Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> T́m hiểu về Tây Tạng

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1  2 Next Page  Xem tat ca - Xem Tung trang  

 da1uhate
 member

 ID 39468
 04/05/2008



T́m hiểu về Tây Tạng
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien





Tây Tạng (tiếng Tây Tạng: བོད་, Bod hay pö theo cách nói vùng Lhasa; chữ Hoa: 西藏) nguyên là một lănh thổ và là một quốc gia độc lập ở Trung Á và là nơi cư trú của người Tây Tạng. Với độ cao trung b́nh vào khoảng 4.900 m, vùng đất này thường được gọi là 'Nóc nhà của thế giới'. Tất cả hay hầu hết Tây Tạng (tùy theo cách định nghĩa) ngày nay chịu sự kiểm soát của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH).

Khi chính quyền Tây Tạng lưu vong nhắc đến Tây Tạng có nghĩa là họ nói đến một lănh thổ rộng lớn đă tạo nên nền văn hóa Tây Tạng trong nhiều thế kỷ, bao gồm các địa phận truyền thống là Amdo, Kham (hay Khams), và Ü-Tsang (Dbus-gtsang), nhưng không kể đến các vùng bên ngoài CHNDTH như là Arunachal Pradesh, Sikkim, Bhutan và Ladakh mà các vùng này cũng h́nh thành một phần của không gian văn hóa Tây Tạng.

Khi CHNDTH nói về Tây Tạng, có nghĩa là họ nói về Khu tự trị Tây Tạng (viết tắt là TTTT), đơn vị tương đương với một tỉnh mà theo công nhận của CHNDTH về lănh thổ sẽ bao gồm Arunachal Pradesh. Một số người Trung Hoa có thể cũng thêm vào vùng đó là Sikkim, Bhutan, and Ladakh. Thực tế, TTTT chỉ có các vùng nguyên là tỉnh Ü-Tsang và miền Tây của tỉnh Kham, trong khi Amdo và miền Đông của Kham đă được sát nhập vào các tỉnh hiện nay của Trung Quốc là Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam và Tứ Xuyên.

Thủ đô truyền thống của Tây Tạng và của TTTT là Lhasa. Những thành phố của Tây Tạng rộng lớn bao gồm Shigatse (Gzhis-ka-rtse), Gyantse (Rgyang-rtse), Chamdo (Chab-mdo), Nagchu (Nag-chu), Nyingchi (Nying-khri), Nedong (Sne-gdong), Dartsendo (Dar-btsen-mdo), Jyekundo (Skyes-rgu-mdo) hay Yushu (Yul-shul), Golmud (Na-gor-mo), Barkam ('Bar-khams), Gartse (Dkar-mdzes), Lhatse (Lhar-tse), Machen (Rma-chen), Pelbar (Dpal-'bar), Sakya (Sa-skya) và Tingri (Ding-ri).

Tên gọi

Theo tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư chữ Tây Tạng nghĩa là "các độ cao". (Behr, W. Oriens 34 (1994): 557-564.)

Người Tây Tạng gọi quê hương của họ là Bod (བོད་), phát âm là pö theo cách nói địa phương ở Lhasa.

Người Trung Hoa gọi Tây Tạng là 西藏 (Xīzàng) và từ này được dùng từ thế kỷ 18. Kí tự 藏 (zàng) cũng được dùng để miêu tả thuộc tính Tây Tạng như là tiếng Tạng (藏文, zàng wén) và người Tạng (藏族, zàng zú). Hai kí tự Xīzàng th́ có nghĩa là "nhà chứa miền Tây", theo nhiều người Tạng là một lối hạ nhục. Mặc dù vậy chữ có tính cách "xem thường", zàng cũng có nghĩa là "kho báu" hay "kinh Phật". Có một lối giải thích khác là người Trung Hoa khi phiên âm các tên không phải là tiếng Trung Hoa th́ không nhất thiết mang ư nghĩa của chữ mà nó được dùng.

Địa vị pháp lư

Từ năm 1959, chính quyền Tây Tạng cũ, đứng đầu là Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vẫn duy tŕ một chính phủ lưu vong của Tây Tạng ở Dharamsala miền bắc Ấn Độ. Chính phủ này xác nhận chủ quyền vùng đất Tây Tạng với biên giới được định nghĩa như là toàn bộ những ǵ thuộc về khái niệm "Tây Tạng lịch sử", mặc dù chính phủ này chỉ kiểm soát được khoảng một nửa của vùng đất này trước năm 1959. Chính phủ lưu vong Tây Tạng xác định rằng Tây Tạng là một quốc gia độc lập riêng biệt trong các giai đoạn:

* Trước khi bị chiếm bởi đế quốc Mông Cổ (nhà Nguyên) 700 năm trước.
* Trong giai đoạn kể từ khi đế chế Mông Cổ sụp đổ cho đến khi bị chinh phục bởi đế chế Măn Châu (triều đại nhà Thanh).
* Trong giai đọan kể từ khi đế chế Măn Châu sụp đổ năm 1912 đến lúc bị sáp nhập vào Trung Quốc năm 1951.

Hơn nữa, ngay trong các giai đoạn bị đô hộ bởi các đế chế Mông Cổ và Măn Châu, Tây Tạng vẫn là vùng tự quản rộng lớn. Như vậy, chính quyền này xem sự cai trị của CHNDTH như là một sự đô hộ và bất hợp pháp bởi động cơ thúc đẩy là các tài nguyên tự nhiên và giá trị chiến lược của Tây Tạng và vi phạm thô bạo cả địa vị lịch sử của Tây Tạng như là một nước độc lập lẫn vi phạm quyền tự quyết của người Tạng. Chính phủ này c̣n chỉ ra sự chuyên quyền và chính sách chia-để-trị đặt ra bởi CHNDTH, cũng như là chính sách đồng hóa của CHNDTH. Theo họ, đây là một chủ trương điển h́nh của chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa bẻ cong và tiêu hủy các giá trị đạo đức, văn hóa và đồng nhất của Tây Tạng nhằm mục đích gắn chặt đất nước này như là một phần không thể chia cắt của Trung Hoa.

Mặt khác, CHNDTH xác nhận quyền cai trị Tây Tạng là hợp pháp, bởi cho rằng Tây Tạng đă là phần không thể chia cắt của Trung Hoa từ thời Mông Cổ (nhà Nguyên) 700 năm trước, tương tự các quốc gia khác như là Vương quốc Đại Lư và Đế chế Tây Hạ cũng đă sáp nhập vào Đế chế Mông Cổ ở thời điểm đó và vẫn c̣n thuộc về Trung Hoa cho đến ngày nay. CHNDTH khẳng định rằng tất cả các kết quả cai trị của các chính quyền người Hoa về sau cho đến thời CHNDTH, tiếp tục thành công. Từ thời nhà Nguyên trong việc thực thi pháp trị lănh thổ và áp đặt một số thực quyền lên Tây Tạng, bất kể các thời kỳ tự trị như là từ 1912 đến 1951. Chẳng hạn, các vị đại biểu của Tây Tạng trong năm 1947 ở Nam Kinh đă tham gia trong việc soạn dự thảo hiến pháp Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa và việc không có nước nào công nhận ngoại giao với Tây Tạng từ năm 1912 tới 1951. Ngoài ra, CHNDTH c̣n cho rằng tất cả các hành động nhằm chấm dứt chủ quyền của người Trung Hoa ở Tây Tạng, bắt đầu từ các cố gắng của Vương quốc Anh cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cho đến Chính phủ lưu vong Tây Tạng hiện nay, là một chiến dịch lâu dài được xúi bẩy bởi chủ nghĩa đế quốc xấu xa âm mưu phá hoại sự toàn vẹn lănh thổ của người Trung Hoa, nhằm làm yếu vị thế chính trị của Trung Quốc trên thế giới. CHNDTH cũng lưu ư (hoặc vạch ra) các chính sách chuyên chế và chính trị thần quyền của chính phủ Tây Tạng trước năm 1959, cũng như là việc từ bỏ Arunachal Pradesh và chỉ ra sự liên kết của chính phủ này với Ấn Độ là quốc gia kiểm soát Arunachal Pradesh. Với những điều nêu trên, CHNDTH cho rằng Chính phủ lưu vong Tây Tạng không có tư cách pháp lư về mặt tinh thần để quản lư Tây Tạng.

Lịch Sử

Người ta biết rất ít về Tây Tạng trước thế kỷ 17, mặc dù tiếng Tạng liên hệ một cách chặt chẽ với các ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng-Miến và cũng có liên hệ với tiếng Hán.

Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, Mani Bka' 'bum, người Tạng ra đời từ sự hợp nhất của một con khỉ và một ḥn đá quỷ. Con khỉ là một kiếp đầu thai của Avalokiteśvara (tiếng Tạng là Spyan ras gzigs, phát âm như xen-re-zik), c̣n gọi là Quan Âm trong Phật giáo tại Đông Á, hay vị Bồ tát của ḷng từ bi. Ḥn đá quỉ là một kiếp của Bồ tát Tara (tiếng Tạng là 'Grol ma phát âm như là drol-ma).

Tây Tạng là một đế quốc hùng cường từ giữa thế kỷ 7 và thế kỷ 10. Đặc điểm của nó là có một dạng xă hội đặc biệt, trong đó đất được chia thành 3 kiểu làm chủ khác nhau là bất động sản của các gia đ́nh quí tộc, đất trống tự do và bất động sản của các tu viện, đặc biệt là trong các bộ phái Phật giáo. Sự phân chia này tăng lên sau sự suy yếu của các triều vua Tây Tạng trong thế kỷ 10. Dạng xă hội này đă tiếp tục cho tới thập niên 1950, lúc đó hơn 700.000 người làm nghề nông trong tổng số 1,25 triệu dân.

Trong thế kỷ 13 Tây Tạng đă bị sáp nhập vào Đế quốc Mông Cổ. Những người cầm quyền Mông Cổ đă chấp nhận cho phái Phật giáo Tây Tạng Shakya quyền lănh đạo tại đó vĩnh viễn. Theo sau đó là giai đoạn trung gian của các triều đại trong 300 năm. Mông Cổ một lần nữa xâm chiếm vào đầu thế kỷ 16 và tuyên bố ḍng dơi Phật c̣n lại là những Đạt Lai Lạt Ma sẽ là người nắm chính quyền chính thức.

Đầu thế kỷ 18 Trung Quốc thiết lập quyền để có các cố vấn chính quyền thường trú gọi là amban, ở Lhasa. Khi người Tạng nổi dậy chống lại Trung Quốc năm 1750 và giết amban, quân Trung Hoa đă tiến vào lănh thổ này và đặt lại một amban mới, nhưng hằng ngày chính quyền Tây Tạng vẫn tiếp tục quản lư quốc gia như trưóc.

Năm 1904, Anh gửi một lượng lớn quân đội người Ấn để chiếm Lhasa, buộc Tây Tạng phải mở cửa biên giới với British India. Hiệp ước 1906 với Trung Hoa lập lại các điều kiện biến Tây Tạng thành xứ bảo hộ thuộc về Đế quốc Anh.

Sau năm 1907, một hiệp ước mới giữa Đế quốc Anh, Trung Quốc và Nga công nhận quyền của Trung Hoa ở Tây Tạng. Trung Hoa thiết lập quyền lực lần đầu tiên vào năm 1910. Mặc dù vậy, điều này không tồn tại lâu v́ quân Trung Hoa phải rút về nước để chiến đấu trong cuộc cách mạng 1911, để lại cho vị Đạt Lai Lạt Ma lúc đó một cơ hội tái lập quyền kiểm soát. Năm 1913, Mông Cổ và Tây Tạng kư hiệp ước và ra tuyên bố chung công nhận lẫn nhau và độc lập với Trung Hoa.

Năm 1914 một hiệp ước được bàn thảo ở Ấn Độ với sự tham dự của đại diện Trung Hoa, Tây Tạng và Anh: Hiệp định Simla. Trong đó, quyền thống trị của Trung Hoa lên Tây Tạng và Khu tự trị Tây Tạng đều được công nhận, ngoài ra, biên giới điều đ́nh giữa Anh-Ấn và Tây Tạng đă rất có lợi cho Anh. Hiệp ước này đă được kí kết riêng lẻ giữa Anh và Tây Tạng. Mặc dù vậy, phía Trung Hoa đă từ chối kư kết v́ cho rằng nó đă nhượng bộ quá nhiều. Trung Hoa chưa bao giờ công nhận bản hiệp ước này và cũng như các ranh giới tạo ra bởi nó, do đó, tạo ra một cơ sở cho việc tranh căi giữa Ấn Độ và Trung Hoa ngày nay về vùng Arunachal Pradesh.

Hậu quả của sự bùng nổ Thế chiến I và cuộc nội chiến Trung Hoa là nguyên nhân làm cho các thế lực Tây phương và Trung Hoa mất đi sự chú ư đến Tây Tạng, do đó, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 của Tây Tạng lên nắm quyền mà không bị ngăn cản, phá rối. Trong thời gian này th́ Tây Tạng kiểm soát tất cả Ü-Tsang (Dbus-gtsang) và miền tây Kham (Khams) trùng hợp một cách ngẫu nhiên với các biên giới của vùng tự trị Tây Tạng ngày nay.

Cả Trung Hoa Dân Quốc lẫn Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc đều không chịu từ bỏ việc xác định chủ quyền lên Tây Tạng. Năm 1950, Quân đội Nhân dân giải phóng tiến vào Tây Tạng tiêu diệt quân đội non trẻ của Tây Tạng và phá hủy khoảng 6.000 chùa chiền. Năm 1951, Kế hoạch giải phóng hoà b́nh cho Tây Tạng, một hiệp ước được kư bởi sức ép của Trung Quốc lên các người đại diện của Đại Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma, đặt nền thống trị kết hợp bởi Trung Quốc và Tây Tạng.

Trong khi đó, vào năm 1956 miền Đông Kham và Amdo đă nổ ra các cuộc kháng chiến và cuộc chiến này đă lớn rộng ra ngoài vùng. Cuộc kháng chiến này được ủng hộ của chính phủ Hoa Kỳ có lúc đă đến tận Lhasa. Nó đă bị dẹp tan năm 1959 và hàng chục ngàn người Tạng đă bị giết. Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và những người chủ chốt trong chính quyền trốn sang Ấn Độ, nhưng sự kháng cự riêng lẻ c̣n tiếp diễn trong Tây Tạng cho đến 1969.

Trung Quốc đă đặt Ban Thiền Lạt Ma, một người được cộng đồng quốc tế xem là tù nhân ảo, làm nhân vật lănh đạo Lhasa, và tuyên bố rằng ông ta là người đứng đầu hợp pháp của chính quyền Tây Tạng với sự vắng mặt của Đạt Lai Lạt Ma, ngựi lănh đạo truyền thống của chính phủ. Năm 1965, phần đất U-Tsang và miền Tây Kham vốn thuộc quyền điều khiển của Đạt Lai Lạt Ma từ thập niên 1910 đến 1959 đă được đặt thành vùng tự trị. Trong thời gian cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh đă hủy hoại nhiều di sản văn hóa trong toàn nước CHNDTH bao gồm cả các tài sản Phật giáo ở Tây Tạng. Trong số hàng ngàn tu viện, chỉ c̣n một ít nguyên vẹn không bị hủy hoại, và hàng ngàn tăng ni Phật giáo đă bị giết hoặc bị cầm tù.

Các nguồn tin đưa ra về số người Tây Tạng bị giết từ 1950 rất khác nhau. Con số ước tính thấp nhất là của Warren W. Smith làm từ các báo cáo dân số cho là vào khoảng 200,000 người Tây Tạng đă mất tích

Các cuộc đổi mới đă bắt đầu sau cuộc viếng thăm của Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung quốc Hồ Diệu Bang đến Lhasa vào 1980. Hầu như tự do tôn giáo đă bắt đầu chính thức phục hồi nhưng một số sư và ni cô vẩn c̣n bị bỏ tù, và hàng ngàn người Tạng lúc đó c̣n tiếp tục bỏ trốn hàng năm.

Chính phủ Tây Tạng lưu vong cho rằng hàng triệu người Trung Hoa nhập cư vào vùng TTTT là để đồng hóa người Tạng thông qua văn hóa và thông qua các cuộc hôn nhân dị chủng. Các nhóm Tạng lưu vong cho rằng mặc dù có nổ lực bề ngoài để phục hồi văn hóa nguyên thủy Tây Tạng để thu hút khách du lịch, th́ lối sống truyền thống Tây Tạng bây giờ đă hoàn toàn bị thay đổi. Chính phủ CHNDTH đă phủ nhận cáo giác này, chỉ ra các quyền cho người nói tiếng Tạng trong giáo dục và trước toà án cũng như là các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cộng cộng đă nâng cao rất nhiều đời sống của người Tạng và cho rằng cho rằng đời sống người Tạng đă được nâng cao một cách vượt bậc so với thời của Đạt Lai Lạt Ma trị v́ trước năm 1950.

