Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Vĩnh biệt thi sỹ "Lá diêu bông" Hoàng Cầm

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 60478
 05/06/2010



Vĩnh biệt thi sỹ "Lá diêu bông" Hoàng Cầm
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ "Lá diêu bông" đă nhẹ bước vào cơi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam.

Hoàng Cầm sinh năm 1922. Ở tuổi xấp xỉ 90, v́ một cú ngă dẫn đến bại chân, nhiều năm qua, ông hoàng thơ t́nh Việt Nam chỉ c̣n quanh quẩn nằm ngồi trong căn pḥng nhỏ trên con phố Lư Quốc Sư. Tối 2/5, bệnh trở nặng, ông được đưa vào Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cấp cứu. Hơn 3 ngày sau, tác giả Bên kia sông Đuống qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho biết, hôm 3/5, ông cùng Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh và một số bạn văn nữa vào viện thăm Hoàng Cầm. "Lúc này, nhà thơ không nói được nữa, tuy ánh mắt vẫn c̣n tỏ vẻ nhận ra mọi người. Tay ông dường như đă lạnh".

"Tôi đă lường trước được chuyến đi cuối cùng của Hoàng Cầm. Nhưng khi nghe tin ông mất, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác bàng hoàng, đau xót. Đối với tôi, Hoàng Cầm là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, nhưng lại có đóng góp rất quan trọng trong công cuộc cách tân thơ ca Việt Nam. Thơ ông ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thi sĩ Việt Nam", Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ.

Hiện tại, thi hài nhà thơ đang được quàn tại pḥng lạnh Bệnh viện 108. Nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: "Hội và gia đ́nh nhà thơ đang bàn bạc về ngày giờ và địa điểm tổ chức tang lễ cho Hoàng Cầm. Tang lễ của ông sẽ được tổ chức với nghi thức cao nhất của Hội Nhà văn. Ông không chỉ là tác giả đoạt giải thưởng Nhà nước mà c̣n là một tên tuổi lớn trên văn đàn Việt Nam hiện đại".

Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ra tại làng Lạc Thổ, nay là xă Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, trong một gia đ́nh nhà Nho nghèo sống bằng nghề làm thuốc Đông y. Ông làm thơ từ năm lên tám, chín tuổi, bắt đầu được in từ những năm 1936 - 1937. Bút danh Hoàng Cầm xuất phát từ tên của một vị thuốc quư.

Những năm kháng chiến, Hoàng Cầm gia nhập quân đội, chuyên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Năm 1957, ông là một trong số những hội viên tham gia sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Sau đó, ông tham gia nhóm Nhân văn Giai phẩm và thôi công tác tại Hội Nhà văn.

Hoàng Cầm được biết đến trong nhiều lĩnh vực, nhưng nổi tiếng nhất là thơ ca. Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông gồm: Trương Chi (xuất bản năm 1993), Bên kia sông Đuống (thơ, 1948), Kinh Bắc (thơ, 1959), Men đá vàng (truyện thơ, 1973), Mưa Thuận Thành (thơ, 1959), Lá Diêu Bông (thơ, 1993), Đến từ hư không (thơ, 2000)...

Năm 2007, Hoàng Cầm được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật.

Lá Diêu Bông

Váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng
Chị thẩn thơ đi t́m
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào t́m được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi t́m thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em t́m thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng văn bên sông.
Ngày cưới chị
Em t́m thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em t́m thấy lá
X̣e tay phủ mặt chị không nh́n.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!

Hoàng Cầm






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hahong
 member

 REF: 537974
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bài thơ khó hiểu quá ! Tại sao chị bảo em là chồng của chị nếu em t́m được lá Diêu bông ? Anh chị nào hiểu, xin giải thích giùm .

 

 ngochoang2009
 member

 REF: 537978
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vĩnh biệt nhà thơ Hoàng Cầm yêu quí !
Thành kính phân ưu với gia đ́nh ông !

Cảm ơn bạn Sontunghn đưa tin . Chúc bạn vui khỏe và thành đạt .



Chuyện T́nh Lá Diêu Bông
Đăng bởi: novaanh

Chuyện t́nh lá diêu bông
Đăng bởi: novaanh

Nhớ đồng chiều cuống rạ
Chị thẩn thơ đi t́m

Em ở đầu làng chiều xuống ven đê
Theo sau chị đi t́m chợt nghe lời chị nói:
"Ai mà t́m được lá diêu bông
Từ nay chị sẽ lấy làm chồng".
Hai ngày sau em t́m thấy lá
Chị chau mày: "Đâu phải lá diêu bông".
Mùa đông sau em lại t́m thấy lá
Chị lắc đầu nh́n nắng bên sông.

Lần cuối chị qua đồng chiều cũ
Tay em cầm lá diêu bông
Chị cười quay đi không nh́n lá
Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi diêu bông...
Ngày cưới xe hoa qua làng cũ
Tay em cầm chiếc lá đứng ven đê
Chị buồn quay đi không nh́n lá
Để gió quê vi vút, diêu bông hỡi, diêu bông hời.

Bài nói về Hoàng Cầm
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/377162/Tien-biet-thi-si La-Dieu-Bong-ve-“Ben-kia-song-Duong”.html
Click vô đây





 

 sontunghn
 member

 REF: 538094
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

"Xót xa như rụng bàn tay" chào "Gă phù du Kinh Bắc"

Thế là xong, xong cái cuộc tuần du của một “Gă phù du Kinh Bắc”, cuộc tuần du mà “Gă” đi suốt cuộc đời chưa vợi khối ân t́nh, cuộc tuần du mà “Gă” thai nghén quê xưa suốt từa thuở lọt ḷng, đi qua tám nhịp dạ khúc vẫn vời vợi khôn nguôi.


Ngày hay tin Cụ nằm liệt, tôi đă thấy cuộc tuần du hẹp lối. Cụ vẫn tỉnh táo trên căn gác ở phố Lư Quốc Sư. Song theo lẽ đời, mọi thứ kể từ đó như đă được định đoán và sẵn sàng chờ khép lại. Nhưng đến cả khi con trai Cụ là Hoàng Kỳ cáo Cụ đi trước, cuộc đời vẫn bắt Cụ ở lại để rồi thêm một lần Cụ đau, nát “men đá vàng”.

Hôm qua, hay tin Cụ về trời theo những cánh nhạn đất Thổ Lỗi (tên vùng Thuận Thành xưa), bỏ lại một cơn “mưa Thuận Thành” dầm dề da diết…, bỏ lại Bút Tháp đang vào độ hội hè không người may áo thơ, dệt khăn thơ, không người đẩy xe thơ về vùng Kinh Bắc đi chọn đoạn đường thiên mệnh của nó… bỗng sầu ơi là sầu!

