ấy vậy mà đă 45 năm.

Khúc Hà Linh









Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hanhngan19801
 member

 REF: 353709
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đọc và chỉ biết đọc thôi...

 

 ototot
 member

 REF: 353737
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Theo tôi, có hai cách nh́n về cùng một con người này.

Một là nhà văn Nhất Linh cuả nhóm Tự Lực Văn Đoàn; và hai là nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam cuả lịch sử cận đại Việt Nam.

Tuy nhiên, thật là vô cùng khó khăn cho hậu thế khi phải đưa ra những nhận định về nhân vật này, v́ những quan điểm chính trị có thể khác nhau, hoặc đă bị vô t́nh hay cố ư xuyên tạc!

Thân ái,


 

 anhcongtam
 member

 REF: 353758
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào anh Gold và bác Ototot.

ACT đọc qua bài st của anh nói về "Cái chết của nhà văn Nhất Linh Nguyền Tường Tam". ACT không có ư kiến ǵ, chỉ đóng góp với anh bài st về nhà văn Nhất Linh, để anh và bác Ototot đọc, biết thêm về thông tin của nhà Nguyễn Trường Tam.

Tôn chỉ của Tự lực văn đoàn được công bố trên báo Phong Hóa số 101 ngày 8 tháng 6 năm 1934 gồm 10 điểm, đúc kết lại trong nội dung " Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa b́nh dân, không có tính cách trưởng giả quư phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam."

Lănh đạo TLVĐ là Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ông là một nhà văn xuất chúng, lại là một nhà cách mạng lỗi lạc chống thực dân và chống Cộng Sản, sinh năm 1905, là người con thứ ba trong một gia đ́nh 7 người, trong đó có Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm bị Việt Minh thủ tiêu năm 1947, Nguyễn Tường Long tức Hoàng Đạo, mất năm 1948 tại Quảng Đông, Nguyễn Thị Thế mất tại Mỹ. Nguyễn Tường Lân, tức Thạch Lam mất năm 1942, và người con út là Nguyễn Tường Bách hiện đang sống tại Trung Quốc.

Năm 1932, cùng một số anh em, Nguyễn Tường Tam tức nhà văn Nhất Linh sáng lập tờ báo Phong Hóa có thể gọi là mở một thời kỳ mới trong văn học. Cùng với số nhà văn tài hoa, Nhất Linh thành lập Tự Lực Văn Đoàn, đánh dấu sự phồn thịnh văn học. Năm 1935, tờ Ngày Nay được xuất bản. Tháng 12 năm 1936, trên báo Ngày Nay, Nhất Linh phát động phong trào Ánh Sáng cùng nhóm Tự Lực Văn Đoàn, xây dựng nhà rẻ tiền cho người nghèo, chống lại các nhà ổ chuột ở các khu lao động.

Năm 1938, cùng với một số bạn hữu, Nhất Linh thành lập đảng Đại Việt Dân Chính. Năm 1941, do Pháp khủng bố, ông phải chạy sang Trung Quốc, kết hợp với Việt Nam Quốc Dân Đảng, và hợp tác với cụ Nguyễn Hải Thần. Năm 1945, tháng 11, ông trở về Hà Nội, tổ chức hàng ngũ quốc gia chống lại Việt Minh. Tháng 2 năm 46, ông giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến. Nhưng từ tháng 4-1946, ông lại sang Trung Quốc, lưu vong một lần nữa.

Năm 1947, v́ phản đối việc thoả hiệp với Pháp, ông ở lại HongKong cho tới 1951, v́ sức khoẻ yếu, ông về nước, với dự tính chỉ hoạt động về văn học. Nhưng tới 1959, ông lại tham dự Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết, chủ trương chống độc tài, xây dựng tự do dân chủ.

Nhiều tác phẩm nổi tiếng

Song song với các hoạt động chính trị, Nhất Linh được biết đến nhiều qua các tác phẩm nổi tiếng mà cho tới nay vẫn được yêu chuộng v́ văn phong, tính cách và khuynh hướng cũng như chủ đề mới mẻ của chúng.