Địa lư

Tây Tạng nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trung b́nh trên 4200 m. Phần lớn dăy Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng. Đỉnh cao nhất của dăy núi này, đỉnh Everest, nằm trên biên giới với Nepal.

Khí hậu ở đây rất khô suốt 9 tháng trong năm. Có những dăy núi tuyết vĩnh cửu cao 5.000-7.000 m. Các hẻm núi phía tây nhận được một lượng nhỏ tuyết mỗi năm nhưng vẫn có thể dùng được được quanh năm. Nhiệt độ thấp là chủ đạo trong khu vực này, trong đó sự hoang vắng lạnh lẽo đến tẻ nhạt bởi không có một loài cây nào ngoài một vài bụi cây rậm và thấp, và gió thổi ngang qua đồng bằng khô cằn mênh mông không hề bị cản trở. Gió mùa từ Ấn Độ Dương gây ra một số ảnh hưởng ở phía đông Tây Tạng. Phía bắc Tây Tạng có nhiệt độ cao trong mùa hè và lạnh khủng khiếp về mùa đông.

Tây Tạng trong lịch sử bao gồm các khu vực sau:

* Amdo (a'mdo) ở phía đông bắc, được sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên của Trung Quốc.
* Kham (khams) ở phía đông, một phần của Tứ Xuyên, bắc Vân Nam và một phần của Thanh Hải.
o Tây Kham, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
* U (dbus), ở trung tâm, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.
* Tsang (gtsang) ở phía tây, một phần của Khu tự trị Tây Tạng.

Văn hóa của người Tây Tạng ảnh hưởng rộng lớn tới các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, các khu vực kề sát của Ấn Độ như Sikkim và Ladakh, và các tỉnh kề bên của Trung Quốc mà ở đó Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo chủ yếu.


Một số con sông chính có đầu nguồn ở Tây Tạng bao gồm:

* Dương Tử
* Hoàng Hà
* Sông Ấn
* Mê Kông
* Brahmaputra
* Sông Hằng

Kinh tế

Kinh tế của Tây Tạng chủ yếu là nông nghiệp tự cung tự cấp. V́ hạn chế trong đất trồng trọt, chăn nuôi đă phát triển như ngành nghề chính. Trong những năm gần đây, du lịch đă trở thành một ngành quan trọng, và nó được xúc tiến một cách tích cực từ phía chính quyền. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (青藏铁路) được xây dựng để kết nối khu vực này với phần c̣n lại của Trung Quốc dài 1956 km nối tỉnh Thanh Hải với Tây Tạng được Chính phủ Trung quốc tuyên bố hoàn thành vào ngày 15 tháng 10 năm 2005.

Tuyến đường sắt Thanh-Tạng

Từ ngày 1/7/2006, Trung Quốc chính thức đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao nhất thế giới, nối thành phố Thanh Hải với vùng Tây Tạng hùng vĩ.

Tuyến đường sắt lên Tây Tạng là công tŕnh xây dựng mang công nghệ phức tạp, với đường ray đặc biệt có khả năng ổn định trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Ga đầu của tuyến đường sắt nổi tiếng này là thành phố Golmud thuộc tỉnh Thanh Hải và ga cuối là thủ phủ Lhasa của Tây Tạng.

Các toa tàu được thiết kế như khoang máy bay để bảo vệ hành khách trước độ cao quá lớn, với điểm cao nhất của công tŕnh lên tới 5.072 mét so với mặt nước biển. Không khí bên trong được điều ḥa tự động để cân bằng tại những nơi thiếu dưỡng khí mà tàu chạy qua.

Trung Quốc tuyên bố tuyến đường sắt Thanh-Tạng có tổng chi phí xây dựng 4,2 tỷ USD và dài 1.140km này là một kỳ tích vĩ đại về công nghệ, đem lại cơ hội phát triển to lớn cho một khu vực mênh mông hùng vĩ.

Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng tuyến đường sắt cao nhất thế giới vừa được khánh thành, nhằm đưa công tŕnh được coi là kỳ tích xây dựng này vươn tới thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng sau Lhasa là Xigaze.

Thành phố Xigaze cao hơn mực nước biển 3.800 mét và nằm gần biên giới với Ấn Độ. Đây là nơi ngự trị truyền thống của Ban Thiền Lạt Ma, một trong những lănh đạo tinh thần quan trọng của Phật giáo Tây Tạng.

Xigaze c̣n có cách viết khác là Shigatse có dân số 80.000 người. Vùng đất này tọa lạc tại nơi hợp lưu của hai ḍng sông nổi tiếng về tâm linh là Yarlong Tsangpo và Nuangchu, ở phía tây của Khu tự trị Tây Tạng.

Theo Tân Hoa xă, tuyến đường sắt sẽ được kéo dài thêm 270 km từ Lhasa tới Xigaze và hoàn thành trong ṿng 3 năm. Một quan chức địa phương là Yu Yungui nhấn mạnh: "Đường sắt sẽ tạo ra cơ hội lớn cho sự phát triển kinh tế xă hội của Xigaze".

T́nh trạng cách ly đặc biệt của Tây Tạng về địa lư khiến kinh tế vùng đất này nghèo nàn. Hệ thống giáo dục và tuổi thọ trung b́nh của người dân tại đây thấp hơn nhiều so với phần c̣n lại của Trung Quốc. Nhưng chính sự cách ly đó giúp bảo tồn nền văn hoá đặc trưng và lối sống không giống đâu trên thế giới này của Tây Tạng.

Sự xuất hiện của hệ thống đường sắt sẽ đem đến thay đổi dữ dội mà Bắc Kinh đánh giá là sẽ khai phá Tây Tạng, mang đến sự phồn vinh cho người dân địa phương. Nhưng những người chỉ trích công tŕnh này th́ cho rằng, nó sẽ là hồi chuông báo tử cho nền văn hoá đặc hữu của Tây Tạng.

Trước khi có đường sắt, chỉ có hai cách đến được với thủ phủ Lhasa. Đó là đáp một chuyến bay rất hao tiền để rồi dựng tóc gáy mỗi khi nó hạ cánh xuống Tây Tạng. Cách thứ hai là đi trên những chuyến xe buưt nêm chặt người và mất 3 ngày 3 đêm ṛng ră trên những con đường núi nguy hiểm và tổn sức.

Nhưng rất nhiều chiếc xe như vậy cùng hành khách của nó đă kết thúc cuộc hành tŕnh dưới một khe núi sâu nào đó có vô số trên đường.

Có nhiều ư kiến khác nhau về tác động của tuyến đường sắt đối với Tây Tạng. Nhiều người địa phương cho rằng: "Đó là một ư tưởng tốt. Nó sẽ giúp chúng tôi mang len ra thị trường dễ dàng hơn. Hiện chúng tôi phải thuê xe tải để chuyên chở, nhưng với tàu hoả nó sẽ rẻ và dễ hơn nhiều".

Tuy nhiên, các nhà môi trường học lại lo ngại về những ảnh hưởng của tuyến đường sắt đến con đường di trú của loài linh dương Tây Tạng quư hiếm. Họ cũng lo lắng cho một hệ sinh thái rất mong manh, mà một khi bị phá hỏng sẽ phải mất cả một thế hệ để sửa sai.

Dân số

Theo ḍng lịch sử, dân cư Tây Tạng chủ yếu là tộc người Tạng. Các tộc người khác ở Tây Tạng bao gồm người Menba (Monpa), người Lhoba, người Mông Cổ và người Hồi.

Việc đưa ra tỷ lệ người Trung Quốc gốc Hán ở Tây Tạng là một vấn đề chính trị nhạy cảm. Trong những năm từ thập niên 1960 đến thập niên 1980, nhiều tù nhân (trên 1 triệu, theo Harry Wu) đă được đưa vào các trại cải tạo ở Amdo (Thanh Hải) và họ đă ở lại sau khi được trả tự do. Từ những năm 1980, sự tự do hóa kinh tế ngày càng tăng và những thay đổi bên trong khu vực đă tạo ra một luồng di cư của nhiều người Hán tới Tây Tạng để t́m kiếm việc làm hay định cư, mặc dù con số thực của việc di cư dân số này vẫn là điều gây tranh căi. Chính quyền Tây Tạng lưu vong ước tính con số này là 7,5 triệu (đối lại chỉ có 6 triệu người Tạng), coi điều này như là kết quả của chính sách tích cực trong việc làm mất bản sắc dân tộc của người Tạng và thu nhỏ bất kỳ cơ hội nào của về độc lập chính trị của Tây Tạng, và như thế đă vi phạm Công ước Geneva năm 1946 là ngăn cấm việc định cư của các lực lượng chiếm đóng. Chính quyền Tây Tạng lưu vong đặt dấu hỏi trên mọi con số thống kê được đưa ra bởi CHNDTH, bởi v́ họ đă không tính đến các thành viên của Giải phóng quân nhân dân đồn trú ở Tây Tạng (hoặc gia đ́nh họ), hoặc một lượng lớn dân di cư không đăng kư. Tuyến đường sắt Thanh-Tạng (Tây Ninh tới Lhasa) cũng là sự quan ngại lớn, v́ họ cho rằng nó sẽ làm thuận tiện hơn cho việc di dân.