Mới hôm qua, đương bụng bảo cuối tuần về Đ́nh Tổ sẽ ghé chốn cũ viếng chùa, nhân thể bỏ bê mọi thứ ra băi sông Đuống t́m một bóng quen trong hoài niệm. Vậy mà chưa kịp về th́ cái bóng ông Cụ đội mũi nồi lệch, rung gậy mía Đường Trèo, ngồi lê bờ cỏ mướt, uống nắng chiều quê hôm nào đă theo “chuồn chuồn khiêng nắng sang sông”.

Hờ! Thèm được đứng chân ngập trong nước, nh́n về phía Phật Tích bên kia, cái “bên kia” một thời Cụ đứng ngóng, đứng nghe để rồi "xót xa như rụng bàn tay".

Hờ! Thèm vẽ lại bóng “chiều xưa giẻ quạt voi lồng” xua “mây thành nổi lửa”, để Cụ về với mẹ b́nh yên, để tất cả đi qua không từng có “một cơn gió mạnh, khiến một vài cây đổ, lá rụng đầy đường, khiến những túp nhà tốc mái, những bức tường xiêu vẹo…”.

Hờ! Xin trích lại những gan ruột của Người thơ sau cuộc tuần du: “Đôi lúc, chỉ nghĩ về chính số phận ḿnh, có chút cay đắng, có xót xa. Nhưng v́ “đă mang lấy nghiệp vào thân” như Nguyễn Du nói, cái nghiệp thơ đầy đau khổ, oan trái, nhưng cũng nhiều hào quang toả ra từ tâm linh và từ những câu chữ kỳ diệu đă đem đến cho ḿnh không ít giờ phút say sưa, ngay trong cuộc sống b́nh nhật cũng không ít hạnh ngộ đẹp, tôi được gặp nhiều người nam, người nữ rất trong sáng, yêu thương ḿnh hết ḷng. Dân tộc là thế đấy, thưa các bạn”

Hờ! Thèm được ghé nhanh ga xép Như Thiết, ngủ trên đồng chiều mùa đông, mơ chị Vinh ở chốn nào đang chờ ông sau kiếp lỡ. Lá diêu bông, cỏ bồng thi măi măi hư ảo xin hiện h́nh sau cơi mộng, giọng nữ cao tuôn thơ, Người thơ chép vội. Cuộc tuần du khép rồi, xin vợi một khối đơn phương đè nén đă cả đời!

Hờ! tiếng than như vọng trước linh sàng, cúi rạp người lạy ông ba lạy, khấn nguyện cùng nhịp 1, “Bưởi Nga My”, giờ, mẹ c̣n ai để bắt đèo ḅng?

Vĩnh biệt ông - "Gă phù du Kinh Bắc!"


Hà Nội đêm 21 tháng 3 năm Canh Dần

Hà Thành


 

 sontunghn
 member

 REF: 538106
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ơi Diêu Bông!

"Khác ông chúa thơ t́nh Xuân Diệu “Yêu là chết trong ḷng một ít”, th́ với thi sĩ Hoàng Cầm yêu là sống. Và dường như ông sinh ra là để đi kiếm t́m. Một cuộc kiếm t́m t́nh yêu bất tận"-
Cuộc đời ông là chuỗi những thăng trầm, hạnh phúc, khổ đau. Nhưng rồi ông vẫn sống một cách nhi nhiên, tự tại đến hồn nhiên. Hoàng Cầm là thế bởi ông “… khờ khạo lắm, ngu ngơ lắm/ Ch́ biết yêu thôi chẳng biết ǵ” (như ông chúa thơ t́nh có lần đă nói).

Ông nằm đó, nghiêng nghiêng như… sông Đuống

Lần cuối cùng tôi đến thăm ông là vào một buổi chiều trước tết Canh Dần. Trời Hà Nội se se lạnh. Căn pḥng nhỏ trên tầng 5 của ngôi nhà nhỏ ở 43 Lư Quốc Sư. Ông nằm đó, phủ một chiếc chăn mỏng, nghiêng nghiêng trên chiếc giường nhỏ, thân h́nh nhỏ thó, mỏng tang, mái tóc bạc trắng như cước xoă dài trên gối.

Tôi đă không c̣n thấy cái h́nh ảnh quen thuộc: chiếc bàn con đặt cạnh giường ông, ngổn ngang giấy trắng. Giấy trắng đắp hờ qua chiếc chăn con những vần thơ mới trầm tư, hướng về một cơi không nào đó.

Thi sĩ Hoàng Cầm ra đi để lại cho đời một tiếng thơ

Năm nay, ở gần tuổi 90, ông đă mệt nặng. Ông nằm miên man, đôi mắt “vốn vẫn luôn cười” nay chan chứa nỗi u sầu hững hờ khép mở. Mặc cho ngoài kia cuộc sống đang ồn ào, sôi sục, mặc cho thiên hạ dan díu nhau đi xắm tết, mặc cho cuộc sống bon chen trong bể trầm luân của kiếp người. Ngày lại ngày chàng thi sĩ đa t́nh, hồn nhiên mà lăng du ấy đang ch́m đắm trong cơi miên viễn, trong những giấc mơ, những hoài niệm tưởng chừng không dứt, và trong cả sự câm lặng một cách vô thường của thời gian.

Chúng tôi chào ông, đùa: “Bây giờ mà có em nào xinh đẹp đang buồn th́ liệu có c̣n đủ sức để mà tỷ tê: “Em ơi buồn làm chi” để mà “… đưa em về sông Đuống/ Ngày xưa… cát trắng phẳng ĺ” nữa không?

Thi sĩ của những tuyệt phẩm thơ “Bên kia sông Đuống”, “Lá diêu bông”, “Mưa Thuận Thành”… nhè nhẹ trở ḿnh một cách đầy khó khăn, đôi mắt u sầu bổng ánh lên. Đôi môi đỏ trên làn da sáng mịn khẽ nhếch lên mỉm cười: “ Chục năm nay què chân nên chỉ xoay xở trên cái giường này. Toàn nằm nghiêng. Chúng nó bảo thơ nó vận vào đó. Suốt đời “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” như sông Đuống ấy. Ông nói vậy rồi lại mỉm cười, trở ḿnh, nằm nghiêng nghiêng trong chiếc chăn len mỏng. Nơi khoé mắt sâu của ông những giọt nước long lanh trào ra.