Nổi bật nhất trong các tiểu thuyết của Nhất Linh có thể kể: Người quay tơ, 1926 Gánh Hàng Hoa, viết chung với Khái Hưng, 1934 Nắng Thu, 1934 Đi Tây, 1935 Lạnh Lùng, 1935-1936 Hai buổi chiều vàng, 1934-1937 Thế Rồi một buổi chiều, 1934-1937 Đôi Bạn, 1936-1937 Bướm Trắng, 1938-1939 Xóm Cầu Mới, 1949-1957 Viết và Đọc tiểu thuyết, 1952-1961 và cuối cùng là tác phẩm Gịng Sông Thanh Thủy, 1960-1961

Nếu sự kiện đó là thật th́ tôi nghĩ cũng không ngạc nhiên. Tôi nghĩ rằng dần dà rồi th́ những hiện tượng trong lịch sử văn học mà nó có giá trị thật th́ cuối cùng cũng sẽ được thừa nhận và theo tôi hiện nay trong nhiều địa phương cũng đang cố gắng t́m kiếm xem trong cái lịch sử xa hoặc gần những hiện tượng văn học văn hóa hay danh nhân để xây dựng nó lên để trở thành nội dung du lịch văn hóa cho nên nếu Hải Dương làm th́ tôi nghĩ cũng rất hoan nghênh thôi.


Những ḍng tiểu sử của nhà văn Nhất Linh cho thấy ông là người không khoan nhượng với độc tài, thực dân và suốt cuộc đời ông chừng như chỉ biết tranh đấu cho những người cùng khổ, nghèo hèn.

Qua các hoạt động văn học lấy ngôn ngữ làm vũ khí khai mở những con đường mà ông và nhóm TLVĐ cho là đứng đắn và cần thiết, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đă lừng lẫy trong vai tṛ tiên phong xử dụng thành công quyền tự do ngôn luận làm vũ khí tranh đấu cho sự tồn vong của văn hóa dân tộc.

Ư kiến của những người trong và ngoài nước

Qua quyết định công nhận TLVĐ của Bộ Văn Hóa và Thông Tin vùa nói, chúng tôi ghi nhận những ư kiến trong và ngoài nước của nhiều người khác nhau nhưng cùng sinh hoạt trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Nhà phê b́nh lư luận Lại Nguyên Ân cho biết cảm tưởng của ông về việc này như sau:

“Nếu sự kiện đó là thật th́ tôi nghĩ cũng không ngạc nhiên. Tôi nghĩ rằng dần dà rồi th́ những hiện tượng trong lịch sử văn học mà nó có giá trị thật th́ cuối cùng cũng sẽ được thừa nhận và theo tôi hiện nay trong nhiều địa phương cũng đang cố gắng t́m kiếm xem trong cái lịch sử xa hoặc gần những hiện tượng văn học văn hóa hay danh nhân để xây dựng nó lên để trở thành nội dung du lịch văn hóa cho nên nếu Hải Dương làm th́ tôi nghĩ cũng rất hoan nghênh thôi.”

C̣n bà Nguyễn thị Vinh, một thành viên cuối cùng của TLVĐ trong thời gian sau này th́ cho biết: “Theo tôi th́ vai tṛ chính trị và văn hóa luôn luôn mỗi một địa hạt một khác, c̣n những người làm chính trị mà lấn át văn hóa th́ có một thời như thế. Có một thời người ta không nhận TLVĐ họ đem chính trị xen lẫn vào văn hóa bây giờ th́ họ nh́n nhận th́ tôi nghĩ cũng không lạ ǵ.”

Ông Cù Huy Hà Vũ, con ruột của nhà thơ Huy Cận và cũng là cháu của thành viên thứ tám của TLVĐ là nhà thơ Xuân Diệu cho biết:

“Theo quan điểm của tôi mà thực tế cũng là quan điểm của nhà thơ Huy Cận, cha tôi và kể cả nhà thơ Xuân Diệu trước khi mất th́ theo các vị đó th́ TLVĐ luôn luôn đóng một vai tṛ có thể nói là rất quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong việc cổ xúy nềnvăn chương hiện đại Việt Nam.