Tuy nhiên, chính phủ CHNDTH không nhận ḿnh là lực lượng chiếm đóng và đă kịch liệt phản đối các luận điểm về mất bản sắc dân tộc. CHNDTH cũng không thừa nhận các biên giới của Tây Tạng như Chính quyền Tây Tạng lưu vong đă phát ngôn, cho rằng đó là âm mưu có tính toán nhằm tính cả những khu vực phi-Tạng mà những người không là người Tạng đă sống nhiều thế hệ (chẳng hạn như khu vực Tây Ninh và thung lũng Chaidam) để gia tăng nhận thức của người Tạng rằng lănh thổ của người Tạng là lớn hơn Khu tự trị Tây Tạng hiện nay. Thống kê chính thức của CHNDTH thông báo rằng 92% dân số ở Khu tự trị Tây Tạng là tộc người Tạng, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn một cách đáng kể so với những dữ liệu đối với Amdo và đông Kham, bởi v́ người Trung Quốc gốc Hán không phân bổ đều trên toàn bộ Tây Tạng lịch sử. Trong khu tự trị Tây Tạng, phần lớn người Hán sống ở Lhasa. Các chính sách kiểm soát dân số như "mỗi gia đ́nh chỉ có một con" chỉ áp dụng đối với người Hán, mà không áp dụng với các dân tộc thiểu số như người Tạng. CHNDTH nói rằng chính quyền đang cố gắng bảo vệ các văn hóa truyền thống Tây Tạng; họ cũng xây dựng tuyến đường sắt Thanh-Tạng, phục hồi cung điện Potala và nhiều dự án khác như là một phần của chiến lược Phát triển miền tây Trung Quốc, là một cố gắng to lớn và đắt tiền của phần miền đông giàu có hơn của Trung Quốc đối với Tây Tạng nhằm phát triển các khu vực miền tây nghèo hơn.

Văn hóa, tôn giáo

Tây Tạng là trung tâm truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Đây là nơi sinh ra Mật Tông. Một tông phái của Phật giáo với văn hóa và phong cách đa dạng như Quán Đảnh, Tŕ Chú cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Phật sống) đuợc nhiều người tôn thờ.

Phật giáo Tây Tạng không những chỉ được phổ biến ở Tây Tạng; nó c̣n là tôn giáo thịnh hành ở Mông Cổ và phổ biến mạnh trong tộc người Buryat ở miền nam Siberia. Tây Tạng cũng là quê hương của một tôn giáo nguyên thủy gọi là Bön (Bon). Hàng loạt các tiếng địa phương của tiếng Tạng được nói trên cả khu vực. Người Tạng viết bằng chữ Tạng.

Trong các thành phố Tây Tạng có các cộng đồng nhỏ người Hồi giáo, được biết đến như là Kachee (Kache), mà tổ tiên họ là những người di cư từ ba khu vực chính: Kashmir (đối với người Tây Tạng cổ là Kachee Yul), Ladakh và các nước của người Turk ở Trung Á. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Tây Tạng cũng đến từ Ba Tư. Ở đây cũng có các cộng đồng Hồi giáo Trung Quốc (gya kachee) mà tổ tiên của họ là dân tộc Hồi Trung Quốc. Người ta cho rằng những người Hồi giáo di cư từ Kashmir và Ladakh đă đến Tây Tạng vào khoảng thế kỷ 12. Dần dần các cuộc hôn nhân và các mối quan hệ xă hội đă dẫn đến sự tăng dân số thành cộng đồng đáng kể xung quanh Lhasa.

Tây Tạng có nhiều danh lam thắng cảnh và một số phong tục tập quán lạ. Điển h́nh trong các phong tục là làm Mạn Đà La, tức là các ṿng tṛn bằng cát nhuộm màu để làm ra đủ loại h́nh thù hay và đẹp. Cung điện Potala, trước đây là nơi ở của các Đạt Lai Lạt Ma, là di sản thế giới.

Tượng Mao Trạch Đông ở Tây Tạng

Bức tượng nặng 35 tấn được dựng tại hạt Gonggar gần thủ phủ Lhasa ở Tây Tạng. Tượng cao 7m có bệ được xây vững chắc nhằm chống chọi lại những trận động đất.

Tượng Mao Trạch Đông sẽ là trung tâm của quảng trường Shangcha ở Gonggar - rộng 40.000 mét vuông - và sẽ hoàn thành vào tháng 7.[cần chú thích]

Bắc Kinh cho biết đây là bức tượng lớn nhất ở Trung Quốc và là tượng chủ tịch Mao đầu tiên ở Tây Tạng.

nguồn wikipedia



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 da1uhate
 member

 REF: 326602
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chùm ảnh về Tây Tạng











 

 nguoidanbadien
 member

 REF: 326618
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
heyza, chào d1uhate, :) cho ḿnh 8 xí hi?
hông rành về Tây Tạng lắm nhưng cũng thắc mắc, bây giờ nó là Mongolia? Ḿnh cũng có vài người bạn Mongolia trông giống như người Trung Hoa, hok bít có phải bị xâm chiếm ̣i lai hun nữa :))...thanks for that...have a nice weeken :)


 

 ototot
 member

 REF: 326639
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhắc đến Tây Tạng vào thời điểm này, làm cho tôi thật quan ngại cho tương lai cuả Thế Vận Hội Olympics Beijing 2008 sẽ khai diễn trong ṿng vài tháng nưă!

Ta hăy chờ xem sẽ có những diễn biến ǵ trên thế giới đây? Có vẻ như chuyện "lành" th́ ít, mà "dữ" th́ nhiều? Và xem chừng hai quan điểm đối chọi nhau về vấn đề này, đang trở nên căng thẳng hơn?

Buồn!


 

 nminhhoang
 member

 REF: 326657
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn D rất nhiều về bài này!

Xin cho MH đóng góp với các bạn đọc 1 chút xíu nhe D? Wikipedia có Wikipedia tiếng Việt

Chào Bác Ototot...Con cũng rất quan tâm đến vấn đề này. 6 năm trước con có ghé Tây Tạng (Tibet), khi về vẫn thấy nhớ đến bây giờ. Người dân chất phát và hiền hoà. Dạo ấy con biết đi đâu cũng có "công an" thầm kín theo dơi và nh́n thấy "khuôn mặt quen" vài lần con cũng phải biêt thôi.

Thấn ái - Chúc mọi người an vui và an lành - MH


 

 da1uhate
 member

 REF: 326686
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
nguoidanbadien ui, Tây Tạng hỏng phải Mongolia đâu, Mongolia nếu dịch qua tiếng Việt là Mông Cổ.

Bác Oto quan ngại cũng phải thôi, D đang chờ coi cục diện Thế Vận Hội sẽ ra sao khi làn sóng dư luận thế giới phản đối việc Trung Quốc đàn áp người Tây Tạng đang ngày càng gia tăng. Trước tiên là hăy theo dơi tiến tŕnh đi qua 20 nước của ngọn đuốc. D nghe nói bà chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ khuyên tổng thống Bush không nên tham dự lễ khai mạc Thế Vận Hội, dường như cộng đồng thế giới đang hô hào cho việc tẩy chay TQ, không biết anh chàng Chệt này sẽ làm cái ǵ. Hăy đợi đấy!

MH có đi qua Tibet rồi á? wow, D có đọc được quyển truyện Đường Mây qua Xứ Tuyết của tác giả Anagarika Govinda kể về cuộc đời của các nhà tu sĩ ở Tây Tạng cũng như sự huyền diệu và bí ẩn của phái tu Mật Tông. Đọc cũng lâu rồi, toàn cuốn sách như mở ra một thế giới mới, thế giới của tâm linh. Nếu bạn nào thích th́ có thể nghe đọc online tại Đường Mây Qua Xứ Tuyết_www.phatphap.com hoặc mua sách đọc có tại các nhà sách trong hệ thống Fahasa Saigon, nếu muốn chắc ăn th́ tới nhà sách Nguyễn Huệ t́m sẽ có liền v́ lần trước D có thấy ở đó bán, c̣n quyển D đọc là do mượn của 1 vị Phật Tử trong chùa.