Vẫn biết “sinh, lăo, bệnh, tử” là lẽ thường t́nh của kiếp người, nhưng nh́n chàng thi sĩ hồn nhiên cũng lắm mà giang hồ lịch duyệt cũng nhiều của một thời ngang dọc ấy, nay bất lực nửa tỉnh nửa mê trong miên man ngày, miên man đêm của những năm trời nằm trên giường bệnh, tôi thực sự cảm thấy xót xa.

Giời bắt tội yêu sớm quá!

Nói đến Hoàng Cầm là nói đến t́nh si. Ông bảo ông sớm có cái buồn cô đơn khi mới lên 5, lên 7. “Giời bắt tội tôi yêu sớm quá”- có lần ông bảo thế. Rồi ông kể về mối t́nh đầu của ông. “Ngày ấy tôi mới 8 tuổi, một hôm tôi từ chỗ trọ học trên thị xă Phủ Lạng Thương về nhà chiều thứ 7.

Chưa kịp bước vào trong nhà đă thấy một cô gái đang cúi bên chiếc bồ hàng xén của mẹ tôi. Khi cô ấy ngẩng đầu nh́n ra đường, th́ cậu bé là tôi choáng váng tâm hồn. Người con gái ấy tên là Vinh, hơn tôi 8 tuổi.


Hoàng Cầm yêu từ khi lên 8

Thứ 7 sau, về nhà, tôi trao bức thư tỏ t́nh đầu tiên viết bằng thơ lục bát dài hơn một trang giấy kẻ học sinh, trên vẽ hoa bướm, một vài ngọn núi, ḍng sông, với ḍng chữ viết bằng mực tím nắn nót: "Em gửi chị Vinh của em”. Và chị Vinh chính là người chị trong bài thơ sau này tôi viết: “Lá diêu bông”.

Bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Kể từ giây phút định mệnh tôi nh́n thấy chị, tôi mê man chị chẳng c̣n biết trời đất, ất giáp, quên cả đến học hành, sách vở, suốt ngày chỉ ngong ngóng sang bên kia đường, xe xế nhà tôi khoảng 20 mét, nơi thiên thần cuả tôi ngồi bán quán nghèo, phố nhỏ đ́u hiu, tỉnh nhỏ...

Tôi phải ḷng chị, cứ thế giăng mắc tơ t́nh quanh chị suốt 4 năm trời, đến năm tôi 12 tuổi th́ chị đi lấy chồng. Tôi mất tăm chị, đầu non cuối bể tôi đi t́m, không thấy. Biền biệt tăm cá bóng chim...

Tôi c̣n nhớ như in một buổi chiều muà đông... Chị đi về phiá cánh đồng chiều c̣n trơ cuống rạ. Những dăy núi xanh xanh mờ xa in h́nh như dao khắc trên nền trời cuối hoàng hôn. Bí mật, tôi lặng lẽ lần theo chị. Tôi thấy chị thẩn thờ t́m đồng chiều, cuống rạ. Rồi chị lẩm bẩm một ḿnh, dầu chị biết chắc tôi lẵng nhẵng theo sau lưng : "Đứa nào t́m được Lá Diêu Bông/ Từ nay ta gọi là chồng...". Tôi măi mang theo h́nh ảnh đó và 25 năm sau, bài thơ "Lá Diêu Bông" mới ra đời”.

Bài thơ như một tiền định. Và cả cuộc đời ông là một cuộc kiếm t́m, kiếm t́m trong vô vọng một người đàn bà (như là chị Vinh) cho riêng ḿnh. Ông đau đáu: “Tôi đă ṃn tay đi t́m người đàn bà cho riêng ḿnh, nhưng tôi chỉ có thể ôm mối tơ vương mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp thánh thiện của nàng thơ mà không sao với tới nàng được. Tôi vẫn ví t́nh yêu tựa như v́ sao cô đơn trên bầu trời. Tôi chỉ có thể ôm mối mộng mơ được chạm tay vào v́ sao kia, cho dù tôi sẽ bị thứ ánh sáng huyền diệu nhưng khốc liệt của t́nh yêu thiêu đốt. Có lẽ vậy mà thơ tôi luôn phủ một lớp sương buồn”.

Nếu so sánh Hán Quang Vơ đa t́nh, đa cảm... mẫn mê với thuở Lệ Quyên "thơm như hoa lan", giữa Ôn Như Hầu (tác giả Cung Oán Ngâm khúc) và Tự Đức (tác giả Ngự Chế Việt Sử tổng vịnh tập, luận ngữ Diễn ca) cách nhau một thế kỷ c̣n mập mờ tranh nhau h́nh ảnh Thị Bằng - "Đập cổ kính ra t́m bóng cũ/ Xếp tàn y lại để dành hơi" - th́ "Lá Diêu Bông" có lẽ tha thiết, nặng t́nh, bi thương hơn bội phần. Nếu so với tuổi yêu đương, có lẽ Hoàng Cầm đứng đầu danh sách nghệ sĩ.

Những người đàn bà có thật trong đời Hoàng Cầm

“Trong số những người đàn bà đi vào cuộc đời tôi, có năm cuộc t́nh măi khắc ấn sâu nặng nhất trong tâm hồn tôi, trong đó có một người đàn bà đă giũ áo bụi trần đi tu. H́nh bóng người đàn bà ấy vẫn hằn dấu trong những trang thơ của tôi ngày hôm nay "Cơi mê xưa đă trôi veo/ Nhớ chăng chẳng nhớ hồn theo bụi nào/ Có thời gái nhoẻn hồng đào... Đừng thương em nữa vui càng sinh đau/ Chuông thiền xa đổ nhịp mau/ Bóng anh thấp thoáng ch́m sau mai vàng" (“Thư cuối năm của người yêu xưa”)- thi sĩ Hoàng Cầm có lần kể như vậy.

5 bóng hồng trong cuộc đời thật của thi sĩ Hoàng Cầm có thể là: chị Vinh - mối t́nh đầu đẹp nhất của cậu bé mười hai tuổi và giờ đây chỉ có thể nói về chị bằng một câu ngắn ngủi thật buồn: “hồng nhan bạc mệnh”. Một người chị khác, với mối t́nh “Cây tam cúc”, từng sống ở Thủ Đức đă từng “gọi đôi cây trầu cay má đỏ, / Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em”.

Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai Kiều Loan, đă sinh hạ cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là mối t́nh lớn mà những thi sĩ đương thời thường hay trầm trồ thán phục, nhất là thuở trẻ bà c̣n là “mối t́nh si” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do số phận trắc trở, bà sang định cư ở Mỹ. C̣n bà Lê Hoàng Yến, người phụ nữ sau cùng và cũng là người đă sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đă mất mấy chục năm rồi.

Và Sông Đuống nghiêng nghiêng thật!

Bài thơ được nhiều người biết đến nhất là “Lá Diêu Bông”, nhưng “Bên kia sông Đuống” lại là kiệt tác của Hoàng Cầm

“Trong một đêm mất ngủ khi nghe quê hương bị giặc Pháp tàn phá, giết chóc, đột nhiên trong thế giới thinh không vẳng bên tai tôi ba câu thơ: "Em ơi buồn làm chi/ Anh đưa em về sông Đuống/ Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ”.

Tôi bèn ghi ngay lại và viết rất nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm đang cuồn cuộn dâng lên trong tâm thức. Sớm tinh mơ, tôi đun ấm nước chè xanh gọi Nguyên Hồng lúc ấy đang tập thể dục ngoài sân vào nghe bài thơ. Nguyên Hồng không làm thơ nhưng rất thích nghe thơ. Tôi mới đọc được năm câu, Nguyên Hồng đă khóc nức khóc nở, khóc dấm dứt. Nguyên Hồng mếu máo bảo tôi viết ra làm ba bản để anh đi in. Bẵng đi hai tháng sau, bài thơ được đăng trên tờ “Cứu Quốc”- Hoàng Cầm kể lại như vậy.

Với “Bên kia sông Đuống” Hoàng Cầm thực sự là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nh́n được “Sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Câu thơ ám ảnh nhiều thế hệ người Việt Nam ta, đến nỗi sau này, nghe nói cái ông Giáo sư Phan Ngọc “điên khùng” kia đă làm một cuộc đạp xe mấy chục cây số bên hữu ngạn sông Đuống và thừa nhận với thi sĩ Hoàng Cầm là sông Đuống nằm nghiêng thật. Đó cũng chính là cảm giác của nhiều Việt kiều khi về nước, nh́n xuống sông Đuống từ trên máy bay.

Và nếu như về địa lư, sông Đuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, và có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, th́ tôi tin lắm lắm là ông đă từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. “Bên kia sông Đuống”, “Đêm liên hoan”, kịch thơ “Kiều Loan” chính là những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.

9h30 ngày 6/05/2010 thi sĩ Hoàng Cầm đă yên nghỉ sau một cuộc hành tŕnh- t́m kiếm có cả hạnh phúc lẫn khổ đau.

Không! Tôi không tin Hoàng Cầm đă yên nghĩ. Ở đâu đó, cũng có thể là bên kia sông Đuống, ông đang bắt đầu một cuộc t́m kiếm mới và tôi tin lắm lắm cuộc kiếm t́m này chỉ có hạnh phúc chứ không có khổ đau.

Vâng, Hoàng Cầm đó, “… cầm chiếc lá/ đi đầu non cuối bể/ Gió quê vi vút gọi/ Diêu bông hỡi!../ - Ơi Diêu Bông!”.

Lê Thọ B́nh






 

 aka47
 member

 REF: 538108
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Thi Sĩ Hoàng Cầm ra đi là một mất mát lớn một nhân tài của Thi đàn Việt Nam.

Cho AK hỏi 1 câu thui...

Thi Sĩ Hoàng Cầm có làm thơ nâng bi Cách Mạng sau 1954 như Thi Sĩ Tố Hữu không vậy?

Xuân Diệu th́ có. Huy Cận cũng có... C̣n Thi Sĩ Hoàng Cầm AK chưa t́m thấy.

Không lẽ Thi Sĩ Hoàng Cầm không ở trong guồng máy cách mạng ...????

hihii





 

 sontunghn
 member

 REF: 538122
 05/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


"Người đàn bà đẹp" đẩy chiếc xe thơ Hoàng Cầm


“Ngày hai bữa cơm nghèo, mấy tấm áo quần đă sờn rách, một lũ con nhỏ dại lau nhau đi học, chơi đùa, đau ốm, tất cả tôi trao gánh nặng cuộc đời ấy cho người vợ”.


Đó là những ḍng Hoàng Cầm viết về người vợ cuối cùng của ông, bà Lê Hoàng Yến, khi nhớ lại những ngày gian nan thử thách thi nhân.

Vậy là thi sĩ Hoàng Cầm đă ra đi lúc 9h sáng 6/5/2010 tại Bệnh viện Việt Xô, Hà Nội. 88 năm sống yêu thương và được yêu thương, giờ Hoàng Cầm sắp được sum họp với bà Hoàng Yến, người vợ tần tảo đă cùng nhà thơ bước trong những ngày sóng gió. Xin đăng lại bài viết như một nén hương, cầu cho linh hồn ông an lạc chốn Thiên Thai.

“Em đâu? Ai xé hồn muôn mảnh”

Năm 1985, sau cuộc hành tŕnh suốt 30 năm đằng đẵng trên cơi tạm với nhà thơ, bà Hoàng Yến tạm biệt ông để đi vào cơi vĩnh hằng. Khi ấy, bà mới ngoài sáu mươi tuổi, nhà thơ vẫn chưa được “phục hồi” và vẫn sống trong cảnh “vô cùng nghèo đói, phải chạy ăn từng bữa một, từng dúm gạo một” cho cái gia đ́nh có đến hơn chục miệng ăn, như chính Hoàng Cầm kể lại.

Như chàng Ăng tê phải rời mặt đất, khi bà ra đi, Hoàng Cầm rơi vào những tháng ngày hoảng loạn và trầm cảm, như một thứ bệnh tâm thần. Nhà thơ kể lại: “Nghe một tiếng c̣i ôtô rít lên ở ngoài, đang ở trong nhà, th́ tự nhiên tôi co rúm lại, chui xuống gầm giường. Thậm chí, nghe tiếng giày lộp cộp cũng thấy sợ”. Măi đến năm 87, nhờ nhiều người bạn, ông mới dần dần hồi phục lại được sức khoẻ.