Bởi văn đoàn này đă được thành lập từ đầu những năm 30 và trong nhiều bài viết tôi đă khẳng định đây là hội nhà văn đầu tiên của Việt Nam. Không những chỉ đơn thuần văn chương mà TLVĐ c̣n đóng góp rất quan trọng trong việc hội nhập Việt Nam với văn hóa phương tây.”

Ư kiến của tôi đầu tiên là tôi rất hoan nghênh đối với việc này. Tôi nghĩ rằng cái việc đánh giá và ghi công đối với TLVĐ đáng lư đă được nhà nước Việt Nam thực hiện từ lâu rồi nhưng dù sao th́ muộn vẫn c̣n hơn không. Đây là một khởi đầu tốt nếu quả là trên thực tế họ đứng đắn và quyết tâm làm công việc này.


Và cuối cùng là người có liên quan mật thiết nhất với nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đó là nhà văn Nguyễn Tường Thiết hiện sống tại tiểu bang Washington cho biết những suy nghĩ của ông sau đây:

“Ư kiến của tôi đầu tiên là tôi rất hoan nghênh đối với việc này. Tôi nghĩ rằng cái việc đánh giá và ghi công đối với TLVĐ đáng lư đă được nhà nước Việt Nam thực hiện từ lâu rồi nhưng dù sao th́ muộn vẫn c̣n hơn không. Đây là một khởi đầu tốt nếu quả là trên thực tế họ đứng đắn và quyết tâm làm công việc này.

Bây giờ chúng ta cứ chờ xem họ có làm như họ nói không. Tôi có một số ư kiến về vấn đề nêu trên. Thứ nhất công việc đầu tiên của nhà nước họ nói là sẽ thu thập tài liệu về TLVĐ để căn cứ vào đó đánh giá TLVĐ. Vấn đề là, đó là những tài liệu nào? Liệu những tài liệ hay tư liệu ấy có trung thực hay không? Hay những tài liệu được viết bởi nghững người đă nh́n TLVĐ dưới nhăn quan của người cộng sản?

Một ư kiến nữa là trong mấy năm gần đây ở trong nước người ta hay nới tới việc đánh giá lại và phục hồi giá trị của TLVĐ. Tôi thiết nghĩ họ dùng những tiếng như phục hồi là sai v́ tôi nghĩ giá trị của nhóm văn chươngnày đối với lịch sử văn học nước nhà là một điều hết sức hiển nhiên. Giá trị TLVĐ là một giá trị tự tại, bất chấp dưới bất cứ một thể chế chính trị nào và không bao giờ TLVĐ cần phục hồi giá trị.

Hơn nữa nhà nước Việt Nam đă sai lầm khi phủ nhận TLVĐ khiến cho việc nói tới TLVĐ đă thành húy kỵ trong một thời gian rất lâu nguyên nhân v́ những người trụ cột đă đi theo con đường chống lại họ. Một ư kiến nữa của tôi là việc ghi công TLVĐ phải được thực hiện bằng tất cả thành tâm của nhà cầm quyền Việt Nam.”

Chúng tôi xin lấy lời phát biểu của Giáo sư Văn Tạo hiện sống và làm việc trong nước để kết luận phần 1 của bài viết về TLVĐ kỳ này, và mời quư vị theo dơi tiếp những kỳ sau viết về nhà văn Thạch Lam, Hoàng Đạo và Khái Hưng trong những tuần lễ sắp tới.

“Tuy các tác giả trong Tự lực văn đoàn mang ư thức hệ tư sản và lập trường cải lương tư sản nên ở một số tác phẩm không tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhưng nh́n chung sáng tác của họ từ 1932 đến 1939 mang nhiều phẩm chất cách tân, nhiều giá trị ưu việt so với văn chương nhà Nho trước đó.