 

 nguoidanbadien
 member

 REF: 326696
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
:DD d1uhate ui :) m` bit' the' na`o cung~ lạc chu? đề ùi :)), hii but thấy you c̣n trên này chưa ngủ huh ? ...m` ít khi dể ư về địa lư lắm :)) but thích mấy thông tin của you mouh lần này mới góp ư làm quen bạn :)) ... hoy đi xa chủ đề quá ùi:)

 

 da1uhate
 member

 REF: 326781
 04/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
nguoidanbadien nè, muốn làm quen th́ D rất vui ḷng làm quen nè, D ở đây cũng ít bạn lắm, đâu có quen biết ai nhiều đâu. D post bài về Tây Tạng v́ bữa giờ thế giới đang ầm ĩ vụ này, D cũng mù mờ nên D đi kiếm thông tin đọc, sẵn post về cho các bạn coi cho biết luôn.
D hay đọc thông tin trong thư viện mở wikipedia tiếng việt, thông tin ở đó viết trung thực và trung lập, chẳng ủng hộ bên nào và bài xích bên nào. Đọc chỗ ấy giúp ḿnh có cái nh́n khách quan về 1 vấn đề nào đó, chẳng phải theo chính kiến của ai hết.

Chúc bạn cuối tuần vui ha.


 

 ototot
 member

 REF: 327875
 04/07/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trở lại vấn đề Olympics Beijing 2008 và biến cố Tây Tạng...

Ai cũng biết đây là biểu tượng b́nh thường cuả Olympics:

Photobucket


Nhưng gần đây nó đă được biến đổi để trở thành dễ sợ như sau:

Photobucket


Thân ái,


 

 seriouskiller
 member

 REF: 327965
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đành rằng trong quá khứ Tây Tạng hay Tibet bị TQ và các nước khác đô hộ, nhưng điều đó không có nghĩa là Tây Tạng là của TQ như TQ đă hồ đồ tuyên bố. Nếu vậy th́ VN cũng là của TQ sao ?

Cái rủi của Tây Tạng là họ là một nước nhỏ, hiền ḥa và biệt lập quá xa cách thế giới bên ngoài (vào cái thời đó ) do vị trí địa lư.

TQ tiến chiếm Tây Tạng vào một sáng mùa đông năm 1959 khi dân Tây Tạng c̣n say ngủ, họ đă lẳng lặng tiến vào và bao vây. Đức Đạt Lai Lạt Ma được cấp báo chỉ có vài tùy tùng và vài con ngựa chạy thoát qua biên giới Ấn Độ.


 

 da1uhate
 member

 REF: 328030
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tấm h́nh bác Oto post thật ấn tượng, nghe đâu đó là do tổ chức phóng viên không biết giới thiết kế phải không Bác. Vừa rồi ngọn đuốc thế vận hội đi qua Anh, Pháp bị biểu t́nh dữ dội quá, không biết chặng kế tiếp là San Francisco sẽ ra sao nữa? Bác có tin tức ǵ th́ chia sẽ với nhé! Cám ơn bác trước.

 

 ototot
 member

 REF: 328043
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Quả thật D là người theo dơi sát thời cuộc thế giới, nên đă nhận xét đúng phóc: lá cờ đen, với 5 cái c̣ng ... và ḍng chữ Bắc Kinh 2008 là do tổ chức "Phóng Viên Không Biên Giới" thiết kế!

Tổ chức này có danh xưng chính thức tiếng Pháp là "Reporters Sans Frontières" hay tiếng Anh là "Reporters Without Borders", đặt trụ sở chính tại Paris, và có chi nhánh tại nhiều nước khác trên thế giới.

Lẽ dĩ nhiên, tôn chỉ cuả hội là "Tự Do Ngôn Luận" cũng nói nôm na là "Tự Do Báo Chí"!

Ngoài lá cờ vưà nói ở trên, tổ chức "Phóng Viên Không Biên Giới" c̣n phát hành những huy hiệu để cài trên ngực, cho bất cứ vận động viên nào, hoặc ai tham gia Olympics Bắc Kinh 2008, kể cả khán giả. Những huy hiệu này mang 5 màu biểu tượng cuả Olympics với hai chữ "Tự Do" viết bằng Hán tự!

Photobucket


Thân ái chúc vui, và mời các bạn chờ xem...,

Chú thích : Tưởng cũng cần ghi thêm, 5 màu biểu tượng cuả Cờ Olympics nền trắng theo thứ tự nhất định là Xanh, Đen , Đỏ, Vàng Lục (tượng trưng lần lượt cho 5 châu lục: Âu, Phi, Mỹ, Á và Đại Dương).


 

 ototot
 member

 REF: 328098
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Dưới đây là lời kêu gọi cuả Tổ Chức "Phóng Viên Không Biên Giới":

“We are calling on athletes, journalists, members of official delegations and members of the public who are going to go to Beijing for the Olympic Games to wear this badge and to start wearing it now.”

Sang tiếng Việt:

"Chúng tôi kêu gọi những lực sĩ (vận động viên), nhà báo, thành viên cuả các đoàn đại biểu chính thức, và mọi thành phần công chúng sắp đến dự những cuộc Tranh Tài Thế Vận tại Bắc Kinh, hăy đeo huy hiệu (mang hai chữ "Tự Do") này, và đeo ngay từ bây giờ!"

Tin mới nghe được trên truyền thông mạng, Uỷ Ban Olympic Thế Giới đang xem xét có nên hay không nên tiếp tục cho Rước Đuốc Thế Vận Ṿng Quanh Thế Giới?

Mọi người đang chờ...



 

 ototot
 member

 REF: 328112
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Trong khi chờ đợi tin tức, mời các bạn xem lại lịch tŕnh Rước Đuốc Thế Vận (Olympic Torch Relay)..., khởi đầu từ Hy Lạp, rồi sang Tầu, rồi tiếp tục đến ngày nay...

Tưởng cũng nên nhắc lại chặng rước từ Hong Kong đi Đài Bắc (Taipei) đă bị huỷ bỏ, v́ hai anh em Tầu không thoả thuận được với nhau về thủ tục ngoại giao!

Photobucket


Thân ái,


 

 da1uhate
 member

 REF: 328126
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn thông tin của bác Oto nhiều lắm. D nghĩ chặng gian nan cuối cùng của ngọn đuốc thế vận hội chỉ có thể ở Mỹ thôi, c̣n những nước kia th́ không đáng để TQ phải lo nhiều. Và D cũng xin nói với bác Oto biết rằng báo chí do cơ quan ngôn luận của ở VN không hề loan tải những tin tức về Tây Tạng cũng như làn sóng phản đối của dư luận thế giới đè lên Trung Quốc trong thời gian gần đây. Không biết v́ lư do ǵ, có lẽ người ta cũng sợ khi dân chúng VN biết được ngoài thế giới kia đang dấy lên phong trào chống Trung Quốc mạnh mẽ th́ không chừng người dân VN cũng hưởng ứng theo. Ngọn lửa Hoàng Sa Trường Sa vẫn c̣n âm ỉ và bây giờ chỉ cần chờ 1 cơn gió thôi th́ sẽ bùng lên. Ai sẽ là kẻ thất lợi khi chuyện đó xảy ra?

 

 jokerdumb
 member

 REF: 328138
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
góp chút ý nghen,
TQ chẵng có sợ gì hết và cũng chẵng có hành động gì quá khích xãy ra đâu.
Sự chống đối mạnh nhất thì Đài Loan đã làm rồi,chĩ có vậy thôi.

Điều đáng sợ nhất mà TQ và các quốc gia khác
quan tâm hàng đầu là bọn khũng bố .
Nhưng chẵng ai nói ra,hehehehe.

Nói sai đừng có rầy jd nghen,cảm ơn.


 

 ototot
 member

 REF: 328150
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tôi hoàn toàn thông cảm với thái độ “ầm ừ” cho xong chuyện cuả bà con ḿnh trước sự kiện Tây Tạng!

Trở lại chuyện Olympics Bắc Kinh 2008, theo truyền thông quốc tế, th́ các ông chủ tịch các Uỷ Ban Olympics cuả các nước đang họp tại Bắc Kinh để đối phó, không những với chuyện Rước Đuốc c̣n lại, mà c̣n chuyện Lễ Khai Mạc ngày 8 tháng 8, và những diễn biến có khả năng xẩy ra trong suốt thời gian Olympics!

