Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> PHONG TỤC THỜ CÚNG TRONG NGÀY TẾT( Sưu tầm )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 goldsnow142
 member

 ID 35456
 01/14/2008



PHONG TỤC THỜ CÚNG TRONG NGÀY TẾT( Sưu tầm )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien



Trong dịp Tết các gia đ́nh Việt nam có phong tục thờ cúng như thế nào ? Xin sưu tầm giúp mọi người hiểu thêm .

Photobucket

TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên của năm , bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ trừ tịch .
Nguyên là bắt đầu . Đán là buổi sớm mai .Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm , mở đầu cho một năm mới với mọi cảnh vật đều mới mẻ đón Xuân sang .
Theo sử Trung Quốc , âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy mười hai chi đặt cho mười hai tháng .Tháng Dần là tháng giêng được chọn làm tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần .

GIAO THỪA

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa .
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng , một năm đă bắt đầu ắt phải có hết , bắt đầu từ lúc giao thừa ,cũng lại hết vào lúc giao thừa .
Giao thừa là ǵ ?Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại , mới tiếp lấy .Chính v́ ư nghĩa ấy nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này , có lễ trừ tịch .

LỄ TRỪ TỊCH

Trừ tịch là phút cuối cùng cũ năm cũ sắp qua năm mới , giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu th́ ngày 29 tháng chạp năm trước và giờ Tư ngày mồng một thág giêng năm sau .Vào lúc này người Việt nam theo phong tục cũ làm lễ trừ tịch .
Ư nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu , dở , cũ kỹ của năm sắp qua để đón những cái mới mẻ , tốt đẹp của năm mới sắp tới .Lễ trừ tịch ccủa người Trung Quốc c̣n là lễ khu trừ ma quỷ .Vào ngày trừ tịch dùng 120 trẻ con trạc 9 , 10 tuổi mặc áo thâm , đội mũ đỏ , cầm trống vừa đi đường đánh để khu trừ ma quỷ , do đó có danh từ trừ tịch .Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên c̣n mang tên là lễ giao thừa .

CÚNG AI TRONG LỄ GIAO THỪA

Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục có viết :
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian , hết năm th́ thần nọ bàn giao công việc cho thần kia , cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới .
Cúng tế cốt ở tâm thành , và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm . Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa sang năm .
Lễ trừ tịch bao hàm một ư nghĩa trọng đại tống cựu nghinh tân nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đ́nh chùa .Những năm về trước , trong giờ phút này , chuông trống đánh vang , pháo nổ không ngớt , truyền từ nhà nọ sang nhà kia , khắp kẻ chợ nhà quê.

SỬA LỄ GIAO THỪA

Tại các đ́nh miếu cũng như tại các tư gia lễ giao thừa đều cúng mặn .Các ông thủ từ lo ở đ́nh miếu , c̣n tại các tư gia do người gia trưởng đảm nhiệm .Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đ́nh , ông Tiên chỉ hợăc thủ từ đứng làm chủ lễ , nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa .
Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời .Một chiếc hương án được kê ra .Trên hương án có đỉnh trầm hương hay b́nh hương .Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến .Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà , bánh chưng , mứt kẹo , trầu cau , hoa quả , rượu nước và vàng mă , đôi khi thêm cỗ mũ của Đại vương hành khiển .Lễ vật được bày trên hương án trước giờ trừ tịch .Đúng giao thừa chuông trống vang lên ,ông chủ ra khấu lễ , rồi dân chúng kế đó lễ theo , cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ tŕ cho một năm may mắn .
Tại đ́nh làng , cùng với lễ cúng ngoài trời c̣n lễ Thành Hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa .
Các chùa chiền cũng có lễ cúng giao thừa , nhưng lễ vật là đồ chay , và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa c̣n cúng Phật , tụng kinh và cúng Đức Ông tại chùa .
Ở các tư gia , các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân , hoặc ở trước của nhà đối với những nhà không có sân .
Ngày nay ở thôn quê rất ít nơi c̣n cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm , ngoài lễ cúng tại đ́nh đền .Và ở các tư gia tuy vẫn cúng giao thừa nhưng bàn thờ thật là đơn giản .Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật , có khi mâm lễ vật lại đặt trên chiếc ghế đẩu .Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc chiếc lọ nhỏ .Có gia đ́nh hương thắp đặt ngay trên mâm lễ , hoặc cắm vào khe nải chuối .