Về mặt nội dung tư tưởng, các tác phẩm của Tự lực văn đoàn thấm đượm tinh thần nhân văn, tinh thần chống lễ giáo phong kiến, chống các hủ tục.

Cùng với ư thức đả kích những kẻ xu phụ thực dân, châm biếm thói hư tật xấu trong xă hội là tinh thần cảm thông với những nỗi khổ cực, sự lam lũ bần cùng của người lao động; tinh thần đề cao tự do cá nhân, giải phóng phụ nữ, hướng theo những tư tưởng nhân đạo, b́nh đẳng, bác ái của thời kỳ Mặt trận Dân chủ”.

(Mặc Lâm)


Chúc anh và bác luôn mạnh và an lành.

Thân Ái

ACT


 

 da1uhate
 member

 REF: 353795
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chào mọi người, D xin nối gót post bài để t́m hiểu về nhóm Tự Lực Văn Đoàn, thiệt ra cái bài này đọc hồi 3, 4 năm về trước nên giờ cũng quên mất tiu, sẵn đọc lại nên chia sẽ với mọi người, ai muốn tham khảo thêm th́ cứ tự nhiên hen

Tự Lực văn đoàn là một văn đoàn do Nhất Linh cùng một số nhà văn khác thành lập vào năm 1933[1]. Trong khoảng 10 năm tồn tại, Tự Lực văn đoàn với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng, tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học Việt Nam thời kỳ đó. Tự Lực văn đoàn cũng là đại biểu của văn học lăng mạn Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.


Từ trái sang phải: Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng thời Tự Lực văn đoàn


Danh sách Tự Lực văn đoàn, theo Tú Mỡ công bố trên tạp chí Văn học số 5-6 năm 1938 và số 1 năm 1939, gồm có:

Thành viên
Nhất Linh: Nguyễn Tường Tam
Khái Hưng: Trần Khánh Giư
Hoàng Đạo: Nguyễn Tường Long
Thạch Lam: Nguyễn Tường Vinh
Tú Mỡ: Hồ Trọng Hiếu
Thế Lữ: Nguyễn Thứ Lễ
Xuân Diệu: Ngô Xuân Diệu
Trần Tiêu: Trần Tiêu


Ngoài ra c̣n có một số nhà văn khác cộng tác chặt chẽ với Tự Lực văn đoàn như: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ. Cơ quan ngôn luận của Tự Lực văn đoàn là báo Phong Hóa, và tờ Ngày Nay sau khi Phong Hóa bị đóng cửa vào năm 1936.

Sách của Tự Lực văn đoàn được in ở nhà in Trung Bắc Tân văn, sau đó họ có nhà in riêng là Đời nay. B́a sách và tranh được minh họa bởi những họa sĩ nổi tiếng Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân.


Tự lực văn đoàn chính thức thành lập năm 1933. Đây là cơ quan văn đoàn, cơ quan ngôn luận hoàn toàn tự lực về mọi mặt: có nhà in riêng, có nhà phê b́nh, có hội đồng công nhận và trao giải thưởng giống như Hội nhà văn Việt Nam hiện nay.

Tự lực văn đoàn là một cơ quan ngôn luận đặc biệt, được thành lập bởi 8 thành viên : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ_Lê Ta (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu (em của Khái Hưng)

* Tôn chỉ mục đích hoạt động của nhóm Tự lực văn đoàn bao gồm 10 điều:

Các sáng tác của các thành viên trong Tự lực văn đoàn phải yêu đời (đối lập với chán nản), mới cả về nội dung lẫn h́nh thức (đối lập với cái cũ), trẻ trung và tiến bộ (đối lập lập với cái lạc hậu), phải làm cho mọi người biết theo tư tưởng b́nh dân không có tư tưởng quư phái, làm cho mọi người nhận thức được đạo Khổng (tư tưởng Khổng _Mạnh) không c̣n hợp thời nữa, đem văn phong của phương Tây vào văn chương An Nam cả nội dung và h́nh thức.