Chuyện Rước Đuốc đă coi như hoàn toàn thất bại tại Anh, Pháp và Mỹ. Kế tiếp là sẽ có bao nhiêu nguyên thủ các nước lớn không đến dự, bao nhiêu vận động viên tảy chay, bao nhiêu ống kính thu được những h́nh ảnh mà nước chủ nhà không muốn cho thế giới bên ngoài xem, chuyện khủng bố có xảy ra không, đối phó như thế nào, tất cả c̣n là những trái bom nổ chậm!

Bom nổ rồi, th́ cơn sợ cũng sẽ qua đi, nhưng chưa nổ, và sẽ nổ th́ ai cũng sợ chứ!!!

Trước mắt, mời các bạn nghe đoạn âm thanh tôi thu từ truyền thông như sau, gọi là để theo dơi diễn tiến:

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA




 

 jokerdumb
 member

 REF: 328152
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mr Ototot ngày càng upgrade tay nghề càng cao hén.

Vâng thưa Ototot,
đối với TQ thì :
đó là việc các anh ,tôi thì chẵng cần quan tâm ,
tới đông thì vui ,tới ít thì khỏe đở mất công tiếp nhiều , phải lo nhiều,hehehhe

Nói đại cho có chuyện qua lại với Ototot ,
có sai thì chữa cho jd nhé,xin đừng mắng jd tội nghiệp,.

à mà có chuyện này ,
TQ chọn ngày 8/8/08
làm lễ khai mạc như Ototot nói jd vừa mới biết,hehehe

TQ chắc cũng đã có coi bói toán rồi ,hehehe
888 là con số may mắn mà người Hoa và người Việt tin lắm đó nhe.


 

 ototot
 member

 REF: 328159
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Việc đăng cai tổ chức một vụ lớn như Olympics cho cả thế giới, đối với những nước đă phát triển, đă giàu mạnh từ ... khuya, như Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Úc, Canada ... là chuyện thường t́nh!

Nhưng đối với những anh "giàu mới" (Người Anh Mỹ dùng cụm từ "nouveaux riches", chứ không dùng "newly rich"), Olympics là cơ hội ngàn năm một thuở để họ giới thiệu một nước Trung Hoa mà họ "tưởng" đang đứng "ngang hàng" với bất cường quốc nào trên thế giới!

Ai theo dơi t́nh h́nh Trung Quốc trong ṿng trên nưả thế kỷ nay, đều nhớ ngày nào ông Mao Trạch Đông c̣n bảo "trí thức chẳng hơn ǵ băi phân", rồi đến thời Đặng Tiểu B́nh đổi giọng "mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là biết bắt chuột"! Và sau cùng, khẩu hiệu mới ra đời: "Làm giàu là vinh quang!"

Ai ở Mỹ c̣n nhớ chăng, ngày nào các tiệm ăn ở San Francisco, c̣n treo bảng hiệu "Cấm chó và người Tầu" vào?

Th́ ra những anh "nhà giàu mới", những "trưởng giả học làm sang" lúc nào cũng ... nhạy cảm về thể diện!

Thân ái,


 

 jokerdumb
 member

 REF: 328162
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
cảm ơn Ototot nhắc nhỡ,
jd vừa xem bản tin mới nhất vừa xãy ra 1h tại London,
Ototot search từ "Olympic" đễ xem đi ,hehehe hấp dẫn lắm à nghen.


 

 ototot
 member

 REF: 328182
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi đă lên net để t́m đọc những bản tin tường thuật vụ "Rước Đuốc Thế Vận" (tiếng Anh gọi là "Olympic Torch Relay")... Tin tức th́ dồn dập, vưà đọc xong tin này, là đă biến mất để sang tin khác! Đọc đă không kịp, th́ dịch và viết lại, càng không kịp.

Vậy nhớ được chi tiết nào, viết ra chi tiết đó:

  • Trong suốt thời gian chuẩn bị cho Olympics 2008, Trung Quốc đă lập ra những đội an ninh bảo vệ gởi ra nước ngoài để lo cho ngọn đuốc! Họ được tuyển chọn với thân h́nh lực lưỡng, vơ nghệ tinh thông, thời gian tập luyện c̣n vất vả hơn cả lực sĩ tranh tài!

  • Kể từ khi ngọn đuốc được châm tại thủ đô Athens cuả Hy Lạp ngày 25-3-2008, theo dự kiến th́ nó phải cháy liên tục cho đến ngày khai mạc 8-8-2008 tại Bắc Kinh.

  • Từ Hy Lạp, sang TQ, rồi "tiếp vận" đi khắp nơi ṿng quanh thế giới, trước khi trở lại Bắc Kinh, quăng đường dài khoảng 137.000km!

  • Thay v́ giữ cho cháy liên tục, điều mà Olympics 2008 buồn nhất là riêng ở Pháp thôi, nó đă bị dập tắt tới 5 lần!

  • Nếu Olympics 2008 này bị tẩy chay, hay bớt người tham dự, không phải riêng nước đăng cai cháy túi, mà đúng ra là chính các nhà bảo trợ nó sẽ thua lỗ không biết bao nhiêu triệu dollars tiền quảng cáo! Được biết những nhà tài trợ lớn nhất trong Olympics 2008 kỳ này là Hăng nước ngọt Coca Cola, rồi đến tập đoàn General Electric, tập đoàn Samsung...


Tin tức c̣n nhiều lắm, đọc và tường thuật không xuể!

Thân ái,


 

 jokerdumb
 member

 REF: 328190
 04/08/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
cảm ơn Ototot nhiều lắm, jd đã xem qua nhưng cũng lơ tơ mơ quá,hehehhe

Bây giờ jd tham khảo với Ototot 1 chuyện thôi,

đó là việc làm ăn lỗ lã cũa các đại công ty,
như chúng ta đã biết thế giới tư bản thật sự bị khống chế không nhiều thì ít bởi các tay tài phiệt,
vậy thữ nghĩ xem những ông trùm này có đem đồng tiền cũa họ ra làm một việc không chắc ăn hay không?
và khi họ bị tổn thất tài chánh nặng nề thì liệu kinh tế Mỹ có bị ảnh hưỡng không?

và điều quan trọng là chính phủ Mỹ sẽ không đứng ngoài nhìn sự thất bại cũa họ.

Đã hơn một lần tay tỹ phú Donald John Trump khai phá sản và đã được nâng đỡ bỡi chính phủ nên mới còn cái mạng tới ngày nay.

và không riêng gì Mỹ , các nước tư bản khác cũng có cách nhìn tương tựa.

với yếu tố đó nên jd mới nói Olympic 8/8/08 tại TQ rồi cũng khai mạc và bế mạc một cách tốt đẹp,hehehhehehe

Vấn đề sẽ có nhiều chuyện tức cười xẫy ra chung quanh mấy cái MEDAL ,

chĩ là bình luận cho vui ,
và hẵn nhiên mỗi người mỗi ý,
mong đừng trách jd nghen.


Jiang Xiaoyu, left, executive vice president of the Beijing organizing committee, holds the Olympic flame with an unidentified handler, shortly after arriving at San Francisco International airport.


Photobucket


 

 da1uhate
 member

 REF: 328470
 04/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tin tức của bác Oto thiệt hay quá, cám ơn Bác nhiều. Hôm nay D nhận được link của người bạn gởi về bức thư của 1 nghiên cứu sinh VN gởi cho ông Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế được viết bằn 3 ngôn ngữ, D xin post ra đây dể bác Oto và anh jd tham khảo

Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế

Lê Minh Phiếu

Một người rước đuốc Olympic 2008

Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế

Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV

Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng ḥa Pháp

Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008

Ủy ban Olympic Quốc tế

Château de Vidy

1007 Lausanne

Thụy Sĩ

Attn : Bá tước Jacques Rogge

Chủ tịch

Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

Kính thưa Ngài Chủ tịch,

Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

Thưa Ngài, khi được biết tôi đă được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng vơ, cho ḥa b́nh và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đă rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không c̣n là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đă bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong quá tŕnh phát triển của lịch sử, Việt Nam đă xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, v́ quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng ḥa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đă mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng ḥa canh giữ quần đảo này đă bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng ḥa và sau đó là Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đă xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lư quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đă xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố t́nh thể hiện như một phần lănh thổ của Trung Quốc. Nh́n vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các ḥn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố t́nh phóng to lên trong h́nh chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lănh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

Trên thế giới có hàng ngh́n ḥn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều ḥn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. V́ vậy, không có một lư do phi chính trị nào có thể được t́m thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong h́nh chữ nhật như vậy.