ĐẠI VƯƠNG HÀNH KHIỂN VÀ PHÁN QUAN

Có mười hai vị đại vương , mỗi ông cai trị một năm cơi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu tính theo thập nhị chi, bắt đầu từ năm Tư , cuối cùng là năm Hợi .Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tư với Đại vương hành khiển của mười hai năm trước .Các vị đại vương này c̣n được gọi là đương nhiên chi thần , mỗi vị có trách nhiệm cai trị thế gian trong một năm , xem xét mọi việc hay dở của từng người , từng gia đinh ,từng thôn xă cho đến từng quốc gia để định công luận tội , tâu lên Thượng đế .Mỗi vị đại vương hành khiển có một vị phán quan giúp việc .Sau đây là tên các vị Đại vương hành khiển và phán quan của từng năm .

Chu vương hành khiển năm Tư
Lư tào phán quan

Triệu hành khiển năm Sửu
Khúc tào phán quan

Nguỵ vương hành khiển năm Dần
Tiêu tào phán quan

Trịnh vương hành khiển năm Măo
Liễu tào phán quan

Sở vương hành khiển năm Th́n
Biểu tào phán quan

Ngô vương hành khiển năm Tỵ
Hứa tào phán quan

Tần vương hành khiển năm Ngọ
Vương tào phán quan

Tống vương hành khiển năm Mùi
Lâm tào phán quan

Tề vương hành khiển năm Thân
Tống tào phán quan

Lỗ vương hành khiển năm Dậu
Cự tào phán quan

Việt vương hành khiển năm Tuất
Thành tào phán quan

Lưu vương hành khiển năm Hợi
Nguyễn tào phán quan

Khi cúng thêm đuôi Ngũ đạo chí đức tôn thần vào các đại vương hành khiển .
Vị đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế và tŕnh lên những viẹc xảy ra .C̣n vị phán quan th́ lo việc ghi chép công tội của mọi người , mọi gia đ́nh , mọi thôn xă , mọi quốc gia .
Trong khi làm lễ cúng Đức đương niên đại vương hành khiển người ta khấn theo đức Thổ thần và Thành Hoàng v́ khi đức đại vương hành khiển đă giáng lâm th́ Thổ thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp do đó cũng được phối hưởng lễ vật.

LỄ CÚNG THỔ CÔNG

Sau khi cùng giao thừa xong , các gia chủ cúng khấn Thổ Công , tức là vị thần cai quản trong nhà , thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ .Lễ vật cũng tương tự như cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu ,nước ,đèn nhang , vàng bạc , hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà , bánh , mứt v.v ...

LỄ CÚNG GIA TIÊN

Chiều ba mươi Tết sau khi sửa soạn xong xuôi người ta làm lễ cúng gia tiên sau đó đèn nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hoá vàng .
Trong mấy ngày này , trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên .Để giữ cho hương khỏi bị tắt từ chiều ba mươi người ta thường dùng hương ṿng .Người ta cúng gia tiên chiều ba mươi Tết nên lúc cúng giao thừa không cúng gia tiên nữa .
Cùng với cúng gia tiên ta phải cúng Thỏ Công trước để xin phép cho tổ tiên được về đón Tết cùng con cháu .
Cúng gia tiên ba mươi Tết , sáng mùng một lại cúng .Và trong mấy ngày Tết cho đén khi hoá vàng ngày hai bữa có lễ cúng gia tiên .Và bao giờ cũng phải cúng Thổ Công trước .
Trong khi cúng giao thừa , cúng Thổ Công , cúng gia tiên ta phải có văn khấn .

Photobucket

Lễ cúng tất niên







Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network