Vd: Ngôn ngữ trong Tự lực văn đoàn có sự cách tân theo hướng trong sáng, mộc mạc làm cho người đọc dễ hiểu v́ không sử dụng điển cố - điển tích, không viết theo lối văn biền ngẫu .

Chú thích: V́ văn chương Việt Nam giai đoạn trước (nền văn chương Trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVIII) chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi nền văn học Trung Quốc. C̣n điển cố điển: Những câu chuyện những tích xưa của văn học Trung Quốc được cô đúc và được sử dụng để tăng thêm tính uyên bác, bác học trang cho văn chương. Như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để hiểu được môt số câu th́ người đọc phải biết điển cố điển tích:lá thắm chỉ hồng, liễu Chương Đài, bát cơm Phiến Mẫu, gương vỡ lại lành...

Khi về hỏi liễu Chưong Đài
Cành xuân đă bẻ cho người chuyên tay
Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du

Nếu đối tượng tiếp nhận các tác phẩm của văn học Trung Đại là tầng lớp quư tộc, trí thức trong xă hội phong kiến. Th́ các tác phẩm của Tự lực văn đoàn th́ đối tượng tiếp nhận đă mở rộng đến những người b́nh dân v́ ngôn ngữ mà Tự lực văn đoàn sử dụng không đ̣i hỏi người đọc phải có vốn hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được như văn chương của văn học Trung Đại. Đây là một điểm đổi mới tiến bộ của Tự lực văn đoàn

Quan điểm nghệ thuật

Khi ra đời, Tự Lực văn đoàn có đề ra tôn chỉ mục đích rơ ràng: "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa b́nh dân, không có tính cách trưởng giả quư phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam."

Nội dung chính của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn

* Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn ca ngợi t́nh yêu tự do và đề cao hạnh phúc cá nhân.

1887: Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản được xuất bản. Đây là tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam. Tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ quốc ngữ theo kết cấu của tiểu thuyết hiện đại(tức là không được viết theo kết cấu chương hồi như tiểu thuyết của Trung Quốc).

Chú thích:

Tiểu thuyết chương hồi của văn học Trung Quốc được viết theo kết cấu sự kiện nào diễn ra trước th́ kể trước, miêu tả trước; c̣n sự kiện nào diễn ra sau th́ kể sau. Đặc biệt, là đầu mỗi chương sẽ có hai câu thơ tóm lược các sự kiện chính diễn ra trong chương đó.Các đặc điểm này thể hiện rơ nhất trong Tây du kư của Ngô Thừa Ân, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

C̣n tiểu thuyết hiện đại th́ các sự kiện diễn ra không theo trật tự như tiểu thuyết chương hồi mà có sự đan xen của thời gian: hiện tại-quá khứ-hiện tại-tương lai...


1925: Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất bản. Qua tác phẩm này tác giả đă đặt ra vấn đề t́nh yêu lăng mạn, tự do trong hôn nhân.

1932-1933: Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng xuất bản.

* Tinh thần chống lễ giáo phong kiến:
* Những vấn đề nông dân và nông thôn trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn:

Giải thưởng

Không chỉ sáng tác văn học, Tự Lực văn đoàn c̣n trao các giải thưởng cho các nhà văn không thuộc nhóm. Giải thưởng Tự Lực văn đoàn cứ 2 năm xét trao giải một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939. Giải thưởng này chỉ trao cho các tác giả không phải là thành viên của Tự Lực văn đoàn, v́ vậy mà tính khách quan của giải thưởng được "dư luận chung trong Văn giới đánh giá rất cao". Giải thưởng Tự lực văn đoàn được đánh giá "thực sự là một giải thưởng lớn, đáng trân trọng trong tâm tưởng của các nhà văn và bạn đọc lúc bấy giờ." [2]

Giải thưởng năm 1935

Gồm bốn giải khuyến khích với tổng số tiền thưởng là 100 đồng.

* Ba, truyện ngắn của Đỗ Đức Thu.
* Diễm dương trang, tiểu thuyết của Phan Văn Dật.
* Bóng mây chiều, tiểu thuyết của Hàn Thế Du.