2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành tŕnh cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lănh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các ḥn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung h́nh chữ nhật. Khung h́nh chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và ḍng chữ « South China Sea Islands ».

Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, th́ tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ h́nh thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đă viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. V́ vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của ḿnh để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đă phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đă phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đă vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai tṛ của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

V́ thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

- Xóa các nét h́nh họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

Với thiện chí của ḿnh, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rơ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic c̣n có những dấu hiệu chính trị hóa như đă nêu trên th́ chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic c̣n bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong t́nh h́nh chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

V́ sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ư rằng không chỉ tôi, mà c̣n các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dơi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những ǵ được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

Lê Minh Phiếu

Phụ lục 1

Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008



Phụ lục 2

Bản đồ rước đuốc Paralympic 2008 được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008



Phụ lục 3

Bản đồ rước đuốc Olympic 2008 (phóng to) được đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008




---
Letter to Mr President of Olympic International Committe

Le Minh Phieu

A Beijing 2008 Olympic torch-bearer

Ph.D Candidate at Center for European and International Documentation and Research

Post-graduate School of Law - Bordeaux IV - Montesquieu University

Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, France

Bordeaux, 7 April 2008

International Olympic Committee

Château de Vidy

1007 Lausanne

Switzerland

Attn : Count Jacques Rogge

President


Subject: Request to De-politicise the Beijing2008 Olympics

Dear Mr. President,

First of all, I am proud and delighted to inform you that I will be one of sixty Vietnamese nationals carrying the 2008 Beijing Olympic torch through Ho Chi Minh City on the coming 29th April 2008.

It is my great honour to have been chosen as a bearer of the Olympic torch - the symbol of olympism, of peace and of solidarity of all people in the world - which will be relayed in Vietnam for the first time. However, after studying closely the Planned Route Map for the Beijing 2008 Olympic and Paralympic Torch Relay published on the official website of the BOCOG, I find that the torch that I will bear is not the torch of pure olympism, but it is a torch of an olympism politicized by the the Beijing Organizing Committee for the Games of the XXIX Olympiad (“BOCOG”).

During the course of its historical developments, Vietnam has established its sovereignty over the Paracel islands. When Vietnam was divided into two parts by the 17th parallel according to the 1954 Geneva Agreements, this group of islands, located in the south of the 17th parallel, belonged to South Vietnam under the sovereignty of the Republic of Vietnam. After the country was united in 1975, according to the principles of succession of states under international law, the State of the Socialist Republic of Vietam obtained full sovereignty over the Paracel islands.

However, in 1974, China with their military forces invaded the Paracel islands. All the military forces of the Republic of Vietnam defending this group of islands were massacred by the Chinese army. Since then, the State of the Republic of Vietnam and subsequently the Socialist Republic of Vietnam have persistently demanded China to return the Paracel islands to Vietnam.

Nevertheless, China not only failed to return the Paracel islands to Vietnam but also demonstrated continual challenges of the Vietnamese sovereignty over these islands. China has constructed an airport on the Paracel islands, opened tourist routes to these islands and recently established the Sansha District to administer these islands. China is taking more and more steps to show their claim of sovereignty over the Paracel islands, the Vietnamese territory which they have invaded since 1974.

Even in hosting the 2008 Olympic and Paralymic games, China has not missed the opportunity to politicize the Olympic and Paralymic Games. Via the official website of the 2008 Beijing Olympics, China deceives the world that they have sovereignty over the Paracel islands, an area which China illegitimately took from Vietnam in 1974. I will prove this to you through the following:

1. The Planned Route Map for the Beijing 2008 Olympic Torch Relay (Appendix 1 to this letter) and the Planned Route Map for the Beijing 2008 Paralympic Torch Relay (Appendix 2 to this letter) intentionally depict the Paracel islands as a part of the Chinese territory. In the maps, all provinces, municipalities and regions of China were shown from the top to bottom by ascending shades from dark to bright. The Paracel islands (intentionally enlarged in an inset) are shown in similar colouring style while other areas not under Chinese sovereignty are not shown in such manner.

The world has thousands of islands and they are normally indicated by dots on maps of this scale. Some islands are not shown even by such dots on these two maps. It is therefore impossible to find a nonpolitical reason to justify why the Paracel islands alone are depicted to a larger scale and enlarged in an inset in such manner.

2. In the Planned Route Map for the Beijing 2008 Olympics - Detailed Itineray on the Chinese territory (Appendix 3 to this letter), the Paracel islands are also the only items which were curiously enlarged. The Paracel islands are therefore always depicted to a larger scale and enlarged in an inset. The inset, if clicked upon, is even further enlarged, showing the map of the Paracel islands with a caption « South China Sea Islands ».

If the BOCOG does not wish to politicise the Olympic Games, does not wish to take advantage of the official website of the BOCOG to tell the world that China has sovereignty over the Paracel islands, why would the map of the Olympic torch relay contain the above mentioned features?

According to Rule 51 entitled «Advertising, Demonstrations, Propaganda » of the Olympic Charter effective from 07 July 2007 (available at http://multimedia.olympic.org/pdf/en_report_122.pdf), ‘no kind of demonstration or political, religious or racial propaganda is permitted in any Olympic sites, venues or other areas”.

During one of your speeches on radio France 24, you referred to the above rule and stated that any athlete using the Beijing Olympics as a political forum would be punished.

In a press conference with the British Foreign Secretary Margaret Beckett on 18 May 2007, the Chinese Minister of Foreign Affairs also criticised the politicisation of the 2008 Beijing Olympics.

Thus, the politicisation of the Olympics was not only recognised in the Olympic Charter but also quoted by you, the head of the International Olympic Committee and the Chinese Foreign Minister.

But, the BOCOG can not be exempted from the duty to de-politicise the Olympics. The use of their website to politicise and disseminate their political agenda as explained above is inconsistent with the atheletic spirit of the Olympics, goes against the statements made by you and the Chinese Foreign Minister on the media and, particularly, a breach of the Olympic Charter.

Pursuant to Rule 2 of the Olympic Charter (Mission and Role of the International Olympic Committee) and Rule 36.3 (the composition of the Executive Body of the Olympic Organising Committee), the International Olympic Committee headed by you must be partly responsible for the above act of politicisation.

Therefore, I am writing to request that you take actions to procure that the above politicisation be ceased, by requesting the 2008 Beijing Olympic Organising Committee to take specific steps including, but not limited to:

- Removing the graphical details showing the Chinese sovereignty over the Paracel islands on all maps posted on the official website of the BOCOG.

In my goodwill, I believe that such action, if carried out, will clearly evidence the real depolitical attitude of the International Olympic Committee, the BOCOG and the Chinese Government. On the other hand, as long as the Plans Routed Map on official website of 2008 Beijing Olympic contain the politicising elements as stated above, the Olympic Charter will remain breached and all appeals for depoliticisation in a political situation challenging the Beijing 2008 Olmpic as currently exists, will lack conviction.

For transparency, I would like to inform you that this letter will be copied and distributed to the media in the world and released to the public. May I draw your attention to the fact that not only me, but also the media and the public will be waiting for your response and action. I also confirm that the content of this letter shows only my personal views and does not represent the views of any other individual, agency, organisation or government of any nation.

While I await your reply and action, may I convey to you my best wishes.

Yours sincerely,

Le Minh Phieu

Appendi

---

La lettre envoyée au Président du Comité International Olympique
Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (Version française)


Le Minh Phieu

Relayeur de la torche olympique 2008

Doctorant au CRDEI, Ecole doctorale de droit

Université Montesquieu - Bordeaux IV

Avenue Léon Duguit, 33600, Pessac, France



Bordeaux le 2 avril 2008

Comte Jacques Rogge

Président

Comité International Olympique

Château de Vidy

1007 Lausanne

Suisse

Objet : Proposition de dépolitisation des Jeux Olympiques de Beijing 2008

Monsieur le Président,

Tout d’abord, j’ai le plaisir et l’honneur de vous informer que je serai un des soixante Vietnamiens qui relaieront la torche olympique de Beijing 2008 lors de son passage à Ho Chi Minh ville le 29 avril prochain.