Bài thơ "Xa" ông viết khi bà mất rất cảm động:

Chim ǵ lảnh lót dăy tường rêu
Bấy nhiêu lá úa rơi ngơ ngác…
Em đâu? Ai xé hồn muôn mảnh
Tiếng mối tường bên xé tiếng mưa...
Đêm đêm hương khói, ngày không nói
Trang giấy vùng âm đắp ẩm êm

Tín đồ thơ và nàng thơ của Hoàng Cầm

Đầu ấp tay gối cùng nhà thơ suốt 30 năm, bà Lê Hoàng Yến đương nhiên là một tín đồ của thơ t́nh Hoàng Cầm. Bao nhiêu bản thảo của thơ ông, bà giữ hết. Các con bà vẫn nhớ những đêm mưa gió, nhà cửa hồi ấy lụp xụp, dột nát, bà lại lọ mọ chạy những bản thảo thơ ấy vào chỗ khô ráo.

Là tín đồ, đồng thời cũng là nàng thơ của Hoàng Cầm suốt mấy mươi năm, như nhà thơ tự nhận, ông viết về bà là nhiều nhất trong ba bà vợ. Đến lượt ḿnh, bà lại ru hai đứa con trai bà sinh cho ông bằng những vần thơ bất hủ: “Bên kia sông Đuống”, “Lá diêu bông”, “Mưa Thuận Thành”…

Từng là một diễn viên, mê thơ Hoàng Cầm từ ngày c̣n trẻ, nhưng khi về ở với nhà thơ, bà Yến đă là một góa phụ. Thật ra, bà Yến và người vợ hai, của nhà thơ, bà Tuyết Khanh, cũng từng có những ghen tỵ từ trước đó: Yến và bà Tuyết Khanh đă cạnh tranh nhau để đóng vai nàng Kiều Loan trong vở kịch thơ cùng tên nổi tiếng của Hoàng Cầm.

Được chọn cho vai diễn ấy, nhưng rồi, chính bà Khanh lại bỏ nhà thơ để ra đi, và suốt mấy mươi năm sau đó, bà Yến đă cùng nhà thơ đi giữa sân khấu cuộc đời cho đến ngày từ giă cuộc sống. Đời làm vợ của bà có thể gói gọn lại trong một câu thơ của chính Hoàng Cầm: “Tôi có người vợ nghèo, đời vất vả gieo neo…”

“Nhiều người nói tôi lấy bà Yến chỉ v́ bà đẹp quá”

Bà Hoàng Yến là người cuối cùng đến với Hoàng Cầm trong số ba người vợ chính thức. Thân sinh bà Yến vốn là một lang thuốc ở đất Hải Dương. Có lẽ, tính cách hiền thục và nhân hậu của bà Yến sau này, như mọi người quen biết kể lại, có ảnh hưởng nhiều từ cha ḿnh.

Bà, trước khi lấy Hoàng Cầm, đă là một thiếu phụ lúc mới 31 tuổi. Năm 1940, lúc vừa mười tám, bà kết tóc se tơ cùng một thầy giáo hay làm từ thiện, ông Đào Thiện Phỏng. Ông Phỏng nhà khá giả, có hẳn một khu nhà ở đối diện Nhà Đấu xảo (Cũng văn hóa Việt Xô bây giờ), trong nhà có người giúp việc, nên người vợ 18 tuổi thậm chí c̣n “không bao giờ phải vào bếp” như một người con kể lại và hay theo chồng đi làm từ thiện.

Nhà có nhiều học sinh của ông Phỏng trọ học, nên về sau cho thuê hẳn và chuyển sang phố Lư Quốc Sư, cho đến khi ông Phỏng mất đột ngột v́ nhồi máu cơ tim.

Lấy Hoàng Yến năm 1956, Hoàng Cầm, khi ấy là Trưởng đoàn Văn công Tổng cục Chính trị, vừa trở về từ chiến khu Việt Bắc sau kháng Pháp, với hành trang hôn nhân nặng gánh là hai đời vợ. Bà thứ nhất, Hoàng Thị Hoàn, được gia đ́nh cưới cho nhà thơ, trước khi qua đời v́ quá nhớ thương người chồng biền biệt những ngày chống Pháp, đă kịp sinh cho cho ông hai người con.

C̣n bà thứ hai, Tuyết Khanh, lọt vào mắt xanh của nhà thơ khi bà vào vai Kiều Loan trong vở kịch thơ cùng tên của ông một cách xuất sắc đến mức Nguyễn Huy Tưởng và Vũ Hoàng Chương phải khen “nắc nỏm”. Sinh cho nhà thơ cô con gái Kiều Loan, bà bị ốm nặng, phải “rời chiến khu về thành” chữa bệnh, rồi cuộc đời xô đẩy, bà đi lấy chồng khác. Năm 1954, bà ôm con, theo chồng vào Nam, rồi tới năm 1975, sang Mỹ.

Bà Yến là Y tá của Bệnh viện Yersin (nay là Bệnh viện Việt Đức) trong thời kỳ kháng Pháp, lại xinh đẹp tới mức vẫn được mệnh danh là hoa khôi của bệnh viện dù đă 5 con với chồng cũ, cho nên, khi Hoàng Cầm xách balô về ở với bà, rất nhiều người nói là nhà thơ "bị lừa".

C̣n theo như ông cựu Trưởng đoàn Văn công kể lại, th́ ngay từ lúc đó, rất nhiều người là cấp trên đă không ưa cuộc hôn nhân này, v́ bà Yến được xếp vào loại công chức cũ và họ nghĩ, nhà thơ lấy bà chỉ v́ mê sắc đẹp. Và điều này, theo nhà thơ, chưa chắc đă không liên quan ǵ đến vụ Nhân văn – Giai phẩm sau này…

(C̣n tiếp)
Mời đón đọc kỳ sau: Nước mắt không tàn phá nàng thơ
Hà Thế Lực


 

 ladieubongg
 member

 REF: 538253
 05/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Vĩnh Biệt Hoàng Cầm

Người đă ra đi để lại đây
Diêu Bông Chiếc Lá / Khối T́nh Đầy
Muôn đời bất diệt trong trang sử
Măi thắm như màu Lá chẳng phai….


LDB






 

 sontunghn
 member

 REF: 539487
 05/13/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Bạn văn tiễn Hoàng Cầm về "một cơi mơ khác"

- Nguyện cầu ông thanh thản trên hành tŕnh gặp lại các nhân vật ông từng sáng tạo với rất nhiều yêu thương: Phi Khanh, Nguyễn Trăi, Mỵ Nương - Trương Chi, Kiều Loan".

Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: Cú ngă trên bờ cát "Sông Đuống nằm nghiêng"

Có một khoảng thời gian từ 1988 đến hết 1990, thời gian biểu trong tuần của tôi bao giờ cũng có ba ngày bất di, bất dịch. Một ngày dành cho Hoàng Cầm. Một ngày dành cho Văn Cao. Một ngày dành cho Đặng Đ́nh Hưng. Sau khi ông Hưng mất (cuối 1990), hai ngày kia vẫn tuần tự như thế. Sau khi Văn Cao mất (10/7/1995), ngày tôi sang với Hoàng Cầm, th́ ngày khác, Hoàng Cầm lại đến 51 Trần Hưng Đạo uống với tôi.

Hoàng Cầm đa cảm, đa t́nh và tính rất hiền lành. Ông đùa vui với bọn tôi rất thoải mái, chẳng phân biệt ǵ sự chênh lệch tuổi tác. Ông nói: “Các em chính là nơi chia sẻ của tôi. Nhờ các em mà tôi thấy ḿnh trẻ lại”. Cái sự trẻ lại của Hoàng Cầm thể hiện trong sống, trong yêu rơ lắm.

Mùa xuân 1993 Ất Dậu, sau khi Hoàng Cầm bước qua tuổi “nhân sinh thất thập” xưa nay hiếm, chúng tôi đưa Hoàng Cầm về quê làm phim. Nhóm làm phim thuê một chiếc xe ngựa đưa nhà thơ xứ Kinh Bắc ngược về quá văng đời ông. Chỗ nào ông cũng rưng rưng. Đến Như Thiết (Việt Yên - Bắc Giang), ông tần ngần nh́n cánh đồng nơi ông đă lẽo đẽo đi theo bà chị “Diêu bông” một thời. Xa hơn chút nữa, ông lại hồi nhớ bà chị “Tam cúc”.

Cứ thế chúng tôi rong ruổi dọc Kinh Bắc. Tới khi đến bờ bên này sông Đuống, nơi có miếu Hai Cô được viết trong truyện thiếu nhi “Bí mật miếu Hai Cô”, chưa kịp ngăn th́ Hoàng Cầm chạy như hút về “Sông Đuống nằm nghiêng” bởi một ma lực mạnh mẽ. Bờ cát đă chẳng chiều tuổi già. Chạy lao xuống sông được vài bước th́ Hoàng Cầm ngă quỵ v́ cát dày quá.

Cú ngă không đau trên cát nhưng h́nh như chạm phải cái đau ǵ rất sâu trong Hoàng Cầm. Ông vừa cười, vừa nhăn mặt, vừa rơm rớm. Trông ông lúc ấy chẳng khác nào một cậu bé.

Mùa hè 1999 Kỷ Măo, chúng tôi lại đưa Hoàng Cầm vào Quy Nhơn, nơi xưa người Chăm chọn làm Kinh thành để ông ngẫm nghĩ lại câu thơ trong “Về Kinh Bắc”: “Hỡi ơi Chiêm Thành sao không nói - Người ta lo dựng nghiệp lâu dài - Ai lo cưới chồng công chúa mồ côi...”.

Ở Quy Nhơn, Hoàng Cầm rất vui khi gặp nhạc sĩ Trần Hinh và kỹ sư Trần Bộ. Bộ có một cái rẫy lớn ở trong Băi Dại. Các anh cử một nàng khá xinh đẹp đến nơi Hoàng Cầm ở để “đèo” ông vào băi.

Luống cuống trước bóng hồng, Hoàng Cầm ngồi ngay lên xe đằng sau nàng và “vun vút bóng câu” đến nỗi quên rằng không kịp mang theo hàm răng giả và quần áo bơi. Vào Băi Dại, không có răng giả Hoàng Cầm đành chịu húp cháo và cười bẽn lẽn khi anh em trêu. Không có quần áo bơi, ông ra biển “tắm tiên” và cứ thế thả ḿnh trong thiên nhiên với tấm thân “nuy” hoàn toàn.

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường: Hoàng Cầm ơi!

Sau khi Hoàng Cầm được "cởi trói", giáp Tết Kỷ Tỵ (cuối năm 1988), hai chúng tôi đă có một chuyến đi vào TP.HCM trong hai tháng. Đầu tiên, chúng tôi bàn nhau đi dọc Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, rồi TP.HCM nhưng do trận băo năm đó nên chỉ tới được TP.HCM, Mỹ Tho (Tiền Giang) và Vũng Tàu. Một trong những mục đích của chuyến đi là in một cuốn thơ của Hoàng Cầm, tại NXB Trẻ...

Hai tháng ở với nhau trong Nam, rất nhiều đêm thơ Hoàng Cầm được tổ chức. Dường như, trong đó, họ chờ đợi Hoàng Cầm từ lâu lắm rồi. Chính Hoàng Cầm cũng đă nói: "Phải, chuyến đi này đối với ḿnh là một vụ gặt bội thu về t́nh cảm - t́nh cảm bạn hữu, cả bạn cũ lẫn bạn mới, và t́nh cảm công chúng.

Và trong cái nồng ấm ấy, hơn hai tháng trời vèo qua như một giấc mơ đẹp. Ḿnh đă chẳng có lần nói với Dương Tường - h́nh như bữa ấy có cả một số bạn bè khác - rằng: "Lúc này ḿnh là người sung sướng nhất thế gian" đó sao?

Đêm thơ ở Nhà văn hóa Thanh Niên, TP.HCM, ngay trước khi khai mạc khoảng nửa tiếng, Hoàng Cầm bị một cơn "sốc", gần như ngất xỉu. Những người yêu mến anh đă đỡ ông vào nơi kín gió, chạy đi kiếm thuốc và dầu xoa. May sao, anh hồi lại khá mau. Tôi từng gọi đó là trạng thái siêu nhạy cảm.

Bởi như anh nói: "Hơn 30 năm không ra mắt một đám cử tọa đông, ḿnh bị mất thói quen. Có lúc ḿnh nghĩ giá khi nào đi khỏi thế giới này, ḿnh cũng ở trong trạng thái như vậy".

Giờ th́ anh đă rời khỏi thế giới này. Nhưng, tội nghiệp anh, tôi không dám chắc vào lúc 9h12 sáng 6/5/2010 ấy, anh có ra đi trong trạng thái như vậy không, Hoàng Cầm ơi!

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Người đă t́m về cơi mơ khác

9h12 ngày 6/5/2010 thi sĩ Hoàng Cầm đă ra đi sau chặng đường dài 88 năm bền bỉ đánh giặc và viết, yêu và viết, sống và viết. Cầm bút từ năm 15 tuổi, 18 tuổi có Hận ngày xanh, bông sen trắng (1940) đă làm ngạc nhiên giới văn bút nước nhà; 20 tuổi có Hận Nam Quan (1942) vở kịch thơ lịch sử, tiếng vọng đắng cay và bi tráng nơi biên cương phía Bắc vẫn c̣n nguyên giá trị tận ngày nay. Cho đến cuối đời ông c̣n cho ra 99 t́nh khúc (2007) trước khi trút hơi thở cuối cùng để đi về cơi Thiên Thai.