(Tác phẩm thứ tư hiện chưa rơ)

Giải thưởng năm 1937

* Về kịch, trao cho Kim tiền của Vi Huyền Đắc, kèm theo 50 đồng.
* Về phóng sự tiểu thuyết[3], trao cho Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, kèm theo 30 đồng.
* Giải khuyến khích, trao cho tiểu thuyết đầu tay Nỗi ḷng của Nguyễn Khắc Mẫn.

Giải thưởng năm 1939

Được trao đồng hạng cho:

* Làm lẽ, tiểu thuyết của Mạnh Phú Tư
* Cái nhà gạch, tiểu thuyết của Kim Hà (khi xuất bản thành sách tác phẩm này đổi tên gọi là Tiếng c̣i nhà máy)

Hai tiểu thuyết này được thưởng mỗi cuốn 100 đồng.

* Hai tập thơ Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh.

Những tác phẩm tiêu biểu

* Bướm Trắng, Nhất Linh
* Đoạn Tuyệt, Nhất Linh
* Hồn Bướm Mơ Tiên, Khái Hưng
* Nửa Chừng Xuân, Khái Hưng
* Gánh Hàng Hoa, Nhất Linh - Khái Hưng
* Đời Mưa Gió, Nhất Linh - Khái Hưng

Đánh giá

* Tự lực văn đoàn có những đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam. Về văn xuôi, những tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn là những tiểu thuyết đầu tiên thật sự mới về nội dung tư tưởng lẫn phong cách. Cách hành văn, diễn đạt trong sáng của Tự lực văn đoàn đă được nhiều nhà văn, nhà thơ, học giả noi theo. Có thể nói, Tự lực văn đoàn đă góp phần to lớn giúp văn xuôi Việt Nam phát triển lên một tầm mới. Về thơ, các giải thưởng của Tự lực văn đoàn đă góp phần tạo nên một phong trào văn học sôi nổi lúc bấy giờ, và đă động viên, khuyến khích các nhà văn, nhà thơ trẻ. [4]
* Tuy nhiên, các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nhanh chóng trở nên "ṃn sáo"[5] về nội dung và nghệ thuật. Các tác phẩm của Tự lực văn đoàn phạm một sai lầm phổ biến là quá lăng mạn, quá tưởng tượng đến mức vô lư, đến mức "tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết" (Vũ Trọng Phụng). V́ thế các sáng tác của Tự lực văn đoàn phần lớn thiếu tính chiến đấu, thiếu tính hiện thực, như muốn thoát li khỏi hiện thực. Nội dung tư tưởng chỉ chủ yếu chống lại lễ giáo phong kiến chứ chưa trực tiếp động chạm đến đế quốc thực dân, chưa trực tiếp bảo vệ quyền lợi của quần chúng nhân dân, chưa phản ánh đầy đủ những vấn đề bức xúc của xă hội đương thời. Nhiều phong trào của Tự lực văn đoàn bị thực dân Pháp lợi dụng. [6]
* Với một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Neil Jamieson th́ văn chương Tự lực văn đoàn thực sự là một nguồn dữ liệu quan trọng để nghiên cứu các biến chuyển về chất trong xă hội Việt Nam trong giai đoạn hiện đại, chẳng hạn như phân tích và so sánh quá tŕnh h́nh thành của chủ nghĩa cá nhân.


 

 goldsnow142
 member

 REF: 353820
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Xin cám ơn hanhngan19801 , Bác ototot , anhcongtam ,da1uhate đă cho biết nhiều tư liệu quư về Nhất Linh và nhóm TLVĐ .
Tôi cũng luôn đồng ư với mọi người là nên tôn trọng lịch sử , không được bóp méo , xuyên tạc hay đưa những ư đồ chính trị vào .Đáng tiếc để phục vụ cho mục đích chính trị mà nhiều chế độ hay nhà cầm quyền đă làm như vậy .Thời Hitler có Gabel nổ tiếng về sử dụng tuyên truyền .Hay như phương Tây vẫn phủ nhận vai tṛ của Hồng quân trong thế chiến 2 .Tổng thống Iran c̣n không thừa nhận phát xít đă phạm tội diệt chủng đối với người Do thái .Nói vậy để thấy là không chỉ ở Việt nam sự thật mới bị bưng bít .Dù sao cũng hoan nghênh những thay đổi của Việt nam không chỉ riêng đối với TLVĐ mà c̣n nhiều nhân vật lịch sử nữa như vua Gia Long , Phan Thanh Giản , Trần Thủ Độ ...