Monsieur, je suis très heureux et très fier d’avoir été choisi pour porter la torche olympique – le symbole de l’olympisme, de la paix et de la solidarité des peuples dans le monde entier qui passe pour la première fois au Vietnam. Cependant, après avoir bien examiné le Plan du parcours pour le Relais de la Flamme Olympique et Paralympique de Beijing 2008 affiché sur leur site officiel, je trouve que la torche que je porterai n’est pas celle de l’olympisme pur, mais celle de l’olympisme qui est politisé par le Comité d’organisation des Jeux Olympiques de Beijing 2008 (« COJOB »).

Au cours de l’histoire, le Vietnam a établi sa souveraineté sur la totalité de l’archipel des Paracels (Hoang Sa). Lorsque le Vietnam a été divisé en deux zones autour du 17ème parallèle, selon les Accords de Genève de 1954 et comme cet archipel se trouvait au sud de ce 17ème parallèle, il appartenait au Vietnam du Sud et donc appartenait à la souveraineté de la République vietnamienne. Après l’unification du pays en 1975, selon les principes de l’héritage des Etats selon le droit international, la République Socialiste du Vietnam jouit de la pleine souveraineté sur cet archipel.

Mais, en 1974, la Chine a envahi l’archipel des Paracels. Toutes les forces armées de la République vietnamienne qui défendaient cet archipel ont été tuées par l’armée chinoise. Depuis lors et jusqu’à aujourd’hui, la République vietnamienne puis la République Socialiste du Vietnam ont demandé à la Chine de leur restituer les Paracels.

Malgré cela, la Chine continue effrontément son occupation des Paracels, entreprend même de plus en plus d’actions défiant la souveraineté vietnamienne sur cet archipel. La Chine y a construit un aéroport, ouvert des services touristiques et récemment, établit la ville de Shansha pour administrer l’archipel. La Chine prend de plus en plus des mesures démontrant sa souveraineté sur les Paracels – un archipel qu’elle détient au détriment du Viet Nam depuis 1974.

En organisant les Jeux Olympiques et Paralympiques de 2008, la Chine politise même les Jeux Olympiques et Paralympiques, par le biais du site officiel du COJOB, en vue de tromper le monde sur sa souveraineté dans les Paracels – un archipel qu’elle a confisqué au Vietnam depuis 1974. Je tiens à vous le démontrer par les preuves ci-dessous :

1. Sur le plan du Parcours pour le Relais de la Torche Olympique (Annexe 1 ci-jointe) et Paralympique (Annexe 2 ci-jointe), les Paracels sont intentionnellement représentés comme une partie intégrante du territoire chinois. En regardant le plan, on peut voir que toutes les régions, les provinces et les municipalités de la Chine sont remplis de haut en bas par un dégradé du gris foncé au gris clair : les îles Paracels (agrandies volontairement dans le rectangle) sont représentées dans cette même technique de couleur. Cependant, les autres territoires n’appartenant pas à la souveraineté chinoise ne sont pas représentés de telle manière.

Dans le monde, il y a des milliers d’îles, et elles sont représentées seulement par des petits points sur les cartes ayant une telle échelle. Sur ces deux cartes, il y a des îles qui ne sont même pas représentées par des points. Il est donc impossible de trouver une raison apolitique pour justifier pourquoi seules les Paracels sont dessinées à une échelle plus grande que celle de la carte et pourquoi seulement cet archipel a été développé de cette manière dans un rectangle.

2. Dans le plan de l’itinéraire détaillé de la torche olympique sur le territoire de la Chine, (Annexe 3 ci-jointe), les Paracels ont été développés de manière injustifiable et ce n’est que les îles de cet archipel, parmi toutes les îles dans le monde entier, qui ont été développé de telle manière. Les Paracels ont été dessinés avec une échelle plus grande que celle des autres endroits et ont été encadrés dans le rectangle, et ce dernier, lorsqu’on y clique dedans, s’agrandit et contient la carte des Paracels avec les mots « Îles de Mer de Chine méridionale ».

Si le COJOB ne veut pas politiser les Jeux Olympiques et Paralympiques, et qu’il ne veut pas profiter de son site officiel pour sous-entendre avec le monde entier de la souveraineté de la Chine sur les Paracels, alors, pourquoi le plan de l’itinéraire de la Torche Olympique sur la carte a des représentations mentionnées comme ci-dessus ?

Selon la Règle 51 intitulé « Publicité, représentation, propagande » de la Charte Olympique qui est entrée en vigueur le 7 juillet 2007 (disponible en ligne: http://multimedia.olympique.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Aucune sorte de démonstration ou de propagande politique, religieuse ou radicale n’est autorisée dans un lieu, site ou autre emplacement olympique ».

Dans votre énoncé à la radio France 24, vous avez, en évoquant cet article, déclaré que n’importe quel athlète qui utilise les Jeux Olympiques de Beijing comme un forum politique sera sanctionné.

Dans la réunion de presse avec le Ministre britannique des affaires étrangères Margaret Beckett le 18 mai 2007, le Ministre chinois des affaires étrangères a également critiqué la politisation des Jeux Olympiques de Beijing 2008.

Ainsi, la dépolitisation des Jeux Olympiques a non seulement été reconnue par la Charte Olympique mais a également été évoquée par vous, le chef du Comité International Olympique, et par le Ministre chinois des affaires étrangères.

Cependant, le COJOB n’est pas exempté de cette obligation de la dépolitisation des Jeux Olympiques. Alors le COJOB, en utilisant son site pour politiser, propager l’information à des fins politiques, comme ci-dessus mentionnés, est contraire à l’esprit de l’olympisme, celui que vous et le Ministre chinois des affaires étrangères avez déclaré dans les médias et notamment, viole la Charte Olympique.

Selon les prescriptions de la Règle 2 de la Charte Olympique (Mission et rôle du Comité International Olympique), et la Règle 36.3 (composition de l’organe exécutif du Comité d’organisation des Jeux Olympiques), le Comité International Olympique dont vous êtes le Président doit partiellement être responsable du fait de politisation ci-dessus mentionné.

C’est pourquoi, par cette lettre, je vous prie de bien vouloir intervenir pour arrêter le fait de politisation mentionné ci-dessus, en demandant au COJOB de réaliser des mesures concrètes, mais sans limite, comme suivant :

- Effacer tous les dessins faisant l’allusion à la souveraineté de la Chine sur les Paracels sur toutes les cartes se trouvant au site officiel du COJOB.

Avec ma bonne volonté, je crois que, la réalisation de mes propositions est un signal fort d’une vraie attitude apolitique du Comité International Olympique, du COJOB et du gouvernement chinois. En revanche, tant que les plans du parcours de la torche sur le site d’internet officiel des Jeux Olympiques de Beijing 2008 présentent des signes politisés mentionnés ci-dessus, les règles de la Charte Olympique resteront encore violés, et tous les appels à la dépolitisation dans une situation politique très orageuse pour les Jeux Olympiques 2008 comme actuellement ne seront pas persuasifs.

Par souci de la transparence, je me permets de vous informer que cette lettre sera copiée et sera transmise aux médias du monde entier, et proclamée devant le public. Veuillez noter que non seulement moi, mais encore les médias et le public attendent votre réponse et votre réaction. J’affirme également que tout ce qui a été écrit dans cette lettre est la manifestation de mon propre point de vue et elle ne représente le point de vue de n’importe qui d’autre, ou d’une organisation, ou d’un gouvernement de n’importe quelle nation.

Dans l’attente de votre réponse et de votre action, je vous prie d’agréer, Monsieur le Président, l’expression de mes salutations respectueuses.

Le Minh Phieu


 

 ototot
 member

 REF: 328508
 04/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cảm ơn D đă đăng bài cuả nghiên cứu sinh Lê Minh Phiếu, làm sáng tỏ hơn nhiều về ư đồ cuả anh "giàu mới" trong kỳ Thế Vận Olympics 2008 này, đúng là có một không hai trong lịch sử thế giới!

B́nh thường, những anh "giàu mới" mà ngu dốt th́ chỉ hành động lố lăng thôi, nhưng nếu nó thông minh, th́ trở nên vô cùng ... "đểu giả"!

Chúng ta hăy chờ xem những trái bom nổ chậm!


Thân ái,


 

 jokerdumb
 member

 REF: 328512
 04/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
cảm ơn D 1 u hate jd nghen,hehehehehe
nghe lời Ototot ngôì chờ hén,
không chừng nó tịt ngòi luôn.


 

 ototot
 member

 REF: 328527
 04/09/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Mời các bạn theo dơi tiếp tin truyền thông mạng quốc tế nói về "Rước Đuốc Olympics 2008", chặng San Francisco, Mỹ:

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network