Suốt cuộc đời thi sĩ chỉ gói gọn trong hai chữ t́m và về. Ông t́m về nơi ông sinh ra, nơi trọn đời ông nhớ thương day dứt: Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc/ Chiều xưa giẻ quạt voi lồng/ Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc/ Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông...

Ông t́m về Bên kia sông Đuống: “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” nơi ông đánh giặc và yêu. T́m về với chính tuổi thơ ông: Ta con chim cu về gù rặng tre/ Đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng/ Đưa mây lành những phương trời lạ/ Về tụ nóc cây rơm. Và t́m cả những ǵ không có, những ǵ chỉ có trong giấc mơ như chiếc lá diêu bông kia: Từ thuở ấy/ Em cầm chiếc lá/ Đi đầu non cuối bể./ Gió quê vi vút gọi /Diêu Bông hời... / ới Diêu Bông!

Ông về nơi cơi thực, t́m nơi cơi mộng. Cũng giống như Trần Dần và biết bao thi sĩ thế hệ của ông - Mỗi người thăm thẳm một chiêm bao (thơ Trần Dần). Cuộc kiếm t́m của khát vọng tự do: Người sau kẻ trước lao vào giặc/ Giữ vừng ngh́n thu một giống ṇi; Của khát vọng làm người tự do: Ta con bê lạc ráng chiều xanh/ Đi măi t́m sim chẳng chín; của những mặc cảm Oedipe, những cơn khát của t́nh yêu: Váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng...

T́m và không thấy không có, hoặc thấy đấy có đấy nhưng không phải của ḿnh, măi măi không. Như hạnh phúc vậy, ta vẫn đi t́m suốt đời tóm lại vẫn chỉ là một giấc mơ, đó là bi kịch người cũng là bi kịch thi sĩ thế hệ ông. Phùng Quán đă ra đi, rồi Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan và bây giờ đến lượt ông. Giống như thời kháng Pháp ông đă từng thảng thốt kêu lên: Trong tiểu đội của anh/ Những ai c̣n ai mất?/ Không ai c̣n, ai mất/ Ai cũng chết mà thôi.

Những ông không chết, cũng như Phùng Quán, Trần Dần, Lê Đạt, Hữu Loan… không ai chết cả. Tất cả chỉ chấm dứt một cơi mơ này để t́m về một cơi mơ khác.


Nhà thơ Hoàng Cầm: Ra đời nơi sương khói

Mấy ngày đầu tháng 5/2010, Hội Nhà văn VN đau ḷng tiễn đưa hai hội viên sáng lập Hội cùng họ: Hoàng Công Khanh (5/5) và Hoàng Cầm. Không biết có cùng lá số tử vi không mà họ c̣n có mấy điểm chung:

- Cùng sinh năm 1922

- Cùng là người đa tài: làm thơ, viết kịch, viết văn…

- Cùng có một lư lịch cuộc đời tương tự: Tuổi trẻ oai hùng, trung niên lận đận, hậu vận hanh thông.

Điều an ủi, về cuối đời, tác phẩm hai ông được xuất bản, kịch bản được dàn dựng.

Hoàng Cầm có Kịch thơ Kiều Loan (Nhà hát Tuổi Trẻ)

Hoàng Công Khanh có Kịch thơ Bến nước Ngũ Bồ (Nhà hát cải lương Trung Ương) và Cung phi điểm bích (Nhà hát cải lương Trung Ương)

Ngày 4/5, ông c̣n ôm tập Vua đen vừa tái bản đi tặng bạn văn xa gần! Sự ra đi của ông thật nhẹ nhàng

Hoàng Cầm không được như thế!

Ngoài 70, trong tự bạch ông viết:

Ra đời nơi sương khói/ Ḍng Tiêu tương đam si
Mỵ Nương nghe vời vợi/ Đắm đuối niềm Trương Chi



Tắm ba ḍng trong đục/ Sông Thương thường ly thương
Sông Cỗu lơ thơ hát/ Sông Đuống se nghiêng buồn

Và ông kết: Liệu c̣n chăng hoạn nạn?

U, ơ…ời…..ơi ….a

Thế mà hoạn nạn xảy ra thật: Đầu năm 2004 ông bị ngă, găy chân, phải treo ḿnh trên tầng 5 căn nhà trong ngơ vắng cạnh Nhà thờ lớn Hà Nội và Đền Lư Quốc Sư.

Có lẽ cái tên đă vận vào cuộc đời.

Bút danh Hoàng Cầm là tên một vị thuốc đắng, nên cuộc đời nhà thơ xem ra ngọt bùi ít mà đắng cay th́ lại nhiều. Những năm sau giải phóng, trong căn nhà cũ, chỗ trú thân của ông là một căn gác xép, hầm hập nóng mùa hè, mà lại buốt giá về mùa đông. Thế mà nơi ấy đă là cái thiên đường bao năm ông ao ước được trở về!

Nhưng điều lạ là nguồn thơ của ông luôn trong trẻo, thơm mát, ngọt ngào, tha thiết t́nh quê, đằm thắm t́nh yêu, ấm áp t́nh người, nặng ḷng với nước. Cả trong văn, trong kịch, viết chuyện xưa, cũng như kể chuyện đời ḿnh, không bợn một chút oán hận, cay đắng.

Được nuôi dưỡng từ nền văn hóa thâm hậu cố đô Luy Lâu, nhưng cả trong những năm bị cách ly với sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ông đă đắm ḿnh trong kho báu kư ức quá khứ của xứ sở để ghi chép cho chúng ta một tập thơ ngoại cỡ về ư trí và h́nh thức: Về Kinh Bắc. Những ai mai sau c̣n quan tâm tới dân tộc và hiện đại chắc sẽ t́m thấy ở đây một mẫu mực.

Mà sự nghiệp của ông cũng không chỉ có thế.

Với những ǵ đă sáng tạo trong 80/89 năm trần thế ở một chặng lịch sử cam go mà oanh liệt, từ lâu Hoàng Cầm đă loại cái chết ra khỏi tên tuổi của ḿnh.

Nguyện cầu ông thanh thản trên hành tŕnh gặp lại các nhân vật ông từng sáng tạo với rất nhiều yêu thương: Phi Khanh, Nguyễn Trăi, Mỵ Nương - Trương Chi, Kiều Loan.