 

 seriouskiller
 member

 REF: 353832
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn bác goldsnow và ACT đă post hai tư liệu rất bổ ích.
Điều này cho thấy chính trị chi phối văn hóa và cả lịch sử rất nhiều nhất là ở những nước mà chính trị hoàn toàn nằm trong tay một nhóm hay chỉ một đảng cầm quyền duy nhất.
Tuy vây, cũng chậm c̣n hơn không. Vấn đề là có đưa vào văn học sử cho học sinh học không hay chỉ mới công nhận nhưng không chính thức đưa vào chương tŕnh giáo dục th́ thế hệ sau chỉ có những người làm văn hóa mới biết chứ đại đa số người dân không biết.(Chưa nói khi đưa vào th́ giảng dạy như thế nào hay chỉ đạo từ trên)

Như hiện nay nói về TLVD th́ chỉ có người lớn biết hoặc các nhà làm văn hóa c̣n học sinh cấp 3 đến lớp 12 có biết không ? V́ đâu có trong chương tŕnh. Hơn nữa 32 năm nay (ở miền nam) và 54 năm nay (ở miền bắc) nhóm này bị đặt "ngoài ṿng pháp luật" rồi. Vậy liệu người lớn ở miền bắc và thanh niên ở miền nam (từ 40 trở xuống) liệu mấy ai biết.

Điều này cho thấy khi được "rửa tội" th́ đối trọng của những chế độ độc tài hay chuyên chế đă tiêu tan rồi. Đây là tŕnh trạng phổ biến : sau khi "triệt" dối thủ đến không c̣n ǵ để nói nữa th́ người ta mới ra tay gọi là "nhân đạo", "hiểu biết", "có suy xét", "nghiên cứu công tâm"....toàn những lời có cánh....thế nên chúng ta cũng không ngạc nhiên nếu hậu duệ của Nguyễn tường Tam đă phát biểu như trong bài post của act.


 

 goldsnow142
 member

 REF: 353850
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Cám ơn bạn seriouskiller .Tôi đồng ư với bạn " chậm c̣n hơn không " .Vấn đề bạn nêu ra theo tôi đă có rồi .Các tác phẩm của nhóm TLVĐ đă được phát hành và tái bản .Nhiều tác phẩm của các tác giả đă được đưa vào chương tŕnh học .Hy vọng lịch sử sẽ đánh giá đúng mọi việc .Chúc bạn luôn vui vẻ .


 

 saobien05
 member

 REF: 353968
 06/03/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Kính Chào Anh GOLDSNOW, Bác OTOTO. chào các bạn...
Chân thành cảm ơn Anh GOLDSNOW đă nêu một vấn đề tuởng cũ mà ko cũ...
Saobien cũng nhất trí với ư kiến của anh, ch́ xin góp vài thiển ư:

Thân thế và sự nghiệp của nhà văn Nhất Linh không hề bị "bưng bít" , mà ngược lại, đă được Chính phủ VNDCCH đánh giá công b́nh ngay từ năm 1946:
"Nhất Linh c̣n là đại biểu Quốc hội khóa I, là Bộ trưởng ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến,...." -Goldsnow142-
Nội dung và hoạt động của nhóm TLVĐ th́ sinh viên Đại học Văn khoa đă được nghiên cứu ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, HS phổ thông cũng được biết đến từ những năm 1970 hoặc có thể từ trước đó....như anh GOLD đă nêu.
Mong anh cùng bác OTOTO và các bạn trao đổi chân t́nh

Kính trọng.
Saobien05


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network