Ngô Thảo



 

 sontunghn
 member

 REF: 547408
 06/24/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Từ t́nh yêu chị em đến ảo vọng lá Diêu bông

- Trong vương quốc t́nh yêu tôn giáo của Hoàng Cầm, t́nh cảm chị em cũng được nhà thơ khai thác v́ quan hệ này bao hàm được hai khía cạnh đặc trưng cho mỹ tục của vương quốc này là: cái rạo rực của giới tính và sự ngưỡng mộ thành kính của người trên.



Từ t́nh yêu chị em đến ảo vọng về chiếc lá Diêu bông


Cái nhập nhằng bối rối đan xen đáng ngờ này luôn luôn được kích thích bởi cơ chế ú tim trốn t́m và đuổi bắt cuả t́nh yêu, nhưng mặt khác chưa bao giờ nó bị sa ngă trong nhục dục trần thế vô luân, bởi quan hệ chị em này luôn bị quản lúc bởi cơ chế gián cách hoá, thanh cao hoá, tôn giáo hoá, vĩnh cửu hoá, hư vô hoá của vương quốc lạ lùng kia.


Bài thơ Lá diêu bông là biểu hiện rơ nét nhất của cơ chế gián cách thanh cao hoá và tôn giáo hoá ấy.

Đúng là đứa em trai vị thành niên trong Lá diêu bông cũng như trong loạt thơ ở phần Chị và Em có một ham muốn làm chồng, nhưng đó không phải là ham muốn giả tạo và tục tĩu như có người nhận xét, mà trái lại đó là ham muốn trong sáng thơ ngây, nhuốm màu cổ tích trong một tṛ chơi. Cái tṛ chơi làm vợ làm chồng ở tuổi ấu thơ ai chẳng từng qua, nhưng khi sắm vai thành thực trong tṛ chơi đó những cô bé, cậu bé lên năm lên mười đâu có ǵ nhục dục, tối tăm?

Vả chăng cái khát vọng làm chồng của một cậu bé thiếu nhi chỉ có thể là khát vọng hấp thụ từ thần thoại và cổ tích. Trong truyện cổ tích luôn luôn diễn ra cái hành tŕnh những chàng trai tuấn tú tài ba được lấy công chúa xinh đẹp trở thành pḥ mă sau những cuộc thi tài hay chiến công. Làm ǵ có quan hệ t́nh dục thuần tuư, yêu để mà yêu trong thần thoại và cổ tích ?

Vậy nên, cái khát vọng làm chồng nếu có nảy nở trong tâm trí đứa em trai bé bỏng th́ đó cũng là cái khát vọng thiêng liêng trong tâm thức tổ tiên truyền lại nuôi mầm anh hùng và sáng tạo trong dáng dấp một ước mơ trần thế của b́nh dân. Đó cũng là sự hoá thân, hiện thân của khát vọng đổi đời thầm kín trong tâm thức những con người lao động lam lũ khổ nghèo bao năm bị áp bức và dày xéo.

Người chị hồn nhiên chấp nhận tṛ chơi vợ chồng và khát vọng ngây thơ của trẻ dại, nhưng chị không thể sa đà vào tṛ chơi nguy hiểm ấy v́ luật pháp của vương quốc t́nh yêu tôn giáo luôn luôn chi phối chị. Chị phải chối từ những khát vọng của người em bằng một t́nh huống giả:

"Chị bảo
Đứa nào t́m được lá diêu bông
Từ nay ta lấy làm chồng" (tr.30).

Tạo ra một sự kiện giả, để đẩy người em trai vào cuộc kiếm t́m vô vọng đó không phải là lừa dối, mà là sự từ chối khéo bằng ḷng trắc ẩn, là lăng mạn hoá t́nh yêu. Đó cũng là cơ chế gián cách hoá, tôn giáo hoá, biến cái ham muốn t́nh dục thành sự t́m kiếm có tính chất tôn giáo - thực chất là ảo mộng hoá t́nh dục để t́nh dục giữa em và chị vĩnh viễn không bao giờ có thể xảy ra.

Rơ ràng, trong bài thơ Lá diêu bông Hoàng Cầm đă sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật để thanh cao hoá, tôn giáo hoá quan hệ chị em nhằm thể hiện một cách tế nhị những bối rối và giữ ḿnh thầm kín của người phụ nữ trước sự hồn nhiên thơ ngây của đứa trẻ trai. Đó cũng là bằng chứng của sự nhất quán trong cảm xúc thẩm mỹ của nhà thơ.

Trong bài "Tắm đêm" Hoàng Cầm nh́n thân thể người phụ nữ bằng cái nh́n thương cảm, cảm nhận được cái "bủn rủn" của người con gái nông dân lao động khi nước lạnh xối vào những vết sẹo trên người dấu tích của chuỗi ngày gánh gạo và chở nứa vượt ghềnh:

"Tung toé gội đầu trăng nước giếng
Mát lùa kẽ tóc
C̣n bủn rủn sẹo ngang sẹo dọc
Vắt áo nghe thầm tiếng vải kêu" (tr.15).

Tiếng vải kêu ở đây là tiếng kêu thương của số phận người con gái mà nhà thơ lắng nghe được trong đêm.

Một cái nh́n văn hoá không bao giờ chấp nhận dừng lại ở những hành vi hời hợt bề ngoài, mà phải vươn tới cảm thông với thân phận của con người đằng sau hành vi ấy. Các cụ ta xưa đă chẳng từng "thoát y" trong ca dao đó sao:

"Sáng trăng suông em tưởng tối trời
Em ngồi em ngỏ cái sự đời em ra
Sự đời như cái lá đa
Đen như mơm chó chém cha sự đời!"

Bản chất thẩm mỹ của câu ca dao sexy này là sự bi phẫn của người lao động trước sự đời éo le, đen tối và ngang trái thời phong kiến. Cách nói sex chỉ là thao tác tu từ học nhằm nhấn mạnh sự khinh miệt và giễu cợt trước xă hội mà thôi. Đó là một tiếng chửi đời nghệ thuật, mượn cái tục của sex để thanh cao hoá cái tục của ḷng bi phẫn. Trong "99 t́nh khúc" Hoàng Cầm đă mượn những yếu tố thể chất có mầu sắc sex và ma quái để diễn tả t́nh yêu mănh liệt và t́nh thương sâu sắc với người t́nh trong những cảnh huống khác nhau.

Đỗ Minh Tuấn